Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục, khi bị phân cắt bởi enzyme thích hợp sẽ trở nên trong hơn........

14.7. Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục, khi bị phân cắt bởi enzyme thích hợp sẽ trở nên trong hơn. Ở điều kiện 37 độ C, có 8 ống nghiệm sau với tỉ lệ các chất và thời gian thích hợp. Hãy xác định kết quả và giải thích.

  • Ống 1: Tinh bột + nước bọt + iodine.
  • Ống 2: Tinh bột + nước cất + iodine.
  • Ống 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi + iodine.
  • Ống 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iodine
  • Ống 5: Tinh bột + dịch vị  iodine.
  • Ống 6: Nước thịt + dịch vị.
  • Ống 7: Nước thịt + dịch vị + KOH.
  • Ống 8: Nước thịt + nước bọt.

Câu trả lời:
  • Ống 1: Không có màu xanh tím, do tinh bột bị phân giải bởi amylase nên không phản ứng với iodine.
  • Ống 2: Có màu xanh tím, do không có enzyme amylase phân giải tinh bột -> tinh bột phản ứng với iodine.
  • Ống 3: Có màu xanh tím, do nhiệt độ làm biến tính enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải.
  • Ống 4: Có màu xanh tím, do enzyme không hoạt động trong môi trường acid nên tinh bột không bị phân giải.
  • Ống 5: Có màu xanh tím, do dịch vị không có enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải.
  • Ống 6: Nước trong hơn, vì dịch vị có enzyme pepsin phân giải protein.
  • Ống 7: Vẩn đục, vì enzyme pepsin không hoạt động trong môi trường kiềm => protein không bị phân giải.
  • Ống 8: Vẩn đục, vì nước bọt không có enzyme pepsinh => protein không bị phân giải.

Xem thêm các môn học

Giải SBT sinh học 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com