1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của nước ta?
- A. Hoàng Thành Thăng Long.
C. Sông Nho Quế.
- B. Cố đô Huế.
- D. Sông Hoàng Hà.
Câu 2: Bảo vệ môi trường được hiểu là:
- A. Tránh tác động vào môi trường để khỏi gây ra những tổn thất.
B. Làm giảm đến mức cao nhất tác động có hại của con người lên môi trường.
- C. Biến đổi môi trường theo cách có lợi nhất cho con người.
- D. Tuân thủ quy luật phát triển của tự nhiên một cách tuyệt đối.
Câu 3: Biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là:
A. Thu gom rác ở bãi biển hoặc cảnh quan của địa phương.
- B. Săn bắt động vật quý hiếm.
- C. Xả rác bừa bãi.
- D. Sử dụng túi nilong một lần.
Câu 4: Tiêu chí để bình chọn biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là:
- A. Khó thực hiện.
B. Thân thiện với môi trường.
- C. Mất nhiều chi phí.
- D. Cần tổ chức lớn.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là cảnh quan thiên nhiên nước ta?
- A. Quần đảo Cát Bà.
- C. Đồi cát đỏ Mũi Né.
- B. Phong Nha – Kẻ Bàng.
D. Phượng Hoàng cổ trấn.
Câu 2: Đâu không phải là biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Chặt phá rừng trái phép.
- B. Tái chế rác.
- C. Tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh.
- D. Sử dụng các sản phẩm làm sạch thân thiện với môi trường.
Câu 3: Ngày Môi trường Thế giới là ngày nào?
- A. Ngày 4 tháng 6 hằng năm.
B. Ngày 5 tháng 6 hằng năm.
- C. Ngày 6 tháng 6 hằng năm.
- D. Ngày 7 tháng 6 hằng năm.
Câu 4: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
- A. Buôn bán động vật hoang dã.
B. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển.
- C. Vứt ra trên sông, suối.
- D. Chặt phá rừng.
Câu 5: Hành động nào sau đây không góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Buôn bán động vật hoang dã.
- B. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển.
- C. Tham gia trồng cây, gây rừng.
- D. Thu gom rác trên bãi biển.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Là một học sinh, em cần làm gì để thể hiện việc giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?
- A. Vứt rác bừa bãi.
B. Tự hào khi giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên.
- C. Thái độ thờ ơ.
- D. Ngại ngùng khi giới thiệu về cảnh quan.
Câu 2: Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh nào của nước ta?
A. Quảng Ninh.
- C. Thái Bình.
- B. Hải Phòng.
- D. Thanh Hóa.
Câu 3: Ở đâu có cảnh quan thiên nhiên đẹp sẽ:
- A. Tốn chi phí tu sửa.
B. Thu hút khách du lịch.
- C. Làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.
- D. Làm cho nơi đó ô nhiễm môi trường.
Câu 4: Loại túi đi chợ nào dưới đây thân thiện với môi trường hơn?
- A. Túi nilong.
- B. Túi giấy dùng một lần.
C. Túi vải dùng nhiều lần.
- D. Không có loại túi nào trong các loại trên.
Câu 5: Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất?
- A. Ô tô.
- C. Tàu hỏa.
B. Xe đạp.
- D. Xe buýt.
Câu 6: Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
- A. Tăng cường sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa,… thay cho các loại túi giấy.
B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- C. Xả rác thải sinh hoạt, nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường.
- D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?
- A. Năng lượng từ than.
- B. Năng lượng từ thủy điện.
C. Năng lượng tư mặt trời.
- D. Năng lượng từ dầu mỏ.
Câu 2: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.
A. Ông P.
- B. Anh K.
- C. Ông P và anh K.
- D. Không có nhân vật nào.