KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình 1.2 hãy chia sẻ những điều em biết về các địa danh này.
Bài làm chi tiết:
Những hiểu biết của em về các địa danh này là:
- Cột cờ Lũng Cú thuộc địa phận tỉnh Hà Giang: đây là dấu ấn thiêng liêng nơi đầu của Tổ quốc. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước, được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người bản địa sử dụng.
- Mũi Cà Mau: đây là vùng đất liền cuối cùng nằm về phía Nam thuộc tỉnh Cà Mau, là điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long.
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4 em hãy:
- Xác định vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ.
- Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta.
Bài làm chi tiết:
Qua thông tin hình 3, 4 em xác định được:
1. Vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ:
- Nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á
- Có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia trên đất liền
- Vùng biển thuộc biển Đông, giáp với vùng biển của nhiều quốc gia
2. Ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta bao gồm:
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi của vùng nhiệt đới
- Thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường biển cùng với hoạt động xuất, nhập khẩu
Tuy nhiên có nhiều thiên tai (đặc biệt là bão)
2. LÃNH THỔ VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
- Nêu số lượng đơn vị hành chính và kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta.
Bài làm chi tiết
- Hình dạng lãnh thổ: lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam có hình dạng chữ S, hẹp ngang và trải dài theo chiều bắc – nam.
- Số lượng đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 đơn vị hành chính gồm tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
- Một số thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…
3. QUỐC KÌ, QUỐC HUY QUỐC CA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy nêu ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài làm chi tiết:
- Qua thông tin đọc được và quan sát các hình, em biết được:
- Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa: thể hiện cho sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hoà bình của dân tộc Việt Nam
- Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa: thể hiện khát vọng về một nền hoà bình, độc lập, tự do và một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới
- Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa: thể hiện sự hi sinh to lớn, chiến thắng vinh quang của các thế hệ đi trước và cũng là thể hiện khát vọng độc lập, tự do và phát triển của Việt Nam
4. LUYỆN TẬP
Xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Bài làm chi tiết
- Qua quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, em xác định được:
- 5 thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà, quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, cả 2 quần đảo đều nằm ở trung tâm biển Đông, thuộc địa phận Việt Nam.
5. VẬN DỤNG
Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về việc sử dụng quốc kì, quốc huy và quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường học hoặc tại nơi em sống.
Bài làm chi tiết
- Sử dụng quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tại trường học, mỗi sáng thứ 2 đầu tuần tất cả học sinh đều phải hát quốc ca, khi hát mắt hướng lên nhìn quóc kì được treo ở trên cao
- Sử dụng quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Vào các ngày lễ lớn như Quốc khánh, Tết,... quốc kì được treo trước nhà
- Sử dụng quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc huy được sử dụng trên các ấn phẩm mang tính quốc gia như tiền tệ, hộ chiếu