A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Dưới thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí như thế nào?
A. Trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
B. Suy giảm vai trò, vị trí so với trước đây.
C. Trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của triều đình nhà Lê sơ.
D. Không còn nhận được sự ủng hộ của nhân dân Đại Việt.
Câu 2. Đối với vùng dân tộc thiểu số ở phía bắc, vua Minh Mạng:
A. Thiết lập chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng.
B. Bãi bỏ cấp tổng như ở miền xuôi.
C. Bãi bỏ chính sách đặt lưu quan (quan lại người Kinh).
D. Đổi các bản, sách, động thành xã.
Câu 3. Bộ máy hành chính cấp địa phương dưới thời vua Lê Thánh Tông gồm các cấp nào?
A. Đạo – phủ - huyện – xã – thôn.
B. Đạo – phủ – huyện – hương – xã.
C. Đạo thừa tuyên – phủ – huyện – châu – xã.
D. Đạo – phủ - huyện – châu – xã.
Câu 4. Ông được coi là vị vua “sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr.387). Ông là ai?
A. Minh Mạng. | B. Lê Thánh Tông. | C. Hồ Quý Ly. | D. Tự Đức. |
Câu 5. Các cơ quan có vai trò đặc biệt trong bộ máy nhà nước thời Minh Mạng là:
A. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện.
B. Hàn lâm viện, Quốc tử giám, Thái y viện.
C. Khâm thiên giám, Lục khoa, Cơ mật viện.
D. Lục khoa, Lục bộ, Giám sát ngự sử 16 đạo.
Câu 6. Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ:
A. Thường xuyên có mâu thuẫn giữa vua quan và quý tộc.
B. Có nhiều mâu thuẫn và biến động.
C. Liên tục bị thao túng bởi quan lại.
D. Bị nhũng nhiễu bởi các quan đại thần.
Câu 7. Cơ quan chuyên môn quan trọng trở thành cơ quan có quyền lực thực sự dưới thời vua Lê Thánh Tông là:
A. Lục Tự. | B. Hiến Ty. | C. Lục Bộ. | D. Đô Ty. |
Câu 8. Tính chất phân quyền còn đậm nét của bộ máy hành chính nhà nước thời Gia Long được biểu hiện như thế nào?
A. Phân chia quyền lợi ở các địa phương.
B. Phân cấp quản lí ở đồng bằng và vùng dân tộc thiểu số.
C. Chưa có sự thống nhất phân quyền từ trung ương đến địa phương.
D. Sự tồn tại của hai khu vực hành chính Bắc Thành và Gia Định Thành.
Câu 9. Từ thực tiễn cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX, Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước hiện nay?
A. Án sát sứ ty. | B. Đốc học. | C. Đốc học. | D. Phép “hồi tỵ”. |
Câu 10. Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là:
A. Có sự gia tăng hình phạt đối với người phạm tội nếu đã đến tuổi trưởng thành.
B. Có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ.
C. Đề cao quyền lợi và địa vị của nam giới, quy định cụ thể về tố tụng.
D. Xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ.
Câu 11. Điểm khác nhau về biện pháp cải cách hành chính của vua Minh Mạng với cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông là gì?
A. Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan.
B. Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền.
C. Lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề trọng đại.
D. Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian.
Câu 12. Cơ quan nào được thành lập năm 1829 trên cơ sở Văn thư phòng?
A. Quốc tử giám. | B. Khâm thiên giám. | C. Nội các. | D. Đô sát viện. |
Câu 13. Cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ của chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. Khái niệm này đã nhấn mạnh về:
A. Động lực và mục tiêu của cải cách. | B. Mục tiêu và kết quả của cải cách. |
C. Cách thức của cải cách. | D. Con đường của cải cách. |
Câu 14. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, mọi công việc trong triều đình tập trung về:
A. Thông chính ty. | B. Quốc tử giám. | C. Lục bộ. | D. Lục khoa. |
Câu 15. Tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương trước khi diễn ra cuộc cải cách Minh Mạng như thế nào?
