Câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 9 Mô đun Chế biến thực phẩm kết nối tri thức có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 9 Mô đun Chế biến thực phẩm kết nối tri thức có đáp án. Bộ câu hỏi nhiều bài tập, câu hỏi hay giúp các em ôn tập lại kiến thức bài học, ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao mỗi kì thi, kiểm tra. Trọn bộ câu hỏi có đáp án chuẩn xác để các em so sánh. Kéo xuống để xem chi tiết

 

CHỦ ĐỀ 1: DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM

BÀI 1: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM

(61 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (36 CÂU)

Câu 1: Protein còn được gọi là:

A. Chất đạm.

B. Chất béo. 

C. Chất xơ. 

D. Chất khoáng. 

Câu 2: Protein là:

A. Một trong những chất sinh năng lượng quan trọng đối với cơ thể người.

B. Thành phần cơ bản nhất của các bữa ăn và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

C. Chất có nhiều trong các loại trái cây, rau, hạt và ngũ cốc.

D. Hợp chất hữu cơ có chứa nitrogen. 

Câu 3: Thực phẩm cung cấp protein được chia thành mấy nhóm?

A. 2.

B. 3. 

C. 1. 

D. 4. 

Câu 4: Protein có tỉ lệ amino acid cân đối nhất từ:

A. Cá.

B. Thịt. 

C. Trứng và sữa. 

D. Thịt bò. 

Câu 5: Protein thực vật thường thiếu một hay nhiều amino acid. Amino thiếu hụt này được gọi là:

A. Protein thiếu hụt. 

B. Protein thực vật thiếu.

C. “Yếu tố hạn chế” của thực phẩm. 

D. Protein thực vật thiếu hụt của thực phẩm.

Câu 6: Vai trò chính của protein trong tạo hình đối với cơ thể người là:

A. Là cấu trúc quan trọng của tế bào và các mô trong cơ thể. 

B. Xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể. 

C. Tham gia cấu tạo tế bào và các mô của cơ thể. 

D. Tham gia cấu tạo tế bào.

Câu 7: Vai trò chính của protein trong điều hòa hoạt động cơ thể là:

A. Điều hòa chuyển hóa, cân bằng nội môi.

B. Tiêu hóa, hấp thụ những vitamin tan trong chất béo.

C. Tham gia chuyển hóa lipid.

D. Giữ ổn định hằng số nội môi. 

Câu 8: Đối với người trưởng thành, protein nên có trong tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể là bao nhiêu %?

A. 30 – 50%.

B. 15 – 30%. 

C. 20 – 24%. 

D. 12 – 14%. 

Câu 9: Protein có nguồn gốc thực vật chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể?

A. 30 – 50%.

B. 40 – 60%. 

C. 20 – 30%. 

D. 10 – 20%. 

Câu 10: Lipid còn được gọi là:

A. Chất khoáng.

B. Chất béo. 

C. Chất xơ. 

D. Chất béo. 

Câu 11: Lipd là:

A. Thành phần cơ bản nhất của các bữa ăn và nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. 

B. Không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. 

C. Một trong những chất sinh năng lượng quan trọng đối với cơ thể người.

D. Là hợp chất hữu cơ có chứa nitrogen.

Câu 12: Vai trò chính của lipid trong điều hòa hoạt động cơ thể người là:

A. Cần thiết cho sự tiêu hóa, hấp thụ những vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. 

B. Tham gia chuyển hóa lipid.

C. Giữ ổn định hằng số nội môi.

D. Là thành phần cấu tạo chính của hormone, enzyme, có chức năng chuyển hóa, cân bằng nội môi. 

Câu 13: Đối với trẻ em, năng lượng do lipid cung cấp chiếm bao nhiêu % tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể người?

A. 30 – 50%.

B. 40 – 60%. 

C. 20 – 30%. 

D. 10 – 20%. 

Câu 14: Đối với người trưởng thành, năng lượng do lipid cung cấp chiếm bao nhiêu % tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể người?

