Câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại Đạo đức 5 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để:

  • A. Không bị xâm hại tình dục.
  • B. Không được phát triển tư duy.
  • C. Không bị bạo lực học đường.
  • D. Không được phát huy khả năng sáng tạo.

Câu 2: Theo Luật trẻ em năm 2016, Điều 26 là:

  • A. Quyền bí mật đời sống riêng tư.
  • B. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.
  • C. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.
  • D. Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc, chiếm đoạt.

Câu 3: Người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt như thế nào?

  • A. Xử phạt hành chính.
  • B. Xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự.
  • C. Xử phạt hình sự.
  • D. Tù chung thân.

Câu 4: Theo Luật trẻ em năm 2016, Điều 27 là:

  • A. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.
  • B. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
  • C. Quyền được bảo vệ fđể không bị bạo lựu, bỏ rơi, bỏ mặc.
  • D. Quyền bí mật đời sống riêng tư.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về xâm hại trẻ em?

  • A. Những thông tin cá nhân của trẻ em được pháp luật bảo vệ để tránh bị xâm hại.
  • B. Cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
  • C. Pháp luật Việt Nam quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tử hình.
  • D. Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Câu 2: Đâu không phải là các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em?

  • A. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • B. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  • C. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  • D. Không công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em.

Câu 3: Theo Luật trẻ em, dộ tuổi nào sau đây được coi là trẻ em?

  • A. Dưới 18 tuổi.
  • B. Dưới 16 tuổi.
  • C. Dưới 14 tuổi.
  • D. Dưới 15 tuổi.

Câu 4: Hành vi nào sau đây được coi là xâm phạm trẻ em?

  • A. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục,…
  • B. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý.
  • C. Là hình vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục.
  • D. Là các hành vi gây thương tổn.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Bạn làm gì khi trong nhà bây giờ có thêm người khác giới (ngoài bố mẹ và anh chị em ruột) đến sống chung?

  • A. Cần có thời gian để biết tính cách và thận trọng với người mới đến.
  • B. Gần gũi không cần giữ khoảng cách.
  • C. Nên tránh xa vì họ làm phiền mình.
  • D. Bình thường, không ảnh hưởng gì đến mình.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Luật Trẻ em đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày tháng năm nào?

  • A. Ngày 05/04/2016.
  • C. Ngày 07/04/2016.
  • B. Ngày 06/04/2016.
  • D. Ngày 08/04/2016.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại, Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại, Câu hỏi trắc nghiệm Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại Đạo đức 5 Cánh diều

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net