Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 8 Cánh diều ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 cánh diều ( đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CD

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Câu 1 (1.0 điểm): Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ láy trong bài thơ.

Câu 3 (1.0 điểm): Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì?

Câu 4 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong câu thơ: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm) Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tế Xương để thấy được bức tranh xã hội rối ren thời bấy giờ.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

1.0 điểm

Câu 2

  • Các từ láy trong bài thơ: lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia

1.0 điểm

Câu 3

- Tác giả bộc lộ tâm trạng:

+ Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng còn hoang sơ

 + Thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.

1.0 điểm

Câu 4

- Điệp ngữ “chen”

- Làm nổi bật sự hoang sơ của Đèo Ngang

1.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương để thấy tình trạng xã hội rối ren lúc bấy giờ.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về nhà thơ Trần Tế Xương, ông là một nhà thơ tài hoa, ông có nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng mang tính trào phúng và châm biếm đặc sắc.

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính.

  1. Thân bài

  • Hai câu đề

+  Hai câu đề nói về sự kiện: Theo truyền thống Việt Nam thì khoa thi Hương diễn ra ba năm một lần. Sự kiện tưởng như không có gì thú vị và đặc biệt, có thể thấy nó giống như một thông báo, một thông tin rất đỗi bình thường

+ Tác giả sử dụng từ “lẫn” đã thành công trong việc thể hiện sự ô hợp, nhốn nháo và hỗn độn của kỳ thi. Đây cũng chính là điều bất thường mà Trần Tế Xương muốn nói đến.

+ Hai câu đề được viết theo kiểu câu tự sự, nó kể lại một kì thi với tất cả những sự hỗn độn, nhốn nháo và thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời, khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.

–  Hai câu thực

+ Hình ảnh các sĩ tử được khắc họa cực kỳ chân thật: lôi thôi, vai đeo lọ. Nhìn chung thì các sĩ tử đi thi đều có dáng vẻ luộm thuộm và nhếch nhác.

+ Hình ảnh quan trường được Tú Xương diễn tả: Miệng thét loa, ậm ọe. Những tên quan trường ra oai, hống hách, nạt nộ nhưng đó là cái oai giả tạo.

+ Ở hè cầu thực Trần tế Xương đã sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình như ậm ọe, lôi thôi. Sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đối câu nhằm diễn tả sự nhốn nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi. Mặc dù đây là một kỳ thi Hương quan trọng của nhà nước nhưng các sĩ tử và quan trường lại không nghiêm túc. Cảnh trường thi qua cái nhìn của Trần Tế Xương là sự suy vong trầm trọng của một nền học vấn, phản ánh sự lỗi thời của đạo Nho nước ta thời bấy giờ

  • Hai câu luận

+ Tâm trạng và thái độ của Trần Tế Xương đối với cảnh tượng trường thi. Trần Tế Xương ngao ngán, đau xót trước sự sa sút của đất nước ta thời bấy giờ. Tác giả bày tỏ thái độ mỉa mai, phẫn nộ đối với chế độ thi cử đương thời. Hai câu kết trong tác phẩm như một lời nhắn nhủ đối với các sĩ tử, để họ biết về nỗi nhục khi mất nước.

III. Kết bài

  • Cảm nhận và đánh giá chung về tác phẩm

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

 

 

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

0

1

 

 

 

 

0

1

0

2

2

Viết

 

 

 

 

0

1

 

 

0

1

6

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

2

0

1

0

6

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

2.0 điểm

20%

1.0 điểm

10%

6.0 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-  Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1,2

 

Thông hiểu

 

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C3

 

Vận dụng cao

  • Nhận biết biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó

1

 

0

 

 

C4

 

 

 

 

VIẾT

1

0

 

 

 

 

Vận dụng 

 Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

 

C1 phần tự luận

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net