Giải bài 1: Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1973) chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Một sớm đầu đông tháng 10 – 1964, người dân Thủ đô Tô-ky-ô (Nhật Bản) được chứng kiến sự xuất hiện của một đoàn tàu màu xanh trắng chạy vun vút trong gió. Sáng hôm ấy chính là "buổi bình minh" của kỉ nguyên tàu cao tốc Nhật Bản, được gọi là Sin-can-sen (có nghĩa là “con đường tàu huyết mạch mới”). Đó cũng là thời điểm Nhật Bản trở thành nước đầu tiên ở châu Á đăng cai Olympic 1964 - thắp sáng hy vọng về nền hòa bình thế giới. Hình ảnh Sin-can-sen dưới chân núi Nhật Bản trong thời kì mới – mạnh mẽ, kỷ luật, sáng tạo,... vươn mình phát triển thần kì. Vậy, lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã trải qua những thời kì nào? Sự chuyển biến qua từng thời kì ra sao? Sự phát triển đó đã để lại những bài học gì? Chuyên đề sẽ giúp em khám phá những vấn đề trên.
Bài làm chi tiết:
- Lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã trải qua các thời kỳ:
+ Thời kỳ Nhật Bản bị quân đội Đồng minh chiếm đóng (1945 - 1952)
=> Sự chuyển biến qua từng thời kỳ đánh dấu bởi sự tăng trưởng kinh tế đột phá, sự phát triển công nghệ, và cũng có những thách thức như suy giảm dân số và sự cạnh tranh quốc tế.
- Sự phát triển này đã để lại bài học quan trọng về tầm quan trọng của sự đổi mới và sự linh hoạt trong quản lý kinh tế và chính trị. Ngoài ra, nó cũng nhấn mạnh về sự quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế trong bối cảnh thế giới biến động.
Câu hỏi: Nêu những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng (1945- 1952).
Bài làm chi tiết:
1. Về chính trị
- Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
- Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.
+ Vẫn duy trì ngôi vị Thiên hoàng song chỉ mang tính tượng trưng, không còn quyền lực đối với Nhà nước;
+ Xác định Nghị viện gồm hai viện, do nhân dân bầu ra, là cơ quan quyền lực tối cao giữ quyền lập pháp;
+ Chính phủ nắm quyền hành pháp do Thủ tướng đứng đầu.
- Nhật Bản cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.
2. Về kinh tế
- SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn mang tinh chất dòng tộc “Đai-bát-xư”.
+ Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.
+ Dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).
- Từ năm 1950 – 1951: Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
3. Về xã hội
- Năm 1947, ban hành Luật Giáo dục, đặt cơ sở xây dựng nền giáo dục mới khoa học và tiến bộ.
- Nội dung giáo dục có thay đổi lớn: khuyến khích phát triển văn hóa, truyền bá tư tưởng hòa bình, phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở.
Câu hỏi: Giải thích nguyên nhân phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản.
Bài làm chi tiết:
Nguyên nhân của “sự phát triển thần kì” về kinh tế:
- Gắn với những điều kiện quốc tế thuận lợi. Nền kinh tế thế giới có những bước phát triển cao với sự tiến bộ của thành tựu khoa học - kĩ thuật.
- Nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế là yếu tố con người. Người dân Nhật Bản kế thừa và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống; tiếp thu các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ vững chắc.
- Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều hành và quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt.
- Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm
- Chi phí cho quốc phòng ít
- Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài
Câu hỏi: Phân tích những chính về tình hình chính trị, xã hội của Nhật Bản trong giai đoạn 1952- 1973.
Bài làm chi tiết:
1. Về chính trị
- Từ năm 1955 đến năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền ở Nhật Bản.
- Nhật Bản chủ trương xây dựng “Nhà nước phúc lợi chung”, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong vòng 10 năm (1960 - 1970).
2. Đối ngoại
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật có giá trị 10 năm sau đó được kéo dài vĩnh viễn) đứng về phía Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
- Năm 1956, bình thường hóa với Liên Xô, tham gia Liên Hợp Quốc.
3. Về xã hội:
- Giáo dục, y tế và nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của người dân Nhật Bản ngày càng được cải thiện.
- Dân số tăng trưởng nhanh, tuổi thọ tăng lên đáng kể. Đầu những năm 1970, Nhật Bản trở thành nước có trình độ dân trí cao.
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề bài 1: Nhật Bản sau chiến tranh thế SGK chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Lịch sử 12 chân trời bài 1: Nhật Bản sau chiến tranh thế