A. 18 – 25%.

B. 12 – 14%. 

C. 5 – 7%. 

D. 24 – 32%. 

Câu 15: Carbohydrate gồm:

A. Chất xơ, đường.

B. Tinh bột, chất xơ. 

C. Chất xơ. 

D. Tinh bột, đường và chất xơ. 

Câu 16: Carbohydrate là:

A. Hợp chất hữu cơ có chứa nitrogen.

B. Nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

C. Một trong những chất sinh năng lượng quan trọng nhất với cơ thể người.

D. Chất không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. 

Câu 17: Carbohydrate thường có trong:

A. Các loại lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn.

B. Một số loại thịt, cá, trứng, sữa.

C. Gan, lòng đỏ trứng, sữa, bơ, phô mai.

D. Gấc, rau dền, cải xanh, rau muống. 

Câu 18: Vai trò chính của carbohydrate đối với cơ thể người là:

A. Tham gia chuyển hóa lipid, giữ ổn định hằng số nội môi.

B. Tái tạo các tế bào da, niêm mạc và tăng cường miễn dịch.

C. Kích thích quá trình liền sẹo diễn ra nhanh.

D. Điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, bộ não, tim mạch. 

Câu 19: Nhu cầu carbohydrate đối với cơ thể người trưởng thành là:

A. 30 – 42%.

B. 41 – 54%. 

C. 56 – 70%. 

D. 10 – 20%. 

Câu 20: Vitamin là:

A. Một trong các loại cacbohydrate, không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng đối với con người. 

B. Nhóm chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, cần bổ sung từ nguồn cung cấp các loại thực phẩm.

C. Thành phần quan trọng trong cơ thể con người.

D. Một trong những chất sinh năng lượng quan trọng đối với cơ thể người. 

Câu 21: Viamin được chia làm mấy nhóm?

A. 2.

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

Câu 22: Vitamin A thường có trong loại thực phẩm nào?

A. Sữa, gan, lòng đỏ trứng, bơ, phô mai.

B. Các loại ngũ cốc, rau, củ quả, hạt đậu.

C. Các loại rau và quả: chanh, cam, bưởi, dưa hấu, ổi, cà chua. 

D. Hải sản. 

Câu 23: Vai trò của vitamin A đối với cơ thể con người là:

A. Tham gia quá trình oxy hóa, kích thích quá trình liền sẹo diễn ra nhanh và dự phòng bệnh tim mạch.

B. Kích thích ăn uống, góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

C. Tăng cường quá trình cốt hóa xương.

D. Phát triển, tái tạo các tế bào da, niêm mạc và tăng cường miễn dịch.

Câu 24: Nếu cơ thể thiếu vitamin B sẽ dẫn đến hệ quả gì?

A. Còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người trưởng thành.

B. Quáng gà, giảm khả năng miễn dịch.

C. Quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng, nguy cơ mắc một số bệnh lí tim mạch.

D. Chán ăn, các triệu chứng về thần kinh. 

Câu 25: Vitamin C thường có trong loại thực phẩm nào?

A. Các loại rau và quả: chanh, cam, bưởi, dưa hấu, bắp cải, cà chua.

B. Các loại ngũ cốc, rau, củ, quả, hạt đậu. 

C. Rau có màu xanh đậm hoặc vàng, quả có màu vàng: rau muống, rau ngót, cải xanh, rau dền, bí đỏ, cà rốt, xoài gấc.

D. Sữa, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, bơ. 

Câu 26: Vitamin C có vai trò gì đối với cơ thể con người?

A. Giúp phát triển, tái tạo các tế bào da, niêm mạc và tăng cường cơ thể.

B. Kích thích sự phát triển của hệ xương.

C. Góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

D. Kích thích quá trình liền sẹo diễn ra nhanh.

Câu 27. Thiếu vitamin D có thể gậy ra hệ quả gì?

A. Còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người trưởng thành.

B. Thiếu máu hồng cầu và bệnh thần kinh ngoại vi.

C. Thoái hóa các nơ-ron thần kinh.

D. Viêm lợi, phát ban. 

Câu 28: Chất khoáng thường được phân chia thành mấy nhóm?

A. 2.

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

Câu 29: Chất khoáng sắt thường có trong các loại thực phầm nào?

