[toc:ul]
Tác phẩm Trưởng giả học làm sang là một vở hài kịch năm hồi, có xen những màn ca múa phụ họa nên gọi là vũ khúc hài kịch. Nội dung của nó là Giuốc-đanh tuổi ngoài bốn mươi, thuộc tầng lớp thị dân phong lưu, giàu có. Nhờ bố mẹ ngày trước làm nghề buôn len dạ tích luỹ được khá nhiều tiền nên giờ đây, Giuốc-đanh muốn trở thành quý tộc để được bước chân vào xã hội thượng lưu. Bắt chước những người cao sang, lão thuê thầy về dạy cho mình đủ các môn như âm nhạc, kiếm thuật, triết lý và cả cách ăn mặc, nói năng… Giuốc-đanh mù quáng và nhẹ dạ đã bị lừa bịp một cách dễ dàng bởi các ông thầy dởm, bác phó may vụng về nhưng ba hoa, chú thợ phụ lẻo mép và cả gã bá tước sa sút Đô-răng-tơ. Vì muốn trở thành quý tộc nên Giuốc-đanh đã nhờ Đô-răng-tơ mai mối làm quen với bà hầu tước Đô-ri-men (chính là tình nhân của gã). Giuốc-đanh từ chối gả con gái là Luy-xin cho Clê-ông chỉ vì chàng không phải dòng dõi quý tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của nữ đầy tớ Cô-vi-en, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ đến cầu hôn Luy-xin và đã được Giuốc-đanh vui vẻ chấp thuận. đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục thuộc lớp kịch kết thúc của hổi hai của vở kịch này với nội dung là Giuốc-đanh dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang nên đã bị nhiều kẻ lợi dụng moi tiền, cảnh Giuốc-đanh mặc lễ phục là một biểu hiện của thói học đòi lối ăn mặc sang trọng của quý tộc nhưng lại bị bọn phó may lừa lọc và biến thành trò cười.
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục thuộc thể loại kịch. Chủ đề châm biếm thói xâu của những người thấp kém. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang.
Nghệ thuật: xung đột giữa các nhân vật:
=> Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.
Tình huống gây cười độc đáo:
Sau khi Giuốc-đanh mặc trang phục thì một loạt những xung đột kịch diễn ra tuy nhiên lại bị mồm mép của bác phó may lấp liêm đi hết. Khi ông phàn nàn về chiếc bít tất quá nhỏ làm cho ông khổ sở mãi mới có thể đi vào nhưng đi vào được rồi thì nó cũng bị mất hai mũi chỉ. Thế nhưng tên thợ may láu cá lại giải thích theo kiểu thợ may khiến cho ông Giuốc-đanh không thể phàn nàn nữa. không chỉ thế đôi giày chật cứng làm cho hắn đau chân ghê gớm nhưng phó may lại khăng khăng rằng "không đôi giày không làm ngài đau đâu mà" nhưng Giuốc-đanh vẫn đủ tỉnh táo để biết rằng chật hay không chật, đau hay không đau, thế nhưng điều đó cũng chẳng giải quyết được gì vì lập trường không vững vàng và trí óc hạn hẹp của ông không thể thắng được cái miệng dẻo quẹo của bác phó may. Tình huống gây cười cũng bắt đầu từ đấy. để tránh khỏi những câu hỏi trách móc về bọ trang phục bác phó may đã đổi chủ đề về bộ trang phục "Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy". nhưng than ôi bộ trang phục có hoa mà lại may ngược xuống dưới. Ông Giuốc – đanh trách thì bác phó may lại kêu ông có dặn may xuôi đâu. Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế bác phó may không cần may lại mà lại còn được khen là may được đấy. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là giống quý tộc kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng quan tâm nữa.Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới.
- Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.
- Khắc họa tài tình tính cách lố lắng của nhân vật thông qua lời nói, hành động
- Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười
- Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.