Câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí

Câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí Đạo đức 5 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô là gì?

  • A. Giúp cho mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình.
  • B. Giúp phát triển nền kinh tế của nước nhà.
  • C. Giúp con người có thể tự tin mua sắm những món đồ mình yêu thích.
  • D. Giúp mọi người trong nhà gắn kết và yêu thương nhau hơn.

Câu 2: Trong tiếng Nhật, Ka-kê-bô có nghĩa là gì?

  • A. Quyển sổ chi tiêu.
  • B. Quyển sổ gia đình.
  • C. Quyển số tiết kiệm.
  • D. Quyển sổ ghi chép.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải là câu hỏi của “Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô”?

  • A. Bạn có bao nhiêu tiền?
  • B. Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • C. Bạn cần chi tiêu vào việc gì?
  • D. Bạn sẽ làm gì để cải thiện?

Câu 2: Em không đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
  • B. Cần đặt mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng tiền.
  • C. Tiền là tài sản riêng của cá nhân, không nên có ý kiến về cách sử dụng tiền của người khác.
  • D. Tái sử dụng đồ vật cũng là cách sử dụng tiền hợp lí và tiết kiệm.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: : Em làm gì để tiết kiệm thời gian vào lúc rảnh rỗi?

  • A. Chơi game.
  • B. Đi mua sắm với bố mẹ.
  • C. Đi chơi với bạn bè.
  • D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 2: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

  • A. Thu gom phế liệu.
  • B. Nghỉ học để đi làm thêm.
  • C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
  • D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 3: Mẹ cho Lan 200.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Lan nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

  • A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình. 
  • B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. 
  • C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá. 
  • D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.

Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Hay đi chợ để nợ cho con.
  • B. Tốt vay dày nợ.
  • C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
  • D. Của đi thay người.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Để quản lí tiền có hiệu quả, chúng ta cần:

  • A. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • B. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • C. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 2: Câu nói: “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến điều gì?

  • A. Lãng phí, thừa thãi.
  • B. Cần cù, siêng năng.
  • C. Trung thực, thẳng thắn.
  • D. Tiết kiệm.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí, Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí, Câu hỏi trắc nghiệm Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí Đạo đức 5 Cánh diều

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net