A. Muối, các loại gia vị.

B. Các loại thịt, hải sản, lòng đỏ trứng, rau cải.

C. Rau lá màu xanh đậm.

D. Gan, thịt động vật bốn chân và trứng. 

Câu 30: Chất khoáng kẽm có vai trò gì đối với cơ thể người?

A. Giúp điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, bộ não tim mạch.

B. Làm cho xương và răng chắc khỏe.

C. Tăng cường hệ miễn dịch, phát triển hệ thống thần kinh trung ương.

D. Là thành phần của enzyme hoặc xúc tác cho phản ứng sinh hóa trong cơ thể. 

Câu 31: Nếu cơ thể thiếu chất khoáng calcium sẽ dẫn đến hệ quả gì?

A. Thiếu máu.

B. Còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.

C. Tăng huyết áp.

D. Dẫn đến bệnh bướu cổ. 

Câu 32: Chất xơ là:

A. Nhóm chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, cần bổ sung từ nguồn cung cấp là các loại thực phẩm. 

B. Một trong những chất sinh năng lượng quan trọng với cơ thể người.

C. Thành phần cơ bản nhất của các bữa ăn, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. 

D. Một trong các loại cacbohydrate, không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng đối với con người.

Câu 33: Các thực phẩm cung cấp chất xơ là:

A. Trái cây, rau, hạt và ngũ cốc.

B. Tôm, cua, nhuyễn thể, sò.

C. Các loại thịt, lòng đỏ trứng.

D. Sữa, sữa chua, phô mai. 

Câu 34: Một trong những vai trò chính của chất xơ đối với cơ thể người là:

A. Là môi trường cho các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể. 

B. Chuyển hóa và trao đổi chất trong tế bào và giữa tế bào với môi trường. 

C. Hấp thụ những chất có hại trong đường tiêu hóa.

D. Tham gia cấu tạo tế bào và các mô của cơ thể. 

Câu 35: Nước chiếm bao nhiêu % trọng lượng cơ thể người trưởng thành nữ giới?

A. 50%.

B. 60%. 

C. 65%. 

D. 55%. 

Câu 36: Nước có vai trò gì đối với cơ thể con người?

A. Ứng dụng trong việc giảm cơn đói với người thừa cân và người béo phì. 

B. Chuyển hóa và trao đổi chất trong tế bào và giữa tế bào với môi trường.

C. Làm khối lượng thức ăn lớn hơn, tạo cảm giác no, giúp cải thiện việc tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng.

D. Là chất điện giải giúp điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, bỗ não, tim mạch. 

 

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là một trong những chất sinh năng lượng:

A. Protein.

B. Lpid.

C. Cacbohydrate.

D. Vitamin. 

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về protein?

A. Protein vòn được gọi là chất đạm.

B. Protein thực vật có đầy đủ và tỉ lệ amino acid cân đối nhất nên được gọi là “protein chuẩn”.

C. Protein là hợp chất hữu cơ có chứa nitrogen.

D. Protein có nguồn gốc động vật gồm một số loại thịt, cá, trứng, sữa. 

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò chính của protein đối với cơ thể con người?

A. Xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể.

B. Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng.

C. Là thành phần chính cấu tạo của hormone, enzyme,…có chức năng điều hòa chuyển hóa, cân bằng nội môi.

D. Là cấu trúc quan trọng của tế bào và các mô trong cơ thể.

Câu 4: Vai trò quan trọng nhất của protein là:

A. Tạo hình. 

B. Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng.

C. Điều hòa hoạt động của cơ thể. 

D. Cung cấp năng lượng.

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về carbohydrate?

A. Là thành phần cơ bản nhất của các bữa ăn.

B. Thường có trong các loại lương thực như: gạo, ngô, khoai, sắn.

C. Trong những thức ăn có nguồn gốc động vật, chỉ có thịt đỏ chứa nhiều carbohydrate.

D. Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột và chất xơ. 

Câu 6: Vai trò quan trọng nhất của lipid đối với cơ thể người là:

A. Cần thiết cho sự tiêu hóa, hấp thụ những vitamin tan trong chất béo.
B. Là cấu trúc quan trọng của tế bào và các mô trong cơ thể.

C. Cung cấp năng lượng cao cho cơ thể. 

D. Cần thiết cho quá trình chế biết nhiều loại thức ăn, tạo cảm giác ngon miệng. 

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói vitamin A?

