1. Cách em và người thân đã thực hiện để tiết kiệm các khoản chi tiêu trong gia đình:
- Ghi chú lại những gì đã chi tiêu.
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước trong gia đình.
- Đề ra hạn mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể.
- Để dành một khoản tiền vừa đủ mỗi tháng.
2. Giải thích:
- Đặt mục tiêu tiết kiệm: giúp chúng ta xác định được số tiền bản thân được phép sử dụng trong 1 thời gian cụ thể, từ đó lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
- Mua sắm vừa đủ: giúp chúng ta hạn chế chi tiêu quá đà, dân đến lãng phí (ví dụ: đồ ăn, nước uống,...).
- Bảo quản đồ dùng cá nhân, thiết bị gia đình: giúp tăng thời gian sử dụng đồ dùng, thiết bị đó, không phải thay mới quá nhiều lần gây tốn kém.
- Giảm bớt những hoạt động vui chơi bên ngoài: giúp chúng ta giữ lại một khoản tiền nhất định để tiết kiệm hoặc chi tiêu vào những việc có ích hơn.
- Tập thói quen để dành một khoản tiền mỗi ngày, mỗi tuần: giúp chúng ta tích góp dần theo thời gian, từ một khoản tiền nhỏ có thể tiết kiệm thành một con số lớn.
- Không sử dụng lãng phí điện, nước: giúp giảm thiểu chi phí điện nước hằng tháng.
- Tái chế các vật dụng, đồ dùng bị hư hỏng: giúp tiết kiệm được khoản tiền dùng để thay mới một số đồ dùng, dụng cụ.
3. Ý nghĩa của thói quen tiết kiệm tiền:
- Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và gia đình.
- Làm giàu cho bản thân và gia đình.
- Là một trong những yếu tố quan trọng để ta đạt được đến thành công.
- ...