Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình.

Với đề văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo: Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình baivan.net tổng hợp nhiều bài viết khác nhau giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo viết bài. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để các em hoàn thiện những bài tập làm văn hay. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình.

Dân gian ta có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Câu nói ấy phản ánh một quan niệm sống đúng đắn của cha ông ta từ ngàn xưa: cần phải khiêm tốn, cầu thị. Vì vậy, dân gian rất bất bình với thói khoe khoang, khoác lác của lớp người “trí thức rởm” và thường lấy đó làm đề tài để chê cười, mua vui. Câu chuyện cười “Tam đại con gà” ra đời cũng vì mục đích ấy. Truyện nhắc nhở người đời nên sống khiêm tốn, không giấu dốt.

“Tam đại con gà” là loại truyện cười trào phúng mang ý nghĩa phê phán, qua đó thể hiện ý nghĩa giáo dục.

Truyện kể về một anh học trò dốt nát nhờ cái miệng “hay nói chữ” mà lòe được một người nông dân. Anh ta được đón về dạy chữ cho con gia chủ. Học đến chữ “kê” hắn không biết là chữ gì bèn bảo học trò đọc khẽ “Dủ dỉ là con dù dì”. Sau khi khấn vái, xin quẻ được thổ công “linh ứng” cho chữ “dù dì” hắn vui mừng bảo học trò đọc to mấy chữ kì cục kia. Bị gia chủ phát hiện hắn bao biện: “tôi dạy như thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia” vì “Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà”!

Câu chuyện gây cười ở nhiều chi tiết. Làm thầy đồ mà không biết đọc một chữ đơn giản như chữ “kê”, chỉ thấy đó là một chữ “nhiều nét rắc rối” đã là một sự đáng cười. Đến sự khôn lỏi của thầy “sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khe khẽ” lại là một tiếng cười ngộ nghĩnh. Chưa hết, việc thầy đồ đi xin thổ công linh ứng cho hai chữ “dù dì” rồi đắc chí quay về bảo trẻ đọc to mấy chữ ấy càng khiến người ta thấy lạ! Nụ cười lên đến cao trào khi tình huống thầy đồ “dỏm” bị phát hiện xảy ra. Thật là lòi đuôi con chuột chù! Cái dốt lộ ra từ đầu đến đuôi, tưởng thầy không còn nước nói vào đâu được nữa. Ấy vậy mà thầy vẫn có cách giải thích: “tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia”. Lạ quá! Nếu thầy đã dạy đến tam đại con gà thì chắc chắn thầy đã biết con gà rồi. Với một chữ mà dạy được đến tam đại con gà thì tài quá! Nhưng người đọc (và cả ông bố tội nghiệp) vẫn lấy làm lạ về khái niệm “tam đại con gà”, nó chưa hề được nhắc đến trong… từ điển. Nếu quả thực thầy làm được điều đó, thầy đã “phát minh” ra một khái niệm mới! Không chờ chúng ta đợi lâu, thầy đã giải thích rất… có lí: “Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà”! Đến đây thì ta vỡ ra cười òa. Những tưởng thầy đồ viện ra những chứng cứ khoa học, những sách này, sách nọ, những Khổng Tử, Mạnh Tử,… chi đây. Nhưng không, thầy viện ra một lời đồng dao của bọn trẻ mục đồng. Hóa ra thứ thầy đồ thông thạo, có thể lấy đó làm vốn làm lãi để dạy đời, có thể coi đó là thứ hơn người lại là lời đồng dao dân dã, thậm chí tầm thường của bọn trẻ con. Ta có một liên tưởng thật thú vị: thầy đồ cũng khác nào lũ trẻ, công việc dạy dỗ của thầy cũng chỉ đáng như một buổi trẻ con chăn trâu, cắt cỏ!

Với “Tam đại con gà”, người đọc được cười từ đầu đến cuối câu chuyện. Càng về cuối, tiếng cười càng giòn, càng vang hơn. Tiếng cười tập trung vào sự ngu dốt nhưng cố tình giấu dốt và thói hợm hĩnh, khoác lác của ông thầy đồ “dỏm”.

Bên cạnh “Tam đại con gà” dân gian còn có “ông Bất, ông Bồng”,… sau này Hồ Xuân Hương cũng viết “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông…”,… những tác phẩm ấy hoặc nhẹ nhàng hoặc sâu cay phê phán thói giấu dốt, hợm hĩnh của con người, đặc biệt là những kẻ trí thức nửa mùa. Chúng đã tự biến mình thành những thằng hề khéo léo làm trò cười cho thiên hạ. “Trăm năm bia miệng” vẫn còn chê cười, khinh bỉ những kẻ lố bịch, dớ dẩn. Bằng chứng là những tiếng cười như trong “Tam đại con gà” đã, đang và sẽ được lưu truyền làm bài học cho người đời sau.

Đó là bài học gì?

Là bài học về thái độ khiêm tốn trong cuộc sống. Thực tế bạn đã giỏi rồi nhưng còn có người khác giỏi hơn bởi: “Núi này cao nhưng có núi khác cao hơn”. Đó là chưa nhắc đến việc, bạn chưa giỏi, có thể không dốt như anh thầy đồ trong truyện nhưng cũng chưa hơn hẳn được ai. Trường hợp ấy, dân gian cũng dặn dò “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Quả thực, không biết mà nói là biết rồi nói sai, nói nhầm thì cũng chỉ thành trò cười cho người khác. Chi bằng ta khiêm nhường đón nhận những lời hay, ý đẹp của mọi người, từ đó tích lũy thành túi khôn của cá nhân thì tốt biết bao! Khổng Tử nói: “Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo không biết. Ấy là biết”. Lời dạy ấy thâm thúy mà thấu đáo biết bao.