A. Vitamin A tham gia vào chức năng thị giác; giúp phát triển, tái tạo các tế bào da, niêm mạc và tăng cường miễn dịch.

B. Vitamin A có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật dưới dạng retinol.

C. Thiếu viatmin A có thể dẫn đến bệnh quáng gà, giảm khả năng miễn dịch.

D. Vitamin có trong rau có màu xanh đậm hoặc vàng, quả có màu vàng. 

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói vitamin C?

A. Nhu cầu cung cấp vitamin C ở người trưởng thành khoảng 70 – 75 mg/ngày.

B. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến quá trình lão hóa diẽn ra nhanh chóng, nguy cơ mắc một số bệnh lí tim mạch. 

C. Vitamin C có trong các loại rau và quả: chanh, cam, bưởi, dưa hấu,…

D. Vitamin C kích thích ăn uống, góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.  

Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất khoáng Iodine?

A. Iodine có trong các loại thịt, hải sản, lòng đỏ trứng, rau cải.

B. Iodine là thành phần quan trọng của hormone tuyến yên.

C. Thiếu iodine có thể dẫn đến bệnh bướu cổ. 

D. Iodine có trong muối có chứa iodine.

Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất khoáng natri?

A. Natri là chất điện giải giúp điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, bộ não, tim mạch.

B. Natri có trong hải sản, phô mai.

C. Thừa natri có thể dẫn tới bệnh tăng huyết áp.

D. Natri có trong hải sản, rau xanh, hạt đậu. 

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về một số vai trò chính của chất xơ đối với cơ thể người?

A. Là môi trường cho các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể. 

B. Giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài dễ dàng hơn.

C. Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì và một số bệnh đường ruột.

D. Giúp cải thiện việc tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng. 

Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nước?

A. Có thể cung cấp nước cho cơ thể từ việc ăn các loại thực phẩm là thịt đỏ, hải sản.

B. Là thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật cũng như con người.

C. Nước chiếm khoảng 74% trọng lượng cơ thể của trẻ sơ sinh.

D. Nước chiếm khoảng 55 – 60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành nam giới. 

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh nào dưới đây thể hiện các loại thực phẩm chứa nhiều protein?

Chuyên gia giúp điểm danh ngay các thực phẩm giàu protein nhất

A. Hình 1.

Chất xơ thường có nhiều trong loại thực phẩm nào? | Vinmec

B. Hình 2.

Thực phẩm nào chứa nhiều chất béo bão hòa? | Vinmec

C. Hình 3.

TOP 10 thực phẩm giàu Vitamin C tốt cho sức khỏe của bạn

D. Hình 4.

Câu 2: Quả và hạt có thể dùng để sản xuất dầu ăn là:

A. Lạc, đậu tương (đậu nành), vừng (mè) đen – trắng, dừa, gấc, óc chó, điều.

B. Ngô, lạc, gấc, óc chó.

C. Điều, ngô, lạc, vừng (mè) đen – trắng.

D. Bí ngô, gấc, óc chó. 

Câu 3: Hình ảnh nào dưới đây thể hiện nhóm thực phẩm giàu vitamin D?

Vitamin A Có Trong Thực Phẩm Nào? 35 món giàu Vitamin A cho trẻ | AIA  Vietnam

A. Hình 1.

Những thực phẩm bổ sung vitamin B2 hiệu quả nên ăn hàng ngày

B. Hình 2.

7 thực phẩm giàu vitamin D bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày

C. Hình 3.

Vitamin C có trong thực phẩm nào? 28+ thực phẩm giàu vitamin C

D. Hình 4.

Câu 4: Hình ảnh nào dưới đây thể hiện nhóm thực phẩm giàu calcium?

Top 10 thực phẩm chứa nhiều kẽm quen thuộc

A. Hình 1.

Thiếu canxi nên ăn gì? Top các loại thực phẩm giàu canxi nhất

B. Hình 2.

Top 10 bài viết tổng hợp thực phẩm giàu sắt nên đọc nhất 2022 - Medplus.vn

C. Hình 3.

Những điều Bạn Cần Biết Về Các Loại Thực Phẩm Giàu Iốt

D. Hình 4.

Câu 5: Vitamin C có nhiều nhất trong loại thực phẩm nào sau đây?

