Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 12 CTST bài 3: Bài học thành công của Nhật Bản

Giải bài 3: Bài học thành công của Nhật Bản chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

3. BÀI HỌC THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN

Câu hỏi: Nguồn lực của Nhật Bản có những đặc điểm gì nổi bật?

Bài làm chi tiết:

- Nhân tố con người được xem là yếu tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản. 

- Người Nhật có những phẩm chất đáng quý như luôn phấn đấu vươn lên, có nghị lực, có tính kỉ luật cao, có lòng trung thành, khiêm nhường, biết giữ chữ tín, có ý thức cầu tiến, nhạy bén với những thay đổi trên thế giới, ...

- Nhật Bản lấy con người làm trung tâm trong việc hoạch định các chính sách kinh tế- xã hội. Hệ thống giáo dục được xem là “chìa khoá” thúc đẩy tăng trưởng. 

- Người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kĩ thuật, công nghệ mới, đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, …

Câu hỏi: Nhà nước Nhật Bản có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế?

Bài làm chi tiết:

- Trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, vừa là chủ thể quản lí kinh tế, vừa là chủ thể đầu tư đối với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới.

- Sự điều tiết của nhà nước thông qua những tập đoàn kinh tế sẽ góp phần tác động trực tiếp lên nền kinh tế. 

- Mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và Chính phủ Nhật Bản là một khía cạnh quan trọng giúp gia tăng khả năng kiểm soát của nhà nước trong điều phối khu vực tư nhân, nhắm tới mục tiêu đạt được tăng trưởng nhanh và bền vững.

Câu hỏi: Các công ty, xí nghiệp Nhật Bản được tổ chức quản lý như thế nào?

Bài làm chi tiết:

- Phương thức quản trị của các công ty Nhật Bản là chế độ làm việc trọn đời và chế độ phúc lợi, thăng tiến theo thâm niên. Theo đó, người lao động khi vào làm việc trong một công ty thì trung thành, gắn bó suốt đời với công ty đó. Đổi lại họ được nhận tiền lương và thăng chức theo thâm niên.

- Tổ chức công đoàn có trong hầu hết các doanh nghiệp ở Nhật Bản và đóng vai trò trung gian giữa nhân viên và công ty, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Câu hỏi: Nhật Bản đã giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống như thế nào?

Bài làm chi tiết:

- Các giá trị văn hóa truyền thống được lưu truyền qua giáo dục ở mức độ cao, tạo nền tảng đạo đức xã hội Nhật Bản.

- Người Nhật biết dung hoà bản sắc về tôn giáo, tín ngưỡng; duy trì thuyết duy linh Thần đạo, quan niệm duy cảm với tự nhiên,... Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những phẩm chất truyền thống và phát huy giá trị trong công việc.

- Nhật Bản càng trở nên hiện đại thì sự tương phản giữa hiện đại và truyền thống càng trở nên rõ nét. 

- Hệ thống di sản văn hóa được bảo tồn gần như nguyên vẹn

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập bảng thống kê nét khái quát về các thời kỳ phát triển của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo gợi ý bên vào vở:

Thời kỳ

Tình hình kinh tế

Tình hình chính trị xã hội

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Bài làm chi tiết:

Học sinh tham khảo bảng sau:

Thời kỳ

Tình hình kinh tế

Tình hình chính trị, xã hội

Giai đoạn 1952- 1973

- Một số ngành công nghiệp của Nhật Bản đạt tốc độ phát triển cao hơn nhiều so với Mỹ, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức. 

- Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (cùng với Mỹ và Tây Âu), chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ.

- Quan hệ thương mại quốc tế của Nhật Bản cũng có sự phát triển vượt bậc. 

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973 ở mức cao, bình quân khoảng 10%/năm. 

- Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc. Năm 1964, Thế vận hội Ô-lim-píc đã được tổ chức tại Nhật Bản.

- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) nắm quyền liên tục ở Nhật Bản kể từ khi thành lập. Dưới thời Thủ tướng I-kê-đa, Nhật Bản chủ trương xây dựng một “Nhà nước phúc lợi chung” nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

- Điều kiện giáo dục, y tế và mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.

- Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển vượt bậc, Nhật Bản cũng phải đối diện với nhiều thách thức như tình trạng ô nhiễm môi trường, khó khăn về nhà ở và quản lí xã hội, tình trạng tham nhũng..

