Giải chi tiết Lịch sử và địa lí 5 KNTT Bài 5 Nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 5 Nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc bộ sách mới Lịch sừ và địa lí 5 kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG 

Năm 1954, trong lần về thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Câu nói của Bác không chỉ là lời nhắc nhở mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với các Vua Hùng đã có công dựng nên Nhà nước Văn Lang. Hãy chia sẻ với bạn những điều em biết về Nhà nước này.

Bài làm chi tiết:

Những hiểu biết của em về nhà nước Văn Lang: 

  • Nhà nước Văn Lang là nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam ra đời, kinh đô được đặt tại tỉnh Phú Thọ ngày nay
  • Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là các đời Hùng Vương

1. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VĂN LANG, NHÀ NƯỚC ÂU LẠC

Câu hỏi: Thông qua tìm hiểu truyền thuyết, đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 3, em hãy:

- Trình bày sự ra đời của Nhà nước Văn Lang

- Trình bày sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc

Bài làm chi tiết:

Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang:

Sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc

+ Khoảng thế kỉ VII TCN ở lưu vực các dòng sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay, kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ)

+ Các hiện vật của Nhà nước Văn Lang được tìm thấy như: trống đồng, đồ gốm, rìu,...

+ Nhà nước chia thành 15 bộ, đứng đầu là Hùng Vương, trải qua 18 đời vua

+ Năm 208 TCN sau khi đánh thắng quân Tần, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương

+ Kinh đô được di dời xuống Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN VĂN LANG, ÂU LẠC

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 6, em hãy:

- Mô tả một số nét chính về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

- Cho biết truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh điều gì.

Bài làm chi tiết:

Qua thông tin đọc được và quan sát các hình từ 4 đến 6, em biết được: 

  • Một số nét chính về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

+ Nghề chính là làm ruộng, trồng các loại rau, củ ăn quả. Ngoài ra người dân còn biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải,...

+ Đúc đồng làm công cụ lao động, vũ khí và trang sức, họ còn làm đồ gốm, đóng thuyền,...

  • Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh công cuộc lao động gian khổ của ông cha ta trong việc chống lại nạn bão lụt trên lưu vực đồng bằng Bắc Bộ thông qua hình ảnh Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.

3. CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÀ NƯỚC VĂN LANG VÀ NHÀ NƯỚC ÂU LẠC

Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy:

- Mô tả nét chính về công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc

- Kể lại một câu chuyện chống ngoại xâm, bảo vệ Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc

Bài làm chi tiết

Qua thông tin đọc được, em biết:

  • Nét chính về công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc:

+ Từ rất sớm đã phải đấu tranh chống ngoại xâm

+ Cuối thế kỉ III TCN, vua Tần cho quân sang xâm lược Văn Lang, Thực Phán được tôn lên làm tướng lãnh đạo cuộc kháng chiến

+ Cuộc chiến đã buộc quân Tần rút về nước nhờ vào tinh thầnh kiên cường, quyết liệt của người Việt

  • Câu chuyện chống ngoại xâm, bảo vệ Nhà nước Âu Lạc: Sự tích nỏ thần

Sau khi lập ra Nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhưng xây đến đâu đổ đến đó. Thần Kim Quy không chỉ giúp xây thành mà còn cho nhà vua móng vuốt để làm nỏ thần, chiếc nỏ thần đã đánh bại đội quân của Triệu Đà sang xâm lược. Triệu Đà dùng kế xin hoãn binh, cho con trai là Trọng Thuỷ kết hôn với Mỵ Châu – con gái An Dương Vương để lấy lòng tin đánh cắp nỏ thần. An Dương Vương ỷ thế có nỏ thần nên không tổ chức phòng bị dấn đến thua trận, rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

4. LUYỆN TẬP

Câu 1: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc

Bài làm chi tiết: 

Nội dung

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Thời gian ra đờiKhoảng thế kỉ VII TCNNăm 208 TCN
Kinh đôPhong Châu (Phú Thọ)Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Người đứng đầu nhà nướcHùng VươngAn Dương Vương

Câu 2: Kể một truyền thuyết khác liên quan đến Nhà nước Văn Lang hoặc Nhà nước Âu Lạc.

Bài làm chi tiết:

Một truyền thuyết khác liên quan đến Nhà nước Văn Lang hoặc Nhà nước Âu Lạc mà em biết là truyện Thánh Gióng vào đời Hùng Vương thứ sáu:

Truyện kể về một cậu bé tên Gióng đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói nhưng khi có sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài giúp nước, cậu bé bỗng cất tiếng nói đòi mẹ cho gọi sứ giả vào gặp và muốn giúp vua đánh giặc, cứu nước. Gióng đã hoá thành một chàng trai cao to, khoẻ mạnh, đánh quân giặc bại trận. Sau đó, Gióng bay lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp, cả người và ngựa bay về trời.

5. VẬN DỤNG

Chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

1. Tìm hiểu từ sách, báo, internet, hãy kể tên một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang – Âu Lạc.

2. Kể tên một số hoạt động kinh tế có từ thời Văn Lang – Âu Lạc còn đến ngày nay.

Bài làm chi tiết:

Em tham khảo dựa trên gợi ý dưới đây: 

  1. Một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang – Âu Lạc: di tích Đền Hùng, đền Cổ Loa
  2. Một số hoạt động kinh tế có từ thời Văn Lang – Âu Lạc còn đến ngày nay: trồng dâu, nuôi tằm, làm ruộng, trồng cây ăn quả,...

 

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết Lịch sừ và địa lí 5 KNTT. giải Lịch sừ và địa lí 5 kết nối tri thức Bài 5 Nhà nước Văn Lang, nhà nước, Giải Bài 5 Nhà nước Văn Lang, nhà nước Lịch sừ và địa lí 5 kết nối

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 5 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com