Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)?

Với đề văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)? baivan.net tổng hợp nhiều bài viết khác nhau giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo viết bài. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để các em hoàn thiện những bài tập làm văn hay. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)?

Mưa xuân thường đến rất nhẹ nhàng, êm ái như gieo vào lòng người những xuyến xao. Mưa xuân đến, hoa xoan rụng từng lớp, từng lớp vẽ nên một bức tranh quê trong tiết trời ấm áp của mùa xuân. Giữa cảnh sắc thiên nhiên hoa xoan tím nồng nàn, trong làn mưa xuân "phơi phới" bay, hội chèo làng Đặng đi qua ngõ, tiếng trống chèo ở thôn Đoài đã rung lên, cô thôn nữ bâng khuâng và xao xuyến. Hương sắc ấy, âm thanh ấy là hồn quê xứ sở thanh bình. Hoa xoan và làn mưa xuân là những hình ảnh thân thuộc, bình dị, dân dã của làng quê được nói đến nhiều trong thơ ca dân tộc. Mưa xuân là một khúc tâm tình êm dịu mà buồn, cái buồn lặng lẽ cứ nén sâu vào tâm hồn. Nhà thơ chân quê đã tạo nên một không gian nghệ thuật dân dã thân thuộc, bình dị, mến thương để diễn tả những rung động vui buồn, xôn xao trong tâm hồn thiếu nữ giữa những ngày hội xuân, những ngày khao khát yêu thương.

Bài văn mẫu 2: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)?

Làm nên hồn quê, không thể không có vai trò của lời quê. Nguyễn Bính đã gọi dậy cả hồn quê chính trong mỗi một lời quê đó. Cái cách tả buổi tối theo lối quê: “Bốn bên hàng xóm đã lên đèn”, cái cách đo khoảng cách đường xá: “Thôn Đoài cách có một thôi đê”, cách dùng thành ngữ để hờn trách: “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn”, cách diễn tả nỗi đơn lẻ của mình (thương mình) vòng qua nỗi đơn chiếc của con thoi (thương đối tượng khác): “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh / Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”, cách tả mưa: “Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay”, cách ước đếm thời gian: “Anh ạ mùa xuân đã cạn ngày”... tất cả đều đượm vẻ quê. Nghĩa là cách nói cụ tượng bằng chính những sự vật bình dị, mộc mạc gắn bó với thôn ổ từ bao đời nay, hoặc lối nói gián tiếp bóng gió. Thế giới tâm tình của một cô gái quê được gọi dậy bằng những lời quê ấy. Bởi chính những lời quê kia đã kết lắng trong nó tâm tình của dân quê. Và đến lượt nó, chính lời quê cũng góp phần nuôi dưỡng bảo lưu hồn quê trong mỗi một người quê. Có thể nói rằng, vai trò của cảnh trong bài thơ này rất quan trọng, là vì nó có một giá trị độc lập. Đành rằng đã là văn chương thì ở đâu cảnh hay chuyện hay có là gì đi nữa rốt cuộc cũng đều để gửi cái tình, nhưng đôi lúc cái dụng công của tác giả ngỡ như trải đều cho tình lẫn cảnh, hoặc tình lẫn chuyện... đến nỗi ta không biết cái nào là chính, cái nào là phụ.

Bài văn mẫu 3: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)?

Đó là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên của làng quê Việt Nam, mà ở đây là miền Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra. Trong bài thơ ta nhận ra đặc thù không thể lẫn của thời tiết, khí hậu và cảnh sắc của miền Bắc, nó rất khác với miền Nam do cấu tạo địa lý của đất nước ta, đặc biệt là vào cữ đông - xuân. Ấy là những cảnh giá lạnh, ẩm ướt, bầu trời thật thấp và âm u, với loài hoa xoan màu trắng tím nở thành chùm, thành ngù như lẫn vào mây trắng và sương mù, thứ hơi nước lãng đãng bốc lên từ hồ, ao, nửa như mây, nửa như mưa, huyền hoặc vô cùng, thêm một bước nữa- quá mù ra mưa, thì đó là thứ mưa bụi, hay mưa phùn, hay cũng là mưa bay, mưa lay phay, thứ mưa không ướt áo, mưa không ướt đất ấy thực là một vẻ đẹp mê hồn và là đặc thù của mùa xuân đất Bắc mà bao người đi xa vẫn nhớ đến nao lòng.Cảnh trí ở đây được dùng làm đất sống cho câu chuyện tình và đến lượt câu chuyện tình lại tạo nên phần hồn cho cảnh. Và như thế cảnh và tình trong Mưa xuân đã quyện vào nhau như xác với hồn để cùng tạo nên một bức tranh quê chân thực và sống động, mang đậm dấu ấn Nguyễn Bính.

Bài văn mẫu 4: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)?

Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện ra thật sinh động. Mùa xuân của đất trời và vạn vật đang tưng bừng sống lại sau những ngày đông tàn cũng đánh thức luôn nhịp hồi sinh trong con người, mùa ăn chơi, mùa tháng rộng ngày dài đầy rạo rực. Tiếng trống chèo thân thuộc ngàn năm trên mảnh đất này lại vang lên trên những sân đình. Hội chèo làng Đặng hát ở thôn Đoài... Những địa danh chỉ nghe qua đã đủ gợi hồn quê kiểng. Những đám hội ở thôn quê luôn vui như... hội, bởi vì người ta đâu chỉ được xem hát, xem trò, được thưởng thức nghệ thuật, mà có lẽ còn quan trọng hơn thế-đấy là nơi gặp gỡ, giao cảm, nơi tìm kiếm và hẹn hò của những lứa đôi. Từ hình ảnh thiên nhiên ấy, tác giả đã  gợi mở cho chúng ta về một tình yêu mới nhen nhóm, diễn ra trên cái nền của một làng quê vào cữ mùa xuân. 

Tìm kiếm google: Văn mẫu 8 Chân trời đề Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)?, bài văn hay lớp 8 về Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)?,những bài văn hay Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ Mưa xuân II (Nguyễn Bính)? văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com