[toc:ul]
Tình yêu thương nhau trong nghèo khó
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia có hai em bé, một trai, một gái. Trai là anh, gái là em. Bố mẹ mất sớm, hai em về sống với bà ngoại. Bà già lắm và cũng nghèo lắm. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, đời sống rất đỗi chật vật nhưng được cái lúc nào cũng hòa thuận vui vẻ. Các cháu ríu rít quấn quýt quanh bà. Bà móm mém cười hiền từ nhìn các cháu, dịu bớt những nỗi vất vả, cay đắng.
Đức hi sinh của người bà
Một hôm, có bà tiên đi ngang qua, thấy tình cảnh ba bà cháu, mủi lòng [1], liền để lại một trái đào và dặn:
– Khi nào bà mất đi, hai cháu mang hạt đào này gieo lên mộ thì lập tức sẽ được giàu có, sung sướng.
Đời sống cực nhọc quá, cuối cùng rau cháo cũng khong đủ ăn, bà ngoại thương cháu, nhịn ăn liền mấy ngày để cái chết mau đến, hi vọng lời bà tiên sẽ thành sự thật, cháu mình sớm được hạnh phúc.
Quả nhiên, mộ bà vừa đắp xong, hạt đào vừa gieo xuống, phúc chốc đã hiển hiện điều lạ lùng. Hạt đào nảy mầm, cây lớn nhanh vùn vụt, rào rào nảy lá, đơm hoa, kết quả. Trùm lên mộ bà là một cây đào lực lưỡng, trĩu trịt trái vàng, trái bạc. Hai anh em hớn hở chạy quanh gốc đào, hái mỏi tay, cũng không hết của cải quý giá.
Nỗi nhớ bà khuây khỏa dần. Hai anh em trở nên rất giàu có, giàu hơn cả mọi ông hoàng, bà chúa khắp thế gian.
Bà kể rằng năm ấy nhà mình còn khổ lắm, mái tranh nghèo xơ xác đứng chơ vơ cạnh hàng muồng mang trên mình những khóm hoa vàng li ti chớm nở. Cà phê lúc ấy chỉ mới trồng còn chưa ra quả, bố mẹ quần quật làm thuê cuốc mướn cả ngày, “bỏ lại” hai bà cháu giữa rừng cà bạt ngàn heo hút. Chính lời ru ngọt ngào chất chứa tình thương yêu của bà đã đưa cháu chìm sâu vào sức ngủ, thử hỏi ngày ấy nếu không có bà, liệu cháu có khôn lớn cho tới ngày hôm nay.
Bà nói rằng cháu có nhớ không, những ngày gió thi nhau “gào thét” như muốn nuốt trôi túp lều nhà mình, bà chỉ sợ cơ thể yếu ớt của cháu không đủ sức chống lại cái rét ngoài kia. Rồi có hôm cơn giông bất ngờ kéo đến, cả nhà phải gắng sức chôn chặt dây thép để nhà không bị đổ, dẫu tay bố cháu đau đến rướm máu, cơn giông ấy vẫn không chịu buông tha, cứ thế mặc cho gió “táp” vào mặt mặn chát, cả nhà vẫn gắng sức giằng co giành lại ngôi nhà, chính là để chở che, bảo vệ cháu đấy. Đến lúc cháu chập chững tập đi, đất đỏ dính lem luốc khắp nơi, lẫn cả trong mắt xuống hai tai, vất vả lắm bà mới moi hết đất ra được.
Rồi có lần cháu mãi mê chơi ngoài vườn, bị sâu ngứa cắn từ đầu đến chân, nổi mẫn khắp cả người, vừa xát muối cho cháu bà vừa khóc, lại tự trách mình không chăm cháu cẩn thận, cháu khóc vì rát, vì đau, bà khóc vì thương cháu. Bà bảo thủa ấy nhà mình còn thưa thớt người ở lắm, ít nhất cũng hơn một cây số mới có nhà dân, cũng bởi vậy mà tuổi thơ cháu chỉ biết chơi với lũ ve, lũ kiến sau hè. Hễ có người lạ vào là cháu lại vừa chạy vừa hét lên, nom chẳng khác gì “người rừng”.
Rồi mẹ phải vất vả hai năm đưa cháu đi học, cháu ngồi học trong, mẹ đứng bên cửa sỗ, chỉ cần ngoảnh ra không thấy mẹ là cháu khóc ầm ĩ lên. Bà lo cháu nhát gan, lớn lên không dạn dĩ bằng bạn, bằng bè.
Cả đời bà lam lũ, vất vả , tất cả cũng vì thương con, thương cháu. Cứ như vậy, dưới vòng tay săn sóc của bà, cháu đã ngày một trưởng thành hơn. Bà còn nhớ chứ, cái ngày mà hai bà cháu ta dắt nhau đi dự đám cưới, vốn ở thôn quê nên được nhìn thấy cô dâu là cháu hào hứng lắm, vừa ngồi lên lưng bà cháu vừa hát líu lo, hỏi bà đủ thứ chuyện. Vậy mà lúc tới nơi thì cháu cứ ngồi ì mãi trong nhà bếp không chịu ra, nhất định phải gặp cô dâu cho bằng được, bà cũng đành chiều theo, đến lúc người ta lãng vãng ra về gần hết cháu mới thôi, thế là hai bà cháu cõng nhau lếch thếch về với cái bụng đói meo. Ngày hôm ấy, cháu bị mẹ mắng cho một trận. Sau này nghĩ lại, cháu chỉ biết thương bà, trách mình sao lúc ấy lại dại dột thế.