Giai đoạn 1973- 2000

- Trong nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1973) khiến nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề. 

+ Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt chính sách. 

+ Kết quả: Nhật Bản đã khắc phục được những hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. 

- Bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản tiếp tục quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chú trọng việc mở cửa thị trường trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu.

- Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới.

Từ cuối năm 1986 đến đầu năm 1991, Nhật Bản bước vào thời kì “kinh tế bong bóng”. 

- Trong những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng trì trệ, suy giảm kéo dài.

- Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới. 

 

- Trong phần lớn thời gian của giai đoạn 1973 – 2000, Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục khẳng định vai trò của đảng cầm quyền.

+ Thứ nhất, liên minh chặt chẽ với Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặt khác, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu.

+ Thứ hai, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới để vừa duy trì hòa bình và an ninh, phát triển đất nước. 

+ Nhật Bản chú trọng việc đóng góp tài chính và nguồn nhân lực cho Liên hợp quốc. 

+ Đối với khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đưa ra Học thuyết Phu-cư-đa, tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. 

- Trong những năm 80, tầng lớp trung lưu mới xuất hiện và ngày càng đông đảo trong các thành phố và trung tâm công nghiệp.

- Tuy nhiên, số lượng người bị phá sản, mất việc làm, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng nhiều. 

Những năm đầu thế kỉ XXI

- Trong những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Nhật Bản từng bước được phục hồi và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. 

+ Năm 2001, GDP của Nhật Bản là gần 4,4 nghìn tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 34 000 USD; đến năm 2008, GDP tăng lên 5,1 nghìn tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 39 000 USD.

+ Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu (2008 – 2009) đã đẩy nền kinh tế mới hồi phục của Nhật Bản vào một cơn bão suy thoái mới. 

+ Cùng với tác động từ sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới, từ năm 2009, xuất khẩu của Nhật Bản tăng trở lại. 

+ Từ năm 2010, việc thực hiện cải cách đã giúp nền kinh tế Nhật Bản từng bước lấy lại đà tăng trưởng và đạt được những kết quả tích cực.

- Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, tình hình chính trị của Nhật Bản không ổn định với sự thay đổi Nội các và thủ tướng liên tục.

-  Nhật Bản luôn coi quan hệ đồng minh với Mỹ là mối quan hệ quan trọng và hợp tác chặt chẽ để giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế. 

- Quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực được Nhật Bản coi trọng, mà cốt lõi là chiến lược ngoại giao kinh tế.

- Uy tín và vị thế quốc tế của Nhật Bản từng bước được nâng cao. 

- Tích cực: Nhật Bản là nước có chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ bảy thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm cao nhất thế giới (85 tuổi), tỉ lệ lao động thất nghiệp giảm qua các năm.

 

- Tiêu cực: 

+ Dân số già hoá và tỉ lệ sinh thấp là thách thức lớn đối với Nhật Bản. 

+ Những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đặt ra trong những năm đầu thế kỉ XXI đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản phải có những quyết sách mang tính bước ngoặt để giải quyết.

Câu 2: Rút ra nhận xét từ các bài học thành công của Nhật Bản.

Bài làm chi tiết:

Có 6 nhân tố chính đưa đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:

Một là, con người - đây được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.

Hai là, vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

Ba là, các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.

Bốn là, Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

Năm là, chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản rất thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

Sáu là, Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Từ phẩm chất cần cù, kỷ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật, liên hệ với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Bài làm chi tiết:

Một số bài học cho người dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới:

- Tính cần cù, kỷ luật và sự coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc điểm nổi bật của người Nhật, và điều này cũng có liên hệ sâu sắc với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 

- Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, Việt Nam đã học hỏi và áp dụng một số giá trị này từ người Nhật, như cải thiện năng suất lao động, tăng cường quản lý và tổ chức công việc hiệu quả. 

- Đồng thời, sự tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc cũng được đánh giá cao và thúc đẩy trong cả hai quốc gia, góp phần vào việc duy trì và phát triển đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề bài 3: Bài học thành công của Nhật SGK chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Lịch sử 12 chân trời bài 3: Bài học thành công của Nhật

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net