Câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều Bài 3: Em nhận biết khó khăn

Câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Bài 3: Em nhận biết khó khăn Đạo đức 5 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Vượt qua khó khăn giúp chúng ta:

  • A. Biết yêu thương mọi người.
  • B. Biết quý trọng công sức của mình và người khác.
  • C. Biết trân quý tình bạn.
  • D. Biết kiến thức là con đường vô tận.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Vì sao phải vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

  • A. Vì nó giúp mọi người có tính đoàn kết hơn.
  • B. Vì nó giúp bản thân tiến bộ hơn.
  • C. Vì nó giúp xã hội không phân biệt giàu nghèo.
  • D. Vì nó giúp người với người gần nhau hơn.

Câu 2: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Thảo trong câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”?

  • A. Là học sinh vượt khó, học giỏi tiêu biểu.
  • B. Là người lười nhác việc nhà.
  • C. Có tính hồn nhiên.
  • D. Được mọi người ngưỡng mộ và cảm phục.

Câu 3: Ý nào dưới đây nói sai về vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Giúp chúng ta biết quý trọng công sức của mình và người khác.
  • B. Làm bất cứ việc gì cũng cần vượt khó thì mới thành công.
  • C. Chỉ con nhà nghèo mới cần vượt khó vươn lên.
  • D. Là một đức tính, phẩm chất tốt mà ai cũng cần rèn luyện.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải lí do cần tôn trọng sự khác biệt của người khác?

  • A. Thể hiện sự nhân văn của bản thân, cộng đồng.
  • B. Nhận được sự biết ơn của mọi người.  
  • C. Chấp nhận sự đa dạng, phong phú trong cuộc sống.
  • D. Tạo nên sự đặc sắc đối với mỗi cá nhân.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
  • B. Nước chảy đá mòn.
  • C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
  • D. Có chí làm quan, có gan làm giàu.

Câu 2: Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì chúng ta cần làm gì?

  • A. Mặc kệ, không quan tâm.
  • B. Cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.
  • C. Đi dạo cùng bạn bè.
  • D. Đi làm việc khác dễ hơn.

Câu 3: Lan có cơ thể mập mạp nên khi các gọi bạn gọi vào đội múa, bạn sợ mình làm xấu đội hình. Thấy vậy, Hoa nói “Đừng lo! Cậu có thể múa đẹp hơn bọn tớ rất nhiều.” Câu nói của Hoa thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện sự tôn trọng, nhìn nhận mặt tích cực của sự khác biệt mà bạn có.
  • B. Thể hiện sự đồng cảm, trân trọng những đóng góp của bạn cho đội.
  • C. Thể hiện sự nhiệt tình, chân thành trong tình bạn.
  • D. Thể hiện sự quan tâm, sẻ chia những khó khăn với bạn.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy cho biết, hình ảnh dưới đây nói về ai?

Tấm gương về nghị lực của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

  • A. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.
  • B. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
  • C. Nguyễn Văn Duy.
  • D. Hiệp sĩ công nghệ số Nguyễn Công Hùng.

Câu 2: Câu thơ dưới đây do ai viết?

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
  • C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  • D. Nhà thơ Tố Hữu.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều Bài 3: Em nhận biết khó khăn, Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều Bài 3: Em nhận biết khó khăn, Câu hỏi trắc nghiệm Bài 3: Em nhận biết khó khăn Đạo đức 5 Cánh diều

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net