Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ Văn 8 Cánh diều ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 8 cánh diều ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CD

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu

Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội

Bao giờ trở lại?

Phố phường xưa gạch ngói ngang đường

Ôi hôm nay họ nhớ mái nhà hoang

Bức tường điêu tàn ngày xưa trấn ngự

Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa

Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng

Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng

Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm

Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa

Mái đầu xanh thề mãi đến khi già

Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại

Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội

Trở về, trở về, chiếm lại quê hương

Nguy nga sao cái buổi lên đường

Súng chuốt gươm lan, mắt ngời sáng quắc

A ha! nhà xiêu mái sập

Xác oan cừu ngập lối chân đi

Gạch ngói xưa mừng đón gót lưu ly

Bước căm giận xéo quân thù lớp lớp

Mịt mù khói ngợp

Cờ máu huy hoàng

Phất nắng

Ôi bài chiến thắng reo vang.

( Ngày về - Chính Hữu)

Câu 1 (1.0 điểm): Từ lời thề của chiến sĩ hà thành, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý thức sống của bản thân?

Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Mái đầu xanh thề mãi đến khi già

Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại

Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội

Trở về, trở về, chiếm lại quê hương

Câu 3 (2.0 điểm): Từ bài thơ “Ngày về”, em hãy viết một bài luận ngắn về sứ mệnh của thế hệ trẻ với đất nước ngày nay.

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh từ đó nêu nhận xét về người anh hùng Quang Trung.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

-  Từ lời thề của chiến sĩ Hà thành, em thấy chúng ta - những người đang được sống trong thời đại hào bình, hạnh phúc nên thấy biết ơn và trân trọng công sức cũng như biết bao sự vất vả, khó khăn và hy sinh của các chiến sĩ cách mạng xưa để bảo vệ cho Tổ quốc. Qua đó, nên nhận ra những trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.0 điểm

Câu 2

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

+ Ẩn dụ qua hình ảnh “mái đầu xanh” – chỉ những con người trẻ tuổi, những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng ra đi từ thủ đô để bảo vệ đất nước.

+ Phép điệp ngữ qua cụm từ “trở về” được lặp lại 2 lần trong câu thơ “trở về, trở về chiếm lại quê hương”

- Tác dụng của phép tu từ:

+ Khẳng định khát vọng cống hiến và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, từ khi mái tóc còn “xanh” cho tới khi về già, mái tóc đã điểm hoa sương, phơi sóng gió của cuộc đời.

+ Điệp ngữ “trở về” lặp lại như một điệp khúc nhấn mạnh khát khao, ý chí của con người – những người con của thủ đô, ra đi một ngày và trở về giành lại đất mẹ.

1.0 điểm

Câu 3

-  Bài viết cần có các ý cơ bản sau:

+ Sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng và sự nghiệp giải phóng dân tộc

+ Dám đương đầu với khó khăn thử thách

+ Đặt yêu cầu về ý thức sống trong mối tương quan giữa xưa và nay, giữa thời chiến và thời bình để nhấn mạnh trách nhiệm và ý thức của thanh niên thế hệ trẻ ngày nay

+ Các chiến sĩ xưa dũng cảm xả thân mình

+ Thời đại ngày nay, xã hội thái bình: cần học tập rèn luyện ,phấn đấu xây dựng đất nước

+ Sống bản lĩnh, kiê quyết đấu tranh loại trừ những biểu hiện tiêu cực, cảnh giác trước những âm mưu của kẻ thù.

+ Bài học thiết thực và chân thành của người viết.

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh từ đó nêu nhận xét về người anh hùng Quang Trung.

 Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Mở bài

  • Giới thiệu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí và hình tượng vua Quang Trung.

  1. Thân bài

a. Quang Trung là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.

+ Ngay khi nghe tin giặc đã chiếm một vùng đất lớn của ta, Quang Trung không hề sợ hãi, định cầm quân đi ngay.

+ Nghe lời khuyên từ quần thần, Quang Trung quyết định lên ngôi vua → quyết định hết sức sáng suốt, có ý nghĩa quan trọng.

+ Đối với mỗi đối tượng ông đều có khen chê rõ ràng để mỗi cá nhân nhận ra khuyết điểm của mình → thu phục nhân tâm, ai nấy đều phải tâm phục, khẩu phục.

b. Quang Trung còn là người có tư tưởng quyết chiến, quyết thắng và có tầm nhìn xa, trông rộng

+ Ngay khi khởi binh Quang Trung đã kiên quyết khẳng định chỉ trong vòng mười ngày có thể lấy lại kinh thành Thăng Long.

+ Ông nhận ra bản chất thâm độc của kẻ thù, vì vậy, ông đã tính sẵn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng, để đảm bảo cho dân ta có cuộc sống yên ổn, bình phục lại sau chiến tranh.

→ Quang Trung quả là một vị vua tài trí, tâm sáng, không chỉ lo giành độc lập mà còn lo đến đời sống nhân dân, đến việc xây dựng đất nước sau này.

c. Tài mưu lược và tài dụng binh

+ Trước khi xuất quân ra Bắc ông đã mở tiệc khao quân và hẹn mùng bảy sẽ gặp lại ở thành Thăng Long: lời tiên đoán thần kì dựa trên sự tính toàn tài tình và phương lược có sẵn của vua Quang Trung.

+ Chớp thời cơ vào đúng ngày tết Nguyên Đán để tiến đánh quân Thanh, ông đã tạo ra một cuộc hành quân thần tốc có một không hai trong lịch sử.

+ Ông tổ chức trận đánh hết sức linh hoạt, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều cánh quân, cách đánh.

+ Trong từng trận đánh Quang Trung vận dụng hết sức linh hoạt các binh pháp khác nhau, chỉ đến ngày mùng năm tết ông đã dẹp sạch bóng quân thù trên bờ cõi nước ta, sớm hơn cả những gì ông đã dự tính từ trước.

→ Xây dựng nhân vật Quang Trung, tác giả đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa, kết hợp tự sự, miêu tả một cách hợp lí, chân thực, sinh động. Khắc họa chân dung vị anh hùng rõ nét với tính cách quả cảm, dũng mãnh, tài dùng binh như thần.

  1. Kết bài

  • Khái quát lại vẻ đẹp của nhân vật Quang Trung đồng thời nêu ý nghĩa của văn bản.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

 

 

0

1

 

 

 

 

0

1

1

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

8

Tổng số câu TN/TL

0

0

0

1

0

2

0

1

0

4

10

Điểm số

0

0

0

1

0

8

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

0 điểm

0%

1.0 điểm

10%

8.0 điểm

80%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông hiểu

 

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C1

 

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

  • Thông điệp từ văn bản

1

0

 

C3

 

Vận dụng cao

  • Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ cũng như tác dụng của biện pháp đó.

 

 

1

 

 

 

0

 

 

 

C2

 

 

 

 

VIẾT

1

0

 

 

 

 

Vận dụng 

 Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

 

C1 phần tự luận

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net