A. Có những chuyển biến theo hướng tích cực.
B. Tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.
C. Quan lại lộng hành, nhũng nhiễu nhân dân.
D. Có nhiều bất ổn.
Câu 16. “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư).
Lời căn dặn trên của Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa.
C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê.
Câu 17. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
A. Bãi bỏ cơ quan, chức quan có nhiều quyền lực. Mọi công việc trong triều đình tập trung về Lục bộ do vua trực tiếp điều hành.
B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty.
C. Ban hành bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình, giai cấp thống trị.
D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.
Câu 18. Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh điều gì về bối cảnh lịch sử trước khi diễn ra cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?
“….Thiên tai xảy ra luôn, trẫm [tức Lê Nhân Tông] rất lo sợ. Mối hại ngày nay có thể là do gây bè cánh, tiến cử không công bằng, có thể vị cậy thế công thần nơi tiềm để cho vợ con chạy chọt nhờ vả nơi quyền thế, có thể do đó để bọn gia nô làm hại dân lành, hay thâm hụt ở các nhà quyền thế để xin khỏi tội,…”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư,
Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.372)
A. Nông dân thiếu ruộng đất canh tác.
B. Tình trạng phe cánh trong triều đình.
C. Nạn cường hào lộng hành, quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối.
D. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế.
Câu 19. Dưới thời vua Minh Mạng, việc bố trí chức quan trong bộ máy chính quyền địa phương không căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây:
A. Quy mô diện tích, dân số, ruộng đất.
B. Mức độ công việc.
C. Trình độ phát triển ở địa phương.
D. Văn hóa làng xã tại mỗi vùng miền.
Câu 20. Vua Minh Mạng từng bước hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương trên cơ sở nào?
A. Kế thừa mô hình của nhà Hồ và học tập có cải biến mô hình của nhà Đường.
B. Kế thừa mô hình của các triều đại trước và học tập có cải biến mô hình của nhà Minh, Thanh.
C. Kế thừa mô hình của nhà Lê sơ và học tập có cải biến mô hình của nhà Thanh.
D. Kế thừa mô hình của vua Gia Long và học tập có cải biến mô hình của nhà Minh, Thanh.
Câu 21. Dưới thời vua Minh Mạng, Quốc Tử Giám có nhiệm vụ gì?
A. Soạn thảo văn bản.
B. Giảng dạy kinh sách, đào tạo nhân tài.
C. Quan sát và dự đoán các hiện tượng thiên văn, thời tiết.
D. Tham mưu và tư vấn tối cao về hành chính, chính trị, an ninh, quân sự.
Câu 22. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng thể hiện:
A. Tài năng, tâm huyết của nhà vua và nỗ lực của triều Nguyễn trong quản lí đất nước.
B. Ý thức tự cường của bộ máy chính quyền trung ương và địa phương lúc bấy giờ.
C. Vai trò, sức mạnh và sự đồng lòng của nhân dân Đại Việt.
D. Chức năng, vai trò to lớn của hệ thống các cơ quan chủ chốt trong triều đình nhà Nguyễn.
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không đúng về bộ máy chính quyền nhà Nguyễn trong thời gian đầu thành lập:
A. Triều đình trung ương ở Phú Xuân trực tiếp kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
B. Quản lí 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành.
C. Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là Tuần phủ.
D. Quản lí 5 trấn ở phía bắc là Gia Định Thành
Câu 24. “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ... Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?
A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa.
C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng.
b. So sánh cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách.
Câu 2 (1,0 điểm). “Cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao”. Em có đồng tình với quan điểm này không? Vì sao?