A. Quả ổi.

B. Rau cải. 

C. Cá. 

D. Gạo. 

Câu 6: Vitamin A có nhiều nhất trong loại thực phẩm nào sau đây?

A. Quả táo.

B. Hải sản. 

C. Rau dền. 

D. Hạt đậu. 

Câu 7: Phụ nữ có thai cho con bú cần tăng cường bổ sung chất khoáng nào sau đây:

A. Kẽm.

B. Natri. 

C. Iodine. 

D. Sắt. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 CÂU)

Câu 1: Thừa vitamin A có thể dẫn tới:

A. Đau đầu, buồn nôn, chán ăn, khô da, niêm mạc, đau xương khớp, tổn thương gan.

B. Rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ, viêm bàng quang.

C. Làm loãng máu và dẫn đến chảy máu, nguy cơ gây tử vong.

D. Đau cơ, đau xương, mạch máu bị vôi hóa.

Câu 2: Thừa vitamin C có thể dẫn tới:

A. Xanh xao, tăng tiết mồ hôi, khó thở, cứng cơ, phù, thở không đều, giảm vận động hoặc hoạt động, sưng mí mắt hoặc đỏ da.

B. Nhức đầu, ngứa ngáy, phát ban, gây tê liệt hay yếu chân tay, cơ mặt.

C. Rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ, viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận, gây bệnh gút.

D. Gây hiện tượng hoảng hốt, đau đầu, mệt mỏi, tê thần kinh cơ bắp, tim đập nhanh, chuột rút, phù nề.

Câu 3: Thừa Iodine có thể dẫn tới:

A. Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thường xuyên đắng miệng.

B. Suy giáp - bệnh bướu cổ.

C. Da đậm màu, màu đồng, đau khớp, đau bụng.

D. Khát nước, chướng bụng, tăng huyết áp. 

Câu 4: Triệu chứng của cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ là:

A. Đầy hơi, đau bụng, hân lỏng hoặc tiêu chảy, táo bón, tăng cân tạm thời.

B. Rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ, viêm bàng quang.

C. Gây hiện tượng hoảng hốt, đau đầu, mệt mỏi, tê thần kinh cơ bắp, tim đập nhanh.

D. Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thường xuyên đắng miệng.

Câu 5: Triệu chứng của cơ thể khi bổ sung quá nhiều nước là:

A. Có cảm giác no và đầy bụng, đau, nhức đầu.

B. Rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ

C. Nhức đầu, ngứa ngáy, phát ban, gây tê liệt hay yếu chân tay, cơ mặt.

D. Da đậm màu, màu đồng, đau khớp, đau bụng.

Câu 6: Dầu ăn từ thực vật và động vật có điểm gì giống nhau?

A. Ở điều kiện của nhiệt độ bình thường dầu ăn luôn ở trạng thái lỏng.

B. Chứa thành phần chính bao gồm các acid béo – là những hợp chất hữu cơ bao gồm hydro, carbon và oxy.

C. Sử dụng quá nhiều dầu ăn dẫn đến một số bệnh như xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì.

D. Trong quá trình chế biến và sử dụng dầu ăn rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao.

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. A

2. D

3. A

4. C

5. C

6. B

7. A

8. D

9. A

10. B

11. C

12. A

13. C

14. A

15. D

16. B

17. A

18. A

19. C

20. B

21. A

22. A

23. D

24. D

25. A

26. D

27. A

28. A

29. C

30. C

31. B

32. D

33. A

34. C

35. A

36. B

    

2. THÔNG HIỂU

1. D

2. B

3. D

4. A

5. C

6. C

7. B

8. D

9. B

10. D

11. A

12. A

3. VẬN DỤNG

1. A

2. A

3. C

4. B

5. A

6. C

7. D

4. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. C

3. B

4. A

5. A

6. B

Tìm kiếm google:

Trắc nghiệm công nghệ 9 Mô đun Chế biến thực, câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 9 Mô đun Chế biến thực, đề trắc nghiệm công nghệ 9 Mô đun Chế biến thực

Xem thêm các môn học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lớp 9 chương trình mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com