Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ Văn 8 Cánh diều ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 8 cánh diều ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CD

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỷ niệm trong tôi

Rơi như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những bài hát còn xanh

Và đôi mắt em như hai giếng nước.

(Theo Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, 1996, tr.80)

Câu 1 (1.0 điểm): Hai dòng thơ đầu gợi lên điều gì? Nêu ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh chiếc lá.

Câu 2 (1.0 điểm): Các câu “Kỉ niệm trong tôi/ Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” dùng biện pháp tu từ gì ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh/chị, chúng ta cần làm gì khi ý thức được sự trôi chảy của thời gian.

Câu 4 (1.0 điểm): Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ 

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích bài thơ Mời trầu để làm rõ tư tưởng của Hồ Xuân Hương.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

-  Ý nghĩa của hai dòng thơ đầu: Cảm nhận về dòng chảy của thời gian, tác động nghiệt ngã của thời gian với con người và sự sống. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng tài tình trong hai câu thơ. Vốn dĩ thời gian là thứ trừu tượng, vô hình nhưng được chuyển đổi thành hình khối, dáng điệu có thể chạy xuyên qua kẽ tay con người

=> Tăng thêm khả năng tưởng tượng của con người về sự chảy trôi của thời gian và tác động của nó tới mọi thứ xung quanh.

- Nêu ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh chiếc lá: Biểu tượng cho thiên nhiên và sự sống.

1.0 điểm

Câu 2

- Câu thơ sử dụng phép tu từ so sánh “kỉ niệm trong tôi rơi” giống như “tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn”

- Tác dụng:

+ Gợi hình ảnh: Giếng cạn là giếng không còn nước, chỉ còn trơ lòng giếng, sỏi ném xuống lòng giếng toàn bùn, cát liền bị lấp đầy, không còn nghe thấy hay vang vọng lại điều gì. Những kỉ niệm trong lòng nhân vật tôi theo thời gian cũng vậy, vô tăm tích, không còn âm thanh giống như viên sỏi kia.

+ Gợi cảm xúc: tiếc nuối, bâng khuâng, vô định.

1.0 điểm

Câu 3

-  Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách nhưng nhưng dù cách nào cũng cần ngắn gọn, có quan điểm riêng, tránh diễn đạt chung chung hoặc hô hào khẩu hiệu sáo rỗng. Có thể tham khảo một số ý nghĩa được đúc rút sau đây:iii

- Biết quý trọng thời gian, trân trọng những gì đang có.

- Sử dụng quỹ thời gian hiệu quả.

- Sống trọn vẹn, có ý nghĩa trong từng phút giây của cuộc đời.

- Lưu giữ giá trị của bản thân để nó trường tồn và nối tiếp ở thế hệ sau, khuất phục thời gian.

1.0 điểm

Câu 4

Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: sức mạnh của thời gian và giá trị đích thực của những điều vĩnh hằng.

+ Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người, làm cho vạn vật khô tàn, héo úa. 

+ Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.

1.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích bài thơ Mời trầu để làm rõ tư tưởng của Hồ Xuân Hương Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Đặt vấn đề

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, đôi nét về tác phẩm 

  1. Giải quyết vấn đề

- Ý nghĩa nhan đề “Mời trầu”.

- Hình ảnh miếng trầu quả cau nhỏ bé như chính số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

- Lời khẳng định bản thân, tuyên bố chủ quyền của thi sĩ.

- Câu nói giao duyên, tự đi tìm hạnh phúc, tự se duyên cho chính mình.

3. Kết vấn đề

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm qua những câu thơ bình dị, giàu tính nhân văn mà nhà thơ Hồ Xuân Hương thổ lộ.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

2

 

 

 

 

0

3

3

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

 

0

1

6

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

2

0

1

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

2

0

6

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

2.0 điểm

20%

6.0 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-  Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

 

Thông hiểu

 

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

2

0

 

C3,4

 

Vận dụng cao

  • Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ cũng như tác dụng của biện pháp đó.

 

1

 

 

0

 

 

C2

 

 

 

 

VIẾT

1

0

 

 

 

 

Vận dụng 

 Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

 

C1 phần tự luận

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net