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | D | C | B | A | B | C | D |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
D | B | C | C | B | C | D | A |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
A | C | D | B | B | A | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm | ||||||||
Câu 1 (3,0 điểm) | a. Kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng: - Kết quả: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX được tiến hành thành công. + Hệ thống hành chính trên cả nước đã được cấu trúc lại một cách thống nhất, chặt chẽ và tập trung. + Quyền lực của hoàng đế và triều đình được tăng cường cao độ. + Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc chặt chẽ với nhau. + Nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xác lập cao độ, mang tính quan liêu, tình hình an ninh xã hội ở các địa phương từ sau cải cách Minh Mạng có những chuyển biến theo hướng tích cực. - Ý nghĩa: + Thể hiện tài năng, tâm huyết của nhà vua, nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước. + Có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội. + Đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập ki sau đó. + Để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận – hiện đại (cấu trúc phân cấp hành chính địa bphương tỉnh, huyện, xã). |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm | ||||||||
b. So sánh cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách.
|
0,5 điểm
0,5 điểm | |||||||||
Câu 2 (1,0 điểm) | - Đồng tình với quan điểm. - Giải thích: “Cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao”: + Xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu. + Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chặt chẽ. + Đời sống kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, đặc biệt nông nghiệp. + Cải cách thể hiện tinh thần dân tộc, đưa nhà nước Lê sơ phát triển đến đỉnh cao, đặt cơ sở cho hệ thống hành chính Đại Việt nhiều thế kỉ sau. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) | 4 |
| 4 |
| 4 |
|
| 1 | 12 | 1 | 4 |
Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) | 4 | 1 ý | 4 | 1 ý | 4 |
|
|
| 12 | 1 | 6 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 ý | 8 | 1 ý | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) | 24 | 2 |
|
| ||
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) | Nhận biết | - Nêu được vị trí của Nho giáo dưới thời Lê sơ. - Trình bày được các cấp trong bộ máy hành chính cấp địa phương dưới thời vua Lê Thánh Tông. - Trình bày được tình hình nội bộ triều đình Lê sơ từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông. - Nêu được cơ quan chịu trách nhiệm mọi công việc trong triều đình dưới thời vua Lê Thánh Tông. | 4 |
| C1, C3, C6, C14, |
|
Thông hiểu | - Trình bày được một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật. - Nêu được chính sách của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua. - Trình bày được bối cảnh lịch sử trước khi diễn ra cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông qua đoạn tư liệu. - Nêu được nội dung lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông qua đoạn tư liệu. | 4 |
| C10, C17, C18, C24 |
| |
Vận dụng | - Nêu được tên vị vua qua đoạn tư liệu. - Xác định được cơ quan chuyên môn quan trọng trở thành cơ quan có quyền lực thực sự dưới thời vua Lê Thánh Tông. - Nêu được nội dung trọng tâm trong khái niệm cải cách. - Nêu được nội dung lời căn dặn của Lê Thánh Tông qua đoạn tư liệu. | 4 |
| C4, C7, C13, C16 |
| |
Vận dụng cao | - Nêu được quan điểm cá nhân về nhận định, giải thích. |
| 1 |
| C2 | |
Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) | Nhận biết | - Nêu được chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số ở phía bắc. - Trình bày được các cơ quan có vai trò đặc biệt trong bộ máy nhà nước thời Minh Mạng. - Trình bày được tên cơ quan được thành lập năm 1829 trên cơ sở Văn thư phòng. - Trình bày được tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương trước khi diễn ra cuộc cải cách Minh Mạng. - Trình bày được kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng. | 4 |
1 ý
| C2, C5, C12, C15 |
C1a |
Thông hiểu | - Tìm được tiêu chí không phải là căn cứ bố trí chức quan trong bộ máy chính quyền địa phương dưới thời vua Minh Mạng. - Trình bày được cơ sơ vua Minh Mạng hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương. - Trình bày được ý nghĩa cuộc cải cách của vua Minh Mạng. - Tìm được ý không đúng về bộ máy chính quyền nhà Nguyễn trong thời gian đầu thành lập. - So sánh được cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách. | 4 |
1 ý | C19, C20, C22, C24 |
C1b | |
Vận dụng | - Trình bày được biểu hiện của tính chất phân quyền còn đậm nét của bộ máy hành chính nhà nước thời Gia Long. - Trình bày được biện pháp để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước hiện nay từ thực tiễn cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX. - Trình bày được điểm khác nhau về biện pháp cải cách hành chính của vua Minh Mạng với cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. - Trình bày được nhiệm vụ của Quốc Tử Giám dưới thời vua Minh Mạng. | 4 |
| C8, C9, C11, C21 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|