Hướng dẫn giải chi tiết [..] bộ sách mới Khoa học 5 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Hãy nói về sự thay đổi chiều cao, cân nặng của em từ khi em học lớp 1 đến khi em học lớp 5.
Bài làm chi tiết:
Chiều cao, cân nặng của em tăng lên từ khi em học lớp 1 đến khi em học lớp 5.
Quan sát: Dựa vào hình dưới đây, cho biết:
• Từ lúc mới được sinh ra con người trải qua những giai đoạn phát triển nào.
• Mỗi giai đoạn ứng với lứa tuổi nào.
Bài làm chi tiết:
Cuộc đời chia làm 4 giai đoạn chính: Tuổi thơ ấu, tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già
Mỗi giai đoạn ứng với:
Tuổi thơ ấu (Từ mới sinh đến 9 tuổi), tuổi vị thành niên (Từ 10 tuổi đến 19 tuổi), tuổi trưởng thành (Từ 20 tuổi đến 60 tuổi), tuổi già (Trên 60 tuổi)
Luyện tập, vận dụng: Sắp xếp các hình dưới đây theo đúng thứ tự các giai đoạn phát triển của con người bắt đầu từ tuổi ấu thơ.
Bài làm chi tiết:
Sắp xếp theo đúng thứ tự các giai đoạn phát triển của con người bắt đầu từ tuổi ấu thơ: a – g – b – d – c – h - e
Luyện tập, vận dụng: Cho biết em và mỗi thành viên trong gia đình em đang ở giai đoạn phát triển nào của con người.
Bài làm chi tiết:
- Ông bà: Tuổi già
- Bố mẹ: Tuổi trưởng thành
- Em: Tuổi vị thành niên
Tuổi ấu thơ (Mới sinh - 9 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 3, trình bày một số đặc điểm của tuổi ấu tho theo tiến trình thời gian.
Bài làm chi tiết:
- (Mới sinh - 2 tuổi): Khi mới sinh, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa phát tiên hoàn chỉnh, cần uống sửa và chăm sóc đặc biệt. Sau đó, cơ thể tăng nhanh về chiều cao và cân nặng, chức năng của các cơ quan hoàn thiện dần, có thể thực hiện được các hoạt động như lật bỏ. đứng, đi có thể ăn nhiều loại thức ăn, học nói đề phát triển khả năng giao tiếp.
- (3 – 5 tuổi) Chức năng của các cơ quan trong cơ thể phát triển hơn. Cơ thể bếp tục tăng về chiều cao và cân nặng giao tiếp bằng ngôn ngữ tốt hơn và rất hiều đông.
- (6-9 tuổi) Chiều cao và cân nặng phát triển tương đối đồng đều. Trí tuệ phát triển, thực hiện nhiều hoạt động học tập, vui chơi với các bạn.
Tuổi vị thành niên (10-19 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 4, nêu một số đặc điểm của con người ở tuổi vị thành niên.
Bài làm chi tiết:
- Thời kì đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì). Ở tuổi này:
+ Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, nữ xuất hiện kinh nguyệt, nam có hiện tượng xuất tinh
+ Thay đổi về cảm xúc, tâm trạng nhận thức và mối quan hệ xã hội
- Thời kì sau của tuổi vị thành niên.
+ Các đặc điểm giới tính ngày càng rõ nét như: ở nữ có kinh nguyệt đều hơn, ở nam thay đổi giọng nói, cân nặng, chiều cao.....
+ Muốn học cách độc lập và thể hiện suy nghĩ của bản thân, dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè, quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Tuy nhiên, độ tuổi này vẫn còn phụ thuộc vào gia đình.
Câu hỏi
1. Nêu dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dậy thì.
Bài làm chi tiết:
+ Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, nữ xuất hiện kinh nguyệt, nam có hiện tượng xuất tinh
+ Thay đổi về cảm xúc, tâm trạng nhận thức và mối quan hệ xã hội
2. Những đặc điểm nào giúp em phân biệt tuổi ấu thơ với tuổi vị thành niên?
Bài làm chi tiết:
- Chiều cao, cân nặng
- Cơ quan sinh dục
Tuổi trưởng thành (20 - 60 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 5, nêu một số đặc điểm của con người trong độ tuổi trưởng thành.
Bài làm chi tiết:
Chiều cao phát triển đến giới hạn tối đa
Xây dựng gia đình và sinh con
Chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi, cảm xúc của bản thân
Lựa chọn nghề nghiệp nuôi bản thân
Đóng góp cho xã hội
Câu hỏi: Đặc điểm nào giúp em phân biệt một người ở tuổi trưởng thành với người ở tuổi vị thành niên?
