Câu hỏi trắc nghiệm hoá học 9 chân trời sáng tạo có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm hoá học 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Bộ câu hỏi nhiều bài tập, câu hỏi hay giúp các em ôn tập lại kiến thức bài học, ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao mỗi kì thi, kiểm tra. Trọn bộ câu hỏi có đáp án chuẩn xác để các em so sánh. Kéo xuống để xem chi tiết

CHỦ ĐỀ 6. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

BÀI 16. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI

(30 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

A. Tính cứng. B. Tính dẻo.

C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. D. Ánh kim.

Câu 2: Kim loại dùng làm dụng cụ đun nấu nhờ

A. tác dụng được với aicd. B. tính dẫn nhiệt.

C. không bị oxi hóa trong không khí. D. có khả năng phản ứng với oxygen.

Câu 3: Nhôm thường có ứng dụng trong

A. làm lõi dây điện. B. làm đồ trang sức.

C. làm xoong, nồi, chảo. D. làm cầu.

Câu 4: Một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện nhờ

A. tính dẫn điện. B. tính dẻo.

C. tính ánh kim. D. tính cứng.

Câu 5: Kim loại có bề mặt sáng lấp lánh là do

A. tạo oxide bền. 

B. tạo muối khi để trong không khí.

C. tác dụng với các khí gây ô nhiễm như SO2, NO2

D. ánh kim.

Câu 6: Kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi nhờ

  1. tính dẫn điện. B. tính dẻo. 

C. tính dẫn nhiệt. D. ánh kim.

Câu 7: Kim loại dẫn điện tốt thường

  1. dẫn nhiệt tốt. 

B. tính ánh kim cao. 

C. có độ cứng cao. 

D. có khả năng phản ứng hóa học với tất cả các chất.

Câu 8: Kim loại không phản ứng với khí oxygen là 

  1. Au. B. Fe. C. Al. D. Mg.

Câu 9: Nhiều kim loại phản ứng với lưu huỳnh tạo thành

  1. oxide sulfate. B. vàng. 

C. muối sulfate. D. base.

Câu 10: Kim loại tác dụng với ___________ tạo thành muối chlorine.

  1. Al. B. S. C. H2SO4. D. Cl2.

Câu 11: Nhiều kim loại tác dụng với ___________ tạo thành oxide kim loại.

A. hydrogen. B. chlorine. C. oxygen. D. sodium.

Câu 12: Nhiều kim loại phản ứng được với dung dịch muối tạo thành 

A. dung dịch acid. B. muối mới và kim loại mới. 

C. muối mới và phi kim mới. D. dung dịch base.

Câu 13: Hầu hết kim loại không tác dụng với

A. khí hiếm. B. dung dịch acid.

C. dung dịch muối. D. phi kim.

Câu 14: Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại và khí oxygen là

A. acid. B. oxide. C. base. D. muối.

Câu 15: Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại với phi kim (trừ oxygen) là

A. oxide. B. base. C. acid. D. muối.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sodium là kim loại duy nhất không có ánh kim.

B. Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. Tungsten có nhiệt độ nóng chảy cao.

D. Bạc là kim loại dẫn điện tốt.

Câu 2: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Au, Mg. B. Al, Fe. C. Zn, Ag. D. Cu, Na.

Câu 3: Phương trình hóa học khi cho Zn phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao là

A. Zn + H2O  t0→  ZnO + H2. B. Zn + H2O  t0→  ZnOH.

C. Zn + H2O  t0→  Zn(OH)2. D. Zn + H2O  t0→  ZnO2 + H2.

Câu 4: Kim loại nhôm bị hòa tan bởi HCl, thu được muối chloride và khí hydrogen. Phản ứng mô tả hiện tượng trên là

A. 2Al + HCl → Al2(SO4)3 + H2. B. Al + 4HCl → AlCl4 + 2H2.

C. Al + 3HCl → AlCl2 + H3. D. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.

Câu 5: Acid HCl phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2. B. NaOH, CuO, Ag, Zn.

C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, Hg. D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2.

Câu 6: Cho phản ứng Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. X là

A. ZnSO4. B. CuSO4. C. Cu. D. Zn.

Câu 7: Chất có ánh kim là

  1. thủy tinh. B. bạc. C. gỗ. D. giấy.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ngâm một viên kẽm sạch trong dung dịch CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.

B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh của dung dịch nhạt dần.

C. Không có chất mới sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.

D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.

Câu 2: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là

A. không có phản ứng.

B. có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch Al2(SO4)3 nhạt dần.

C. có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

D. có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu.

Câu 3: Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch iron (II) sulfate vào lọ chứa sẵn dung dịch zinc sulfate. Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối zinc sulfate, em dùng kim loại

A. Cu. B. Fe. C. Zn. D. Al.

Câu 4: Cho lá nhôm vào dung dịch acid HCl dư thu được 0,15 mol khí hydrogen. Khối lượng nhôm đã phản ứng là 

A. 1,80 g. B. 2,70 g. C. 4,05 g. D. 5,40 g.

Câu 5: Cho hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Mg, Pt và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn T không tan. Vậy T là

A. Al, Pt. B. Fe, Cu. C. Mg, Al. D. Cu, Pt.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trong hợp chất oxide của kim loại A thì oxygen chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là

A. Cu. B. Zn. C. K. D. Na.

Câu 2: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxide phải dùng một lượng oxygen bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây?

A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Ca.

Câu 3: Hòa tan 5,1g oxide của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol acid cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxide đó là 

A. Fe2O3. B. Al2O3. C. Cr2O3. D. FeO.

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. A2. B3. C4. A5. D
6. B7. A8. A9. C10. D
11. C12. B13. A14. B15. D

 

2. THÔNG HIỂU

1. A2. B3. A4. D5. D
6. A7. B   

 

3. VẬN DỤNG

1. B2. C3. C4. B5. D

 

4. VẬN DỤNG CAO

1. C2. D3. B
Tìm kiếm google:

Trắc nghiệm hoá học 9 chân trời sáng tạo có, câu hỏi trắc nghiệm hoá học 9 chân trời sáng tạo có, đề trắc nghiệm hoá học 9 chân trời sáng tạo có

Xem thêm các môn học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lớp 9 chương trình mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net