Câu hỏi xoay quanh bài: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Tìm hiểu bài học: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất sgk Địa lí 10. Baivan sẽ tổng hợp tất cả các câu hỏi xoay quanh đến bài Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất và hướng dẫn trả lời cụ thể, chi tiết từng câu hỏi. Hi vọng, học sinh sẽ nắm bài nhanh hơn và hiểu tổng quát hơn về bài học.

1. Nội dung bài học

Bài học giúp các em hiểu và trình bày được khái niệm ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất làm biến đổi môi trường và có  thái độ đúng đắn với việc sử dụng, bảo vệ môi trường. Giúp cải thiện kĩ năng quan sát và nhận xét tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng hình…

2. Những câu hỏi xoay quanh, liên quan tới bài học

Trả lời: - Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất.- Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
Trả lời: Giống nhau: Đều là lực tác động lên Trái ĐấtKhác nhau:Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển… thông qua 4 quá trình liên quan tới nhau phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Các quá...
Trả lời: Khái niệm: Quá trình phong hoá là quá trình chuẩn bị cho sự chuyển dời vật liệu, là bước đầu của quá trình ngoại lực làm biến đổi đá. Quá trình phong hoá diển ra thường xuyên trên bề mặt địa cầu với những cường độ khác nhau ở các khu vực tự nhiên.Nguyên nhân gây ra quá trình phong hoá hoá học...
Trả lời: Phong hoá lí học.Khái niệm: Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau, không thay đổi thành phần hoá học.Nguyên nhân: do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật.Kết quả: Đá nứt vở, thay đổi kích thước.VD:Hoạt động khai thác đá, hoạt...
Trả lời: Phong hóa lý học diễn ra mạnh mẽ ở hoang mạc và bán hoang mạc vì ở đó có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm. Nơi có khí hậu lạnh, thường có sự đóng băng của nước; khi đóng băng, thể tích của nước tăng lên làm dãn các khe nứt; khi tan băng, khe nứt hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ...
Trả lời: Quá trình phong hóa hóa học tạo ra dạng địa hình đặc trưng là địa hình cacxtơ.Ví dụ: Động Phong Nha (Quảng Bình), Động Hương Tích (Hà Tây).
Trả lời: Quá trình bóc mòn: là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,...) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.Tùy theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau như: xâm thực, mài mòn, thổi mòn….Một số dạng địa hình do quá...
Trả lời: Mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:- Quá trình phong hóa làm phá hủy vật liệu đá và khoáng vật trên bề mặt đất.- Các vật liệu của quá trình phong hóa được vận chuyển từ nơi này đến nới khác, vùng cao xuống vùng  trũng thấp bằng...
Trả lời: Định nghĩa vận chuyển: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc:Động năng quá trình ngoại lực.Trọng lượng và kích thước vật liệu.Đặc điểm tự nhiên của mặt đệm.Hình thức:Vật liệu nhỏ, nhẹ được cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.Vật liệu lớn, nặng lăn...
Trả lời: Một vài dạng địa hình cacxtơ như: hang động (động Phong Nha, các hang động của vùng núi đá vôi vịnh Hạ Long,...), măng đá, nhủ đá, cánh đồng cácxtơ, giếng nước cácxtơ, đá tai mèo,...
Trả lời: Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc:Động năng quá trình ngoại lực.Trọng lượng và kích thước vật liệu.Đặc điểm tự nhiên của mặt đệm.
Trả lời: Định nghĩa: Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.Một số dạng địa hình bồi tụ: Do nước chảy: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long).Do gió: các cồn cát, đụn cát ở bờ biển.
Trả lời: Dựa vào hình 9.5, ta thấy nấm đá hình thành do sự ma sát, bào mòn đá, thường hình thành ở vùng hoang mạc. Ở vùng hoang mạc, gió thổi mạnh mang theo những hạt bụi cát, khi tác động vào các tảng đá sẽ tạo nên lực ma sát làm bào mòn đá thành những cột nấm.
Trả lời: Quá trình tạo thành vách biển và bậc thềm sóng vỗ: Sóng vỗ vào bờ -> vách biển bị ăn mòn vào tạo thành hốc hàm ếch... Bờ đổ xuống tạo thành vách biển mới.Vách biển cứ thế lùi dần, chân vách tạo thành bậc thềm sóng vỗ.
Trả lời: - Quá trình xâm thực về bản chất chính là là quá trình bóc mòn, trong đó nước chảy trên mặt làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó  Xâm thực tạo nên nhiều loại địa hình xâm thực khác nhau như :: rãnh nông (do nước chảy tràn ) ,khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm...
Trả lời: Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh là do những nguyên nhân sau:- Địa hình có độ cao và độ dốc lớn.- Tác động của yếu tố khí hậu. Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ.- Nhiều khu vực đồi núi bị mất lớp phủ thực vật...
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com