Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí 11 chân trời (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI 

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

       Câu 1 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi đề cập đến EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2021?

       A. Có quy mô kinh tế đứng thứ hai thế giới.     

       B. Chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới.  

       C. Chiếm 17,8% GDP của thế giới.   

       D. Chiếm 15,0% giá trị thương mại hàng hóa thế giới. 

       Câu 2 (0,25 điểm). Ba quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) là:   

       A. Đức, Pháp, Hà Lan. 

       B. Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp.  

       C. Pháp, I – ta – li – a, Tây Ban Nha.        

       D. Đức, Pháp, I – ta – li – a.          

       Câu 3 (0,25 điểm). Hoạt động nào không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?

       A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E – bớt.     

       B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng – xơ. 

       C. Dùng đồng tiền chung của EU.  

       D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.   

       Câu 4 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây của không đúng với EU từ khi thành lập đến nay?

       A. Là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.   

       B. Có sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các nước. 

       C. Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. 

       D. Có tất cả các nước châu Âu tham gia.      

       Câu 5 (0,25 điểm). Trung tâm công nghiệp nằm ở miền Bắc của CHLB Đức là:  

       A. Muy – nich.       

       B. Hăm – buốc.  

       C. Phrăng – phuốc. 

       D. Cô – lô – nhơ.  

       Câu 6 (0,25 điểm). Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính là: 

       A. đất feralit và đất nâu, xám.    

       B. đất feralit và đất phù sa. 

       C. đất phù sa và đất xám hoang mạc.   

       D. đất nâu, xám và đất pốtdôn.   

       Câu 7 (0,25 điểm). Đông Nam Á biển đảo chủ yếu có khí hậu: 

       A. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.        

       B. cận xích đạo, xích đạo.   

       C. xích đạo, nhiệt đới gió mùa.      

       D. nhiệt đới gió mùa, ôn đới.   

       Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm về khí hậu khu vực Đông Nam Á?  

       A. Khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau.     

       B. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.  

       C. Phần lớn Đông Nam Á hải đảo nằm trong đới khí hậu cận nhiệt.  

       D. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao của địa hình.  

       Câu 9 (0,25 điểm). Một trong những yếu tố gây khó khăn chủ yếu về quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở một số nước Đông Nam Á. 

       A. một số dân tộc ít người phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia. 

       B. có nhiều tôn giáo khác nhau trong nước cùng tồn tại lâu đời với nhau.  

       C. có nhiều giá trị văn hóa khác nhau cùng tồn tại và phát triển cùng nhau.  

       D. phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân có nhiều nét tương đồng.  

       Câu 10 (0,25 điểm). Ở Đông Nam Á, nước có trên 80% dân số theo Hồi giáo là:  

       A. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Phi – lip – pin.   

       B. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Xin – ga – po.   

       C. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, In – đô – nê – xi – a.    

       D. Ma – lai – xi – a, Bru – nây, Mi – an – ma.   

       Câu 11 (0,25 điểm). Trong cơ chế hoạt động của ASEAN, nhiệm vụ của Cấp cao ASEAN là:   

       A. hoạch địch chính sách cao nhất của ASEAN.

       B. chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN.          

       C. đảm bảo thực hiện các quyết định liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN.  

       D. điều phối thực hiện các thỏa thuận của Hội nghị Cấp cao ASEAN. 

       Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải là thành tựu về xã hội của ASEAN?

       A. Các nước thành viên đang chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.      

       B. Vấn đề việc làm cho người lao động ở ASEAN từng bước được giải quyết.  

       C. Các vấn đề giáo dục y tế không ngừng được cải thiện. 

       D. Chất lượng cuộc sông của người dân được nâng cao.  

       Câu 13 (0,25 điểm). Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều? 

       A. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp. 

       B. Sổ hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.       

       C. Qúa trình và trình độ đô thị hóa các quốc gia khác nhau. 

       D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí.  

        Câu 14 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình?    

       A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ôn đỉnh.    

       B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.   

       C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.  

       D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.     

        Câu 15 (0,25 điểm). Điều kiện quan trọng nhất để ngành du lịch khu vực Đông Nam Á phá triển là: 

       A. giá thành du lịch rẻ. 

       B. cơ sở vật chất – kĩ thuật rất phát triển.              

       C. có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc.     

       D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.    

