1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Để bảo vệ cái đúng, cái tốt ta cần:
- A. Nghe theo ý kiến của số đông.
- B. Đưa ra ý kiến chủ quan.
- C. Không quan tâm đến vấn đề của người khác.
D. Nhận thức đúng đắt sự vật, sự việc.
Câu 2: Đâu là biểu hiện của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt?
A. Ngăn chặn việc các bạn vứt rác bừa bãi.
- B. Bao che để cho bạn gian lận trong thi cử.
- C. Không lên án việc sai trái.
- D. Thông đồng cùng bạn bè để lấy trộm xoài nhà hàng xóm.
Câu 3: Đấu tranh, bảo vệ cái đúng cái tốt giúp:
- A. Rèn luyện thân thể trở nên khỏe mạnh hơn.
B. Rèn luyện đức tính dũng cảm, sống có trách nhiệm.
- C. Rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ.
- D. Rèn luyện tính sáng tạo, phát triển tư duy.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?
A. Vì nó góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.
- B. Vì nó giúp con người gắn kết với nhau hơn.
- C. Vì nó góp phần xây dựng một đất nước phát triển toàn diện.
- D. Vì nó giúp cha mẹ hiểu con cái mình hơn.
Câu 2: Việc làm nào sau đây không phải là bảo vệ cái đúng, cái tốt?
A. Những việc làm sai trái mà không liên quan đến mình thì không cần lên tiếng bảo vệ.
- B. Nhắc nhở bạn thực hiện đầy đủ nội quy trường, lớp.
- C. Nhắc nhở bạn làm bài tập đầy đủ.
- D. Nhắc nhở bạn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Câu 3: Đâu không phải là cách bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Bênh vực người yếu thế.
- B. Tố cáo, lên án những hành động sai trái.
C. Cùng bạn bè làm những việc đi ngược lại với đạo đức.
- D. Chung tay làm việc tốt.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện việc làm bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Chỉ làm những việc mình thích.
B. Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- C. Gió chiều nào theo chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
- D. Tham gia những việc làm sai trái cùng các bạn.
Câu 2: Em tán thành ý kiến nào dưới đây?
- A. Không cần quan tâm đến cái đúng, cái tốt nếu việc đó không liên quan đến mình.
- B. Sự thờ ơ, vô cảm không tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác lây lan trong xã hội.
C. Bảo vệ cái đúng, cái tốt là việc làm của người lớn.
- D. Đấu tranh, bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 3: Từ đồng nghĩa với từ cái đúng, cái tốt là từ nào?
- A. Việc thiện.
- B. Tự nguyện.
C. Lẽ phải.
- D. Thiện nguyện.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Em hãy cho biết câu nói dưới đây của ai?
“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp…”
- A. Đại tướng Nguyên Giáp.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- C. Tổng bí thư Lê Duẩn.
- D. Tổng bí thư Trường Chinh.