Câu hỏi ôn tập lịch sử và địa lí 5 KNTT mới

Tải bộ câu hỏi ôn tập lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức chương trình mới. Bộ tài liệu tổng hợp nhiều dạng bài tập, câu hỏi hay, tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức, đạt thành tích tốt trong học tập. Mời thầy cô và các em kéo xuống tham khảo.

BÀI 6: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

(10 CÂU)

 

1. NHẬN BIẾT (2 CÂU)

Câu 1: Cho biết thời gian và địa điểm thành lập Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

Thời gian và thành lập Vương quốc Phù Nam:

- Thời gian: khoảng thế kỉ I, gắn với truyền thuyết về Hỗn Điền – Liễu Diệp cùng một số bằng chứng khảo cổ học.

- Địa điểm thành lập: khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.

 

Câu 2: Kể tên và mô tả một hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

Mô tả hiện vật khảo cổ học cà ràng (bếp đun) của Vương quốc Phù Nam?

- Cà ràng (bếp đun) được làm bằng đất nung, có thành che gió, đáy giữ tro, đun bằng củi hoặc than, thuận tiện khi sử dụng ở nhà sàn hoặc trên thuyền, ghe.

- Ngày nay, cà rang vẫn được người vùng Tây Nam Bộ sử dụng khá phổ biến.

 

 

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Trình bày sự thành lập Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

Sự thành lập Vương quốc Phù Nam:

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, gắn với truyền thuyết về Hỗn Điền – Liễu Diệp cùng một số bằng chứng khảo cổ học. Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu ở khu vực Nam Bộ Việt Nam.

- Những di tích và hiện vật khảo cổ học tìm thấy ở vùng Nam Bộ là bằng chứng quan trọng góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử ra đời và phát triển của Vương quốc Phù Nam.

 

Câu 2: Nêu bằng chứng quan trọng góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử ra đời và phát triển của Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

Bằng chứng quan trọng góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử ra đời và phát triển của Vương quốc Phù Nam: những di tích và hiện vật khảo cổ học được tìm thấy ở vùng Nam Bộ. Ví dụ:

- Dấu tích kiến trúc ở di tích Gò Cây Thị (An Giang).

- Dấu tích cọc gỗ nhà sàn của cư dân Phù Nam ở di tích Nền Chùa (Kiên Giang).

- Dấu tích bình gốm Nhơn Thành (Cần Thơ).

- Dấu tích đồng tiền kim loại thời Vương quốc Phù Nam được phát hiện ở tỉnh An Giang.

- Dấu tích nồi và cà ràng được phát hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Dấu tích khuyên tai bằng vàng của cư dân Phù Nam được phát hiện ở An Giang.

- Dấu tích tượng Phật Bình Hòa (Long An),…

 

Câu 3: Nhiều dấu tích, hiện vật khảo cổ học khác nhau của Vương quốc Phù Nam được tìm thấy chứng tỏ điều gì?

Trả lời:

Nhiều dấu tích, hiện vật khảo cổ học khác nhau của Vương quốc Phù Nam được tìm thấy chứng tỏ:

- Đời sống kinh tế, vật chất của cư dân Phù Nam khá phát triển.

- Đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú của cư dân Phù Nam.

 

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam.

Lĩnh vực

Hiện vật

Đời sống vật chất

 

Đời sống tinh thần

 

Trả lời:

Bảng về một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam:

Lĩnh vực

Hiện vật

Đời sống vật chất

- Đồng tiền kim loại thời Vương quốc Phù Nam được phát hiện ở tỉnh An Giang.

- Nồi và cà ràng được phát hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Đời sống tinh thần

- Khuyên tai bằng vàng của cư dân Phù Nam được phát hiện ở An Giang.

- Tượng Phật Bình Hòa (Long An).

 

Câu 2: Em hãy kể lại truyền thuyết về Hỗn Điền – Liễu Diệp có liên quan đến sự thành lập Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

Truyền thuyết về Hỗn Điễn – Liễu Diệp có liên quan đến sự thành lập Vương quốc Phù Nam:

     Theo truyền thuyết, Liễu Diệp là Nữ vương của Phù Nam. Phía nam nước này có một vương quốc đặt dưới sự cai quản của Hỗn Điền. Một đêm, Hỗn Điền được thần báo mộng sẽ trở thành vua của Phù Nam và ban cho một cây cung. Theo chỉ dẫn của các vị thần, Hỗn Điền đi thuyền ra biển, hướng về phía Phù Nam.

     Thấy thuyền lạ xâm phạm lãnh thổ, Liễu Diệp mang quân chặn đánh. Từ xa, Hỗn Điền giương cung bắn, mũi tên xuyên qua mạn thuyền của Liễu Diệp. Nữ vương buộc phải xin hàng. Sau đó, Hỗn Điền và Liễu Diệp nên duyên vợ chồng, cùng nhau cai quản Phù Nam.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Mô tả một hiện vật khảo cổ học trên lĩnh vực đời sống tinh thần của Vương quốc Phù Nam mà em yêu thích nhất.

Trả lời:

Hiện vật khảo cổ học trên lĩnh vực đời sống tinh thần của Vương quốc Phù Nam: tượng Phật.

Tượng Phật được làm bằng gỗ bằng lăng, tạc hình đức Phật đứng trên tòa sen với mái tóc xoăn. Thân tượng khoác áo choàng phủ vai trái. Hai tay để ngang ngực trong tư thế thuyết pháp.

     Bức tượng là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng của cư dân Phù Nam.

 

 

    

Câu 2: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet thông tin về Vương quốc Phù Nam và viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 10 dòng) trình bày hiểu biết của em về Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

Phù Nam là một Vương quốc cổ trong lịch sử Đông Nam Á, ra đời vào khoảng thế kỉ I trước Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Công. Nhiều di tích, hiện vật của Vương quốc Phù Nam được tìm thấy chứng tỏ đời sống kinh tế, vật chất và văn hóa khá phát triển, phong phú. Vương quốc Phù Nam tồn tại cho đến khoảng nửa đầu thế kỷ VII (sau năm 627) và sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp (Cam-pu-chia). Mãi đến thế kỷ XVII - XVIII, một phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.

 

Câu 3: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet thông tin về Vương quốc Phù Nam và cho biết nền văn hóa nào đã gắn liền với vương quốc này. Trình bày hiểu biết của em về nền văn hóa đó.

Trả lời:

     Gắn liền với Vương quốc cổ Phù Nam là nền văn hóa Óc Eo rực rỡ, từng tỏa sáng trong lịch sử và có nhiều đóng góp vào văn hóa vùng Đông Nam Á nói chung, văn hóa dân tộc Việt Nam trong lịch sử nói riêng.

     Văn hóa Óc Eo có phạm vi phân bố và ảnh hưởng rộng lớn hơn nhiều so với cương vực lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Hình thành từ giai đoạn các nhà nghiên cứu gọi là “Tiền Óc Eo” (khoảng nửa sau Thiên niên kỷ trước Công nguyên), đến văn hóa Óc Eo điển hình (thế kỷ I - VII) và truyền thống của văn hóa Óc Eo còn tiếp tục kéo dài cho đến thế kỷ VIII - XIX (nhiều nhà nghiên cứu gọi là giai đoạn “Hậu Óc Eo” - trước thời điểm người Khơ-me lập ra vương quốc Chân Lạp - tiền Ăng-co).

Tìm kiếm google: Câu hỏi ôn tập lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức, tự luận lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức bài tập tự luận lịch sử và địa lí 5 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 5 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com