Giải chi tiết Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 22 Nguồn nhiên liệu

Hướng dẫn giải chi tiết bài 22 Nguồn nhiên liệu bộ sách mới Khoa học tự nhiên 9 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU 

Quan sát hình 22.1 và cho biết trong đó có những loại nhiên liệu nào đã được sử dụng. Loại nhiên liệu nào được tạo ra từ dầu mỏ?

Bài làm chi tiết:

Trong hình 22.1 nhiên liệu được sử dụng là gas, xăng, dầu, than. Tất cả đều được tạo ra từ dầu mỏ.

I. DẦU MỎ

Câu 1: Nếu trạng thái, màu sắc và khả năng tan trong nước của dầu mỏ.

Bài làm chi tiết: 

Dầu mỏ thường là chất lỏng, có màu từ đục nhạt đến đen và không hòa tan trong nước. Thay vào đó, nó thường tồn tại dưới dạng phân tán. Đặc điểm này quan trọng trong việc xử lý dầu mỏ và ngăn chặn sự rò rỉ dầu vào môi trường.

Câu 2: Khi khai thác và vận chuyển dầu mỏ phải áp dụng nhiều biện pháp để dầu không tràn ra biển. Giải thích ý nghĩa 

Bài làm chi tiết:

Một số biện pháp được sử dụng:

  • Phao quây dầu tự nổi: được dùng để làm trệch hướng dầu không cho nó tràn vào bờ hoặc vùng sinh thái nhạy cảm. Khi dầu tràn ra biển, phao quây sẽ vây quanh tàu, khống chế cách ly và thu hẹp sự lan tỏa dầu trên mặt nước, giúp tiện cho công tác hút vớt và xử lý.
  • Hút dầu vào các bể chứa: thu hồi dầu từ môi trường biển. Sử dụng các thiết bị hút dầu để lấy dầu từ mặt nước và đưa vào các bể chứa.
  • Làm sạch khu vực bị nhiễm dầu: xịt hoặc phun nước để làm sạch khu vực nhiễm dầu. Có thể sử dụng thủ công hoặc phương tiện như trực thăng.
  • Đốt dầu tràn trên các bãi biển: loại bỏ dầu bằng cách đốt cháy. Đốt dầu trên bãi biển để giảm sự khuếch tán và loại bỏ nó khỏi môi trường.

Câu 3: Dầu mỏ được khai thác như thế nào?

Bài làm chi tiết:

  • Quá trình khai thác dầu mỏ bao gồm các bước chính như sau:
  • Khảo sát và khoan: tiến hành khảo sát địa chất và sử dụng các thiết bị khoan để tìm và khoang vào vị trí chứa dầu.
  • Sản xuất: các hệ thống sản xuất được thiết lập để đưa dầu từ lòng đất lên bề mặt.
  • Xử lý và lưu trữ: dầu được xử lý để loại bỏ tạp chất và sau đó lưu trữ trong các bể chứa đặc biệt.
  • Chế biến và tiêu thụ: dầu được vận chuyển đến các nhà máy chế biến và xử lý thành các sản phẩm dầu khác nhau trước khi được phân phối sử dụng.

Câu 4: Nêu tên một số mỏ dầu đã và đang được khai thác ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

  • Mỏ dầu Rang Dong
  • Mỏ dầu Phú Quốc
  • Mỏ dầu Cửu Long

Câu 5: Nêu tên một số sản phẩm được tách ra khi chưng cất và chuyển hóa từ dầu mỏ.

Bài làm chi tiết:

Một số sản phẩm là : xăng, dầu diesel, dầu mỡ, dầu nhớt, dầu hỏa, gas dầu hóa lỏng, bitum,....

II. KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ MỎ DẦU

Câu 1: Một loại khí thiên nhiên gồm CH4, C2H6 với tỷ lệ phần trăm về thể tích tương ứng là 95% và 5%.

a)Tính khối lượng của 1 mol khí thiên nhiên nêu trên.

b)Tính lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 167 gam khí thiên nhiên trên. Biết rằng, lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 và 1 mol C2H6 lần lượt là 890kJ và 1561kJ.

Bài làm chi tiết:

a)

Khối lượng mol của CH4 và C2H6 là 16g/mol và 30g/mol.

=> M trung bình = 16,7g/mol

=> Khối lương của 1 mol khí thiên nhiên là 16,7g

b) Từ đầu bài ta tính được số mol của CH4 và C2H6 có trong 167g khí thiên nhiên là 9.4375mol và 0.2783mol

=> Tổng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn: Q=( 890 x 9,4375 ) + ( 1561 x 0,2783) kJ=886,6093kJ

Câu 2: Nhiên liệu là gì? Cho ví dụ về một số loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí.

Bài làm chi tiết:

Nhiên liệu là bất kỳ chất liệu nào có thể được đốt cháy hoặc sử dụng để tạo ra năng lượng. Năng lượng này sau đó có thể được chuyển đổi thành các dạng khác nhau như nhiệt, ánh sáng hoặc điện.

VD:

+ Rắn: than đá, gỗ,....

+ Lỏng: dầu diesel, dầu mỏ,....

+ Khí: khí đốt tự nhiên, propan và butan,...

Câu 3: Trong ba loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí, loại nhiên liệu nào dễ đốt cháy hoàn toàn nhất?

Bài làm chi tiết:

Khí dễ đốt cháy hoàn toàn nhất

Vận dụng: Giải thích ý nghĩa của các việc làm sau:

a) Xăng dầu được phun vào động cơ dưới dạng hạt rất nhỏ cùng với không khí.

b) Trong các nhà máy nhiệt điện, than được nghiền nhỏ và thổi cùng với không khí vào trong buồng đốt để đốt.

Bài làm chi tiết: 

a) Ý nghĩa của việc này là tọa điều kiện cho quá trình đốt cháy diễn ra hiệu quả và mạnh mẽ hơn. Khi xăng dầu được phun vào động cơ dưới dạng hạt rất nhỏ, diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho sự hòa trộn và phản ứng cháy tốt hơn. Điều này cung cấp năng lượng cần thiết để động cơ hoạt động và thúc đẩy xe điều khiển.

b) Ý nghĩa của việc này là tạo ra nguồn năng lượng đủ mạnh để vận hành các máy móc và thiết bị trong nhà máy nhiệt điện, từ đó sản xuất điện lượng cần thiết để cung cấp cho các hệ thống và cộng đồng. Quá trình đốt cháy than cũng có thể được kiểm soát để giảm thiểu khí thải và tác động đến môi trường.

Tìm kiếm google:

Giải Khoa học tự nhiên 9 cánh diều, giải bài 22 Nguồn nhiên liệu Khoa học tự nhiên 9 cánh diều, giải Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 22 Nguồn nhiên liệu

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 9 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net