[toc:ul]
Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:
- Khiết sợ bị phát hiện nhưng vì tiền nên vẫn dám làm liều
- Hy Lạc vui mừng vì thành công làm giả chúc thư nhưng lại tức tối khi thấy Khiết trục lợi cho bản thân
- Lý bất ngờ vì hành động của Khiết nhưng vẫn thấy vui vì được chia tiền
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt: Đâu cũng được.... chỉ cốt đừng chôn tôi gần bọn tham quan ô lại..... hoặc tác giả miêu tả : “Chết đắt tiền lắm thì sao cho yên được giấc trăm năm? Nhất sinh tôi cần kiệm, việc tổng táng tôi không được làm tốn tiền”..... Dù lấy tiền của người khác nhưng lại không cho người ta được chết một cách thoải mái, tham tiền nhưng lại không muốn chôn cùng bọn tham ô -> Sự mâu thuẫn, mỉa mai được bộc lộ rõ.
- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.
Thủ pháp trào phúng được tác giả thể hiện qua rất nhiều chi tiết, từ hành động đến lời nói của các nhân vật.
- Rõ ràng là ban đầu Khiết rất sợ, nhưng khi thấy tiền liền nổi lòng tham, đồng ý vào vai nhân vật.
- Hy Lạc rất vui vì Khiết đã nhận lời diễn kịch, nhưng khi thấy lợi không về mình liên tức tối và thậm chí chửi rủa Khiết.
- Lý là một kẻ ba phải, bất ngờ vì hành vi lật lọng của Khiết nhưng vì mình cũng được chia lợi liền vui mừng.
- Những lời nói của nhân vật thể hiện rõ tính cách của các nhân vật, lại càng làm tăng thêm bộ mặt giả nhân giả nghĩa. Các hành động giả vờ cũng được thể hiện một cách rất mỉa mai, làm nổi bật được sự tương phản sâu sắc.