Bài làm chi tiết:
Đặc điểm giúp phân biệt một người ở tuổi trưởng thành với người ở tuổi vị thành niên:
- Xây dựng gia đình
- Lựa chọn nghề nghiệp nuôi bản thân
- Suy nghĩ, hành vi, cảm xúc chín chắn hơn
Luyện tập, vận dụng:
1. Tìm thông tin hoặc hình ảnh về những việc làm thể hiện sự đóng góp của người trưởng thành đối với gia đình, xã hội. Sau đó, chia sẻ với các bạn.
2. Em cần làm gì từ bây giờ để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội?
Bài làm chi tiết:
1.
2. Để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội sau này, em cần:
- Học hỏi và phát triển: Đầu tiên, em cần tiếp tục học hỏi và phát triển bản thân qua giáo dục và trải nghiệm.
- Xây dựng kỹ năng: Phát triển những kỹ năng mềm và chuyên môn cần thiết để có thể đóng góp vào công việc và xã hội.
- Nuôi dưỡng phẩm chất: Phát triển phẩm chất như trung thành, tử tế, trách nhiệm và lòng nhân ái.
- Tình nguyện và hỗ trợ: Tham gia vào các hoạt động tình nguyện và hỗ trợ cộng đồng để có thể giúp đỡ người khác và góp phần vào xã hội.
Tuổi già (trên 60 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 6, nêu đặc điểm của con người trong độ tuổi già.
Bài làm chi tiết:
Từ thông tin ở hình 6, người ở tuổi già thường có sức khỏe bắt đầu suy giảm, nhưng vẫn có thể đóng góp những kinh nghiệm đã tích lũy được cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, họ không nên làm những việc nặng nhọc.
Câu hỏi: Nêu một số ví dụ về những đóng góp của người ở tuổi già đối với gia đình và xã hội mà em biết.
Bài làm chi tiết:
Tại tuổi già, người có thể đóng góp nhiều giá trị quý báu cho gia đình và xã hội. Dưới đây là một số ví dụ:
- Kinh nghiệm và lời khuyên: Người già thường tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Họ có thể chia sẻ những lời khuyên hữu ích về công việc, hôn nhân, nuôi dạy con cái, và quản lý tài chính với thế hệ trẻ.
- Truyền thống và giữ gìn văn hóa: Người già giữ vững các truyền thống, phong tục và tập quán của gia đình và dân tộc. Họ là người gìn giữ và truyền đạt những giá trị văn hóa cho thế hệ sau.
- Hỗ trợ gia đình: Người già thường là người chăm sóc và hỗ trợ gia đình. Họ giúp đỡ trong việc nuôi dưỡng cháu, giữ trẻ, và tham gia vào các hoạt động gia đình.
Luyện tập, vận dụng: Ở từng giai đoạn của cuộc đời, mỗi người cần chú ý chăm sóc cơ thể như thế nào?
Bài làm chi tiết:
1. Tuổi thơ ấu (Từ mới sinh đến 9 tuổi):
- Chăm sóc dinh dưỡng: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
- Vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ cách chăm sóc vệ sinh cá nhân, bao gồm tắm rửa, đánh răng và cắt móng.
- Hoạt động vận động: Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động vận động và trò chơi ngoài trời để phát triển cơ bắp và tăng cường sức khỏe.
2. Tuổi vị thành niên (Từ 10 tuổi đến 19 tuổi):
- Chăm sóc dinh dưỡng: Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý để hỗ trợ sự phát triển về mặt cơ thể và tinh thần.
- Vận động và thể chất: Tham gia vào hoạt động thể chất đều đặn để duy trì sức khỏe và phòng tránh các vấn đề về cân nặng và sức khỏe tim mạch.
- Chăm sóc da và tóc: Học cách chăm sóc da mặt và tóc để tránh vấn đề về da và tóc như mụn trứng cá và rụng tóc.
3. Tuổi trưởng thành (Từ 20 tuổi đến 60 tuổi):
- Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Đảm bảo thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân đối và tập thể dục đều đặn.
- Quản lý căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng và tạo ra cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
- Chăm sóc tình trạng da và tóc: Duy trì chế độ làm đẹp đúng cách để ngăn ngừa các vấn đề về da và tóc do lão hóa.
4. Tuổi già (Trên 60 tuổi):
- Chăm sóc sức khỏe: Theo dõi và quản lý các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác, bao gồm việc tham khảo ý kiến của bác sĩ định kỳ và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Hoạt động thể chất: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để duy trì sức khỏe và linh hoạt của cơ thể.
- Chăm sóc tình trạng da và tóc: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và tóc phù hợp để giữ cho làn da và tóc luôn khỏe mạnh và trẻ trung.
Giải chi tiết khoa học 5 cánh diều, Giải [..] của sách khoa học 5 cánh diều, giải sgk khoa học 5 cánh diều [..]