       Câu 16 (0,25 điểm). Khu vực nào của Tây Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp?

       A. Đồng bằng ven biển phía Tây. 

       B. Khu vực phía Bắc.               

       C. Đồng bằng Lưỡng Hà.      

       D. Phía tây và nam bán đảo A – ráp.    

     Câu 17 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm các ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á?

       A. Nhiều nước trong khu vực đã phát triển ngành công nghiệp hóa dầu.       

       B. Đu – bai được xem là trung tâm thương mại, du lịch hàng đầu khu vực.                

       C. Các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là.  

       D. Giao thông đường ống trong khu vực không được chú trọng phát triển.   

       Câu 18 (0,25 điểm). Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á là:  

       A. giải quyết vấn đề nước tưới.      

       B. tạo giống mới năng suất cao.               

       C. cải tạo đất trồng tăng độ phì. 

       D. chống xòi mòn bạc màu đất. 

      Câu 19 (0,25 điểm). Biện pháp chủ yếu để các nước Tây Nam Á để tránh phụ thuộc nước ngoài là: 

       A. chuyển dịch đa dạng cơ cấu kinh tế. 

       B. đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa,                

       C. tập trung xuất khẩu các khoáng sản.       

       D. đầu tư phát triển các công nghệ cao.   

       Câu 20 (0,25 điểm). Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á?

       A.  Cô – oét.  

       B.  A – rập Xê – út. 

       C.  Các Tiểu vương quốc A – rập Thống nhất. 

        D.  I – rắc  

       B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

       Câu 1 (2,0 điểm). Hãy nêu nội dung và lấy ví dụ của bốn mặt tự do lưu thông trong EU. 

       Câu 2 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á, năm 2000 và 2020

(Đơn vị: %)

Nhóm tuổi 

Năm 

Từ 0 đến 14 tuổi

Từ 15 đến 64 tuổi

Từ 65 tuổi trở lên 

2000

31,8

63,3

4,9

2020

25,2

67,7

7,1

(Nguồn: WB, 2022)

          

 

 

 

 

 

- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020. 

          - Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2020. 

       Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao? 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

D

D

D

B

B

C

C

A

C

 

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14 

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

A

A

D

C

C

D

A

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

 Nêu nội dung và lấy ví dụ của bốn mặt tự do lưu thông trong EU:

- Tự do di chuyển: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc được đảm bảo. 

Ví dụ: một người Hà Lan có thể làm việc mọi nơi trên đất nước Pháp như người Pháp. 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

 

 - Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…

Ví dụ: một công ty vận tải ở I – ta – li – a có thể đảm nhận hợp đồng vận tải ở nước Đức mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức. 

0,25 điểm

 

0,25 điểm 

- Tự do lưu thông hàng hóa: tự do lưu thông và buôn bán trong thị trường chung châu Âu các sản phẩm sản xuất hợp pháp mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. 

Ví dụ: một ô tô của Đức khi bán sang một quốc thành viên EU khác thì không phải chịu thuế. 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

- Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với thanh toán, giao dịch được bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong nội khối. 

Ví dụ: một người Tây Ban nha có thể dễ dàng mở tài khoản ngân hàng ở bất kì quốc gia thành viên khác trong nội khối. 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

Câu 2

(2,0 điểm)

 a. Vẽ biểu đồ

- Vẽ biểu đồ tròn 

(Lưu ý: Biểu đồ đảm bảo chính xác về giá trị, số liệu, có chú giải, có tên biểu đồ). (Sai, thiếu mỗi nội dung trừ 0,25 điểm)

 

1,0 điểm

 

b. Nhận xét

- Cơ cấu dân số ở khu vực Đông Nam Á đang có sự thay đổi thể hiện đó là sự chuyển dịch cơ cấu theo nhóm tuổi. Cụ thể: 

+ Năm 2000 dân số từ 0 đến 14 tuổi chiếm 31,8%, đến năm 2020 con số này đã giảm xuống còn 25,2%. 

+ Nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi năm 2000 chiếm 63,3%, đến năm 2020 là 67,7%. 

+ Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2000 chiếm 4,9%, đến năm 2020 con số này tăng lên 7,1%. 

=> Như vậy, có thể thấy cơ cấu dân số Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu dân số trẻ đang có xu hướng già hóa. Cơ cấu dân số trên mang lại cơ hội về nguồn lao động, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an ninh xã hội. 