Đó còn là bài học cần biết thừa nhận sai lầm đề cầu tiến bộ. Anh thầy đồ dởm làm trò cười cho chúng ta phần lớn bởi sự giấu dốt một cách lố bịch. Nếu biết nhận lỗi ta sẽ được mọi người chỉ cho con đường sửa sai. Qua đó, khắc phục được sai sót, nhờ vậy mà tiến bộ.

Lê – nin nhắn nhủ: “Học, học nữa, học mãi”. Học để không lâm vào tình cảnh anh thầy đồ dở khóc dở cười. Và đó cũng là con đường duy nhất để mỗi chúng ta hoàn thiện, nâng cao giá trị bản thân.

Câu chuyện cười từ xưa để lại cho đến nay vẫn mang lại cho ta những tiếng cười thú vị. Quan trọng hơn, ta đón nhận được những bài học sâu xa của cha ông đời trước, Bài học ấy cần cho mỗi con người, quyết định sự thành bại trong cuộc sống của mỗi chúng ta: Bài học về sự khiêm tốn, không giấu dốt, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và đạo đức cá nhân.

Bài văn mẫu 2: Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình.

“Bệnh thành tích” khá phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là một căn bệnh lâu đời và có mức độ lây lan nhanh nhất hiện nay. Nó gây nên nhiều tác hại không nhỏ tới sự phát triển đất nước.
Vậy ta hiểu như thế nào gọi là “thành tích”, và vì sao lại gọi nó là “bệnh”. Thành tích là kết quả của một cá nhân hay tập thể làm ra, dựa trên những tiêu chí đã cho sẵn. Thành tích là điều tốt đẹp, đáng khích lệ nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.

“Bệnh thành tích” bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt nói chữ,  thói khoe khoang, khoác lác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt.. để tự lừa dối mình, dối người và trục lợi cho bản thân.
Xã hội ngày càng phát triển thì “bệnh thành tích” càng bùng phát mạnh mẽ, trong tất cả các lĩnh vực, đồng tiền có sức mạnh thao túng mọi mối quan hệ trong xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó, nên tự thổi phồng thành tích của mình nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân. Do bản thân háo danh, tư lợi, nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực nên sẽ không bao giờ dám nhìn nhận vào khả năng của mình mà làm việc. 

Trong nhà trường, ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau. Vì thành tích có liên quan đến quyền lợi, vật chất, tinh thần… nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc nguỵ tạo ra thành tích để được khen thưởng, được lên lương. Từ đó coi nhẹ việc dạy và học, chất lượng giảng dạy, học tập giảm sút  chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá, giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là “ảo”.
Ở từng cá nhân, “bệnh thành tích” thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc, học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn nhân “học giả, bằng thật” mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì đầu óc rỗng tuếch, ngay cả những bài tập đơn giản cấp tiểu học làm cũng không xong… có rất nhiều trong xã hội ngày nay.

Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty.. làm ăn không hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi, thậm chí còn được khen thưởng, trao tặng huân chương..
Trong lĩnh vực xây dựng, nhiều công trình quan trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích, bị “rút ruột” gây thất thoát, lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước, ảnh hướng đến đời sống nhân dân…
Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục, Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học... Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.

“Bệnh thành tích” có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành. Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta.
Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh thói “tốt khoe, xấu che”. Xã hội cần kiên quyết nói “không” với “bệnh thành tích” bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài. Cần có mức độ xử lí kỷ luật thích đáng, nghiêm minh với những kẻ cố tình mắc “bệnh thành tích” gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong hoàn cảnh mở cửa, giao lưu, hội nhập toàn cầu căn bệnh này không thể tồn tại, mỗi chúng ta phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc, phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, “bệnh thành tích” sẽ không còn đất để hoành hành và phát triển, con người sẽ được “miễn dịch” để không nhiễm phải nó và đất nước sẽ ngày càng phát triển, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bài văn mẫu 3: Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình.

“Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. Tự phụ là một trong những thói xấu mà những con người ta thường dễ mắc phải. Tự phụ, hiểu nôm na là thói tự cao tự đại, tự đánh, tự đánh giá cao bản thân của mình, luôn cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. “Tự phụ” là một “căn bệnh nan y” mà người “mắc bệnh” luôn trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn muốn thổi phồng sự thật, huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch. Cái họ nhận được chỉ là sự xa lánh, cô lập hay thậm chí là thất bại. Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ mới”, Xuân Diệu đã viết: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi của tuổi trẻ. Quả thực, tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”. Bản thân tôi cũng đã từng tự phụ về năng lực của bản thân nhưng kết quả tôi nhận được chỉ là sự thất bại. Vậy, để khắc phục thói tự phụ, ta cần sống khiêm nhường, hòa đồng, biết lắng nghe và chia sẻ, không ngừng học hỏi; dám phê bình và tự phê bình bản thân, không nên giấu dốt. Hãy học cách khiêm tốn, và “khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ". 

Bài văn mẫu 4: Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình.

“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các quy định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngoại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỷ và sự hổ thẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh. Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợp, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đời mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.

Tìm kiếm google: Văn mẫu 8 Chân trời đề Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình, bài văn hay lớp 8 về Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình,những bài văn hay Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com