Có hôm cháu thèm quà vặt lắm nên lén lút ăn trộm tiền. Biết được bà hay để dành tiền ở đầu giường, chờ lúc bà ngủ trưa cháu lặng lẽ rón rén từng bước một, cháu chỉ định trộm năm ngàn mà ngờ đâu lại rút nhầm tờ năm chục, tới quán mua hai que kem thôi nhưng bà chủ quán cũng không thối lại tiền. Lúc về nhà thì cái roi trên tay bố đã chờ sẵn từ bao giờ, từ đó về sau, không bao giờ cháu giám trộm tiền bà lần nào nữa.
Mùng hai tết, lúc khách tới nhà chơi, gói kẹo dừa bị đóng đinh trên cột nhà không cánh mà bay, bố tìm cả chục phút mà không thấy đâu cả, thật ra cháu đã lấy cắp và “giấu” hết vào dạ dày, thế rồi lúc bị tra hỏi, hoảng quá cháu đã đổ lỗi cho bà làm mất. Sau khi khách rời khỏi, bố giận đến tím mặt, giận luôn cả bà, không thèm “đụng đũa” cơm tối. Đêm hôm ấy cháu cứ luẩn quẩn trong mớ suy nghĩ tội lỗi, vừa thò đầu ra định thú nhận với bà mọi chuyện thì bắt gặp bước chân của bố, thế là cháu đành im bặt trong hối hận. Vậy mà bà vẫn lặng thinh như không xảy ra chuyện gì, vì bà biết nếu bố hiểu ra sự tình, thế nào cháu cũng bị “tước” hai cái mông. Đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất cháu nói dối bà, dối bố.
Ấy vậy mà cháu lại không biết trân trọng niềm hạnh phúc khi được ở cùng bà. Cháu tự hỏi đã bao giờ ôm lấy bà mỗi lúc ngủ chung, hay phụ bà cầm chổi quét nhà, đuổi lũ gà lởn vởn trước bãi ngô vàng hạt nằm “tắm nắng” ngoài sân. Chưa bao giờ cháu nói yêu bà cả. Cũng chưa bao giờ cháu nói nhớ bà.
Ngày bà gói gém về quê, cháu cũng không rõ đó là năm nào nữa, chỉ biết rằng trong lòng cháu nghẹn ngào khó tả, cháu gọi bà, gọi mãi nhưng chỉ có tiếng gió lao xao ngoài vườn vọng vào đáp trả. Cháu thương bà chân lấm tay bùn, một thân một mình nuôi nấng từng đứa con khôn lớn, thương bà gánh hết đắng cay, dành phần ngon ngọt cất riêng cho cháu.
Thấm thoát đã gần chục năm, tóc bà cũng lấm chấm vài sợi bạc. Mỗi lúc đi ngang qua cánh đồng vàng ươm ngát mùi lúa chín, “hít hà” mùi khói hương quê tỏa ra nghi ngút, cháu lại chạnh lòng nhớ bà da diết. Miền bắc mùa này đang chuẩn bị đương đầu với cái lạnh, không biết áo bà mặc đủ ấm không, cái chân đau nhức khi trái gió trở trời có làm bà mất ngủ nữa không. Phải chi cháu có thể ghém gửi bà chút “nắng” Sài Gòn cho “ấm dạ”, dẫu phương nam đất bắc cách nhau muôn nghìn dặm, nhưng lời ru đầm ấm của bà còn vang vọng bên tai cháu mãi: “Cháu ơi cháu cứ ngủ đi Có bà chăm sóc tình thương đặm đà Cháu ơi có nhớ quê nhà Dẫu lang ít củ vẫn là quê hương”
Hôm nay cháu đã lớn, đã tự đứng vững trên đôi chân của mình, đã bắt đầu bước vào vòng xoáy cuộc đời, không còn là đứa trẻ bé bỏng cứng đầu như thuở nào, cháu đã biết nhớ, biết thương, biết nói yêu bà và mong được gặp bà nhiều lắm.
Tết này, cháu sẽ về thăm bà, bà nhé!
Sự sang giàu không thay thế được tình cảm bà cháu
Nhưng rồi phát vui sướng bồng bột ban đầu dần lắng xuống. Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà. Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải. Nhìn đâu cũng thấy vàng bạc mà không mảy may thấy bóng dáng thân thương của bà ngoại. Nỗi nhớ thương bà cồn cào gan ruột làm hai anh em ăn ngủ không yên, vẻ mặt lúc nào cũng rầu rĩ, héo hắt. Làm sao có thể sung sướng được nếu sống thiếu bà.
Bà tiên lại đi ngang qua. Thấy hai anh em đã trở nên vô cùng giàu có mà vẫn không được thanh thảnh [2], bà dừng lại, hỏi. Em gái òa lên khóc, cầu mong bà tiên hóa phép cho bà ngoại mình sống lại. Bà tiên nói:
– Nếu bà ngoại sống lại thì ba bà cháu lại cực khổ như xưa, liệu có chịu được không?
Cả hai anh em cùng nói như reo lên:
– Chúng cháu chịu được! Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại!
Bà tiên phất chiếc quạt lông màu nhiệm [3]. Phút chốc, tất cả lâu đài, thành quách, cây đào với những trái vàng, trái bạc biến thành một áng mây hồng lơ lửng trôi về phía cuối trời. Bà ngoại lại hiện ra, móm mém cười, hiền hậu dang tay ôm hai cháu. Cậu bé, cô bé sà vào lòng bà ngoại thổn thức. Sẽ chẳng bao giờ họ xa nhau nữa. Ba bà cháu lại tần tảo [4] rau cháo nuôi nhau, vất vả thật, nhưng lúc nào cũng tràn đầy tình thương mến.