 

 

 

 

1,0 điểm

Câu 3 

(1,0 điểm)

Đồng ý với nhận định: “Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN”.  

0,5 điểm

Giải thích:

 - Từ khi gia nhập Hiệp hội ASEAN Việt Nam đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua các hội nghị (Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 1998, 2010, 2020), các hiệp ước, tuyên bố, các dự án, chương trình…

- Việt Nam cũng đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng. 

 

 

 

0,5 điểm 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 

Bài 10. Liên minh Châu Âu

1

1

1

 

2

   

4

1

3,0

Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

1

       

1

0

0,25

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 

Bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

2

 

1

1

2

   

5

1

3,25

Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 

1

 

1

 

2

  

1

4

1

2,0

Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á 

1

       

1

0

0,25

KHU VỰC TÂY NAM Á

Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

1

 

1

 

2

   

4

0

1,0

Bài 16. Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mở ở Tây Nam Á

1

       

1

0

0,25

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

8

0

0

1

20

3

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10,0

điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 

1. Liên minh châu Âu

Nhận biết

- Nêu và lấy ví dụ được bốn mặt tự do lưu thông của EU. 

- Nhận biết ba quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

C2

C1

(TL)

Thông hiểu

Tìm ý không đúng khi đề cập đến EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2021. 

1

 

C1

 

Vận dụng

- Tìm hiểu hoạt động không thể hiện sự hợp tác tròng sản xuất và dịch vụ trong EU. 

- Tìm phát biểu không đúng với EU từ khi thành lập đến nay. 

1

 

 

1

 

C3

 

 

C4

 

Vận dụng cao

     

2. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

Nhận biết

Nhận biết trung tâm công nghiệp nằm ở miền Bắc của CHLB Đức. 

1

 

C5

 

Thông hiểu 

     

Vận dụng

     

Vận dụng cao 

     

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

3. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Nhận biết

- Nhận biết hai nhóm đất chính của khu vực Đông Nam Á. 

- Nhận biết kiểu khí hậu của Đông Nam Á biển đảo. 

1

 

 

1

 

C6

 

 

C7

 
Thông hiểu

- Đọc bảng số liệu và thực hiện yêu cầu. 

- Tìm ý không thể hiện đặc điểm về khí hậu của khu vực Đông Nam Á. 

 

 

 

1

1

 

 

 

C8

C2

(TL)

Vận dụng

- Tìm hiểu những yếu tố gây khó khăn chủ yếu về quản lí, ổn định chính trị xã hội ở một số nước Đông Nam Á. 

- Tìm hiểu những nước  nào ở khu vực Đông Nam Á có trên 80% dân số theo Hồi giáo. 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

C9

 

 

 

 

 

 

C10

 
Vận dụng cao     

4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Nhận biết

Nhận biết nhiệm vụ của Cấp cao ASEAN trong cơ chế hoạt động của ASEAN. 

1

 

C11

 
Thông hiểu

Tìm ý không phải là thành tựu về xã hội của ASEAN. 

1

 

C12

 
Vận dụng

- Tìm hiểu biểu hiện chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN vẫn còn chênh lệch rất nhiều. 

- Tìm nhận định không phải lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình. 

1

 

 

 

 

1

 

C13

 

 

 

 

C14

 
Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích.   

 

1

 

C3

(TL)

5. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á

Nhận biết

Nhận biết điều kiện quan trọng phát triển ngành du lịch khu vực Đông Nam Á. 

1

 

C15

 
Thông hiểu      
Vận dụng     
Vận dụng cao      

KHU VỰC TÂY NAM Á

6. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Nhận biết 

Nhận biết khu vực nào của Tây Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. 

1

 

C16

 
Thông hiểu 

Tìm ý không đúng về đặc điểm các ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á. 

1

 

C17

 
Vận dụng

- Tìm hiểu vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á. 

- Tìm hiểu biện pháp để các nước Tây Nam Á tránh phụ thuộc nước ngoài. 

1

 

 

 

 

1

 

C18

 

 

 

 

C19

 
Vận dụng cao      

7. Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á

Nhận biết

Nhận biết nước nào có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á. 

1

 

C20

 
Thông hiểu 

 

    
Vận dụng     
Vận dụng cao      
Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối học kì 1 địa lí 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net