Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 11 chân trời (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 2. IMF là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Liên minh châu Âu.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Câu 3. Thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khỏe, giáo dục và thu nhập gọi là

A. HDI. B. GDP. C. GNI. D. USD.

Câu 4. Kênh đào qua eo Pa-na-ma là cầu nối giữa các đại dương nào?

A. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương. B. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 5. Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập vào năm nào?

A. 1995. B. 1944. C. 1989. D. 1945.

Câu 6. Điền vào chỗ chấm: “... là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.

A. An ninh lương thực. B. An ninh mạng.

C. An ninh năng lượng. D. An ninh nguồn nước.

Câu 7. Quốc gia nào thuộc nhóm nước đang phát triển?

A. Ca - na - da. B. Ô - xtrây - li - a. C. I - xra - en. D. Bra - xin.

Câu 8. Chỉ số phát triển con người phản ánh điều nào sau đây?

A. sự phát triển của con người trên các phương diện sức khỏe, giáo dục và thu nhập.

B. trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

C. trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân ở từng quốc gia.

D. chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất hợp thành một hình thái kinh tế - xã hội. 

Câu 9. Tiêu chí nào không đóng vai trò đánh giá trình độ phát triển kinh tế?

A. GNI/người. B. Cơ cấu kinh tế.

C. Chỉ số HDI. D. Tuổi thọ trung bình.

Câu 10. Biểu hiện nào không phải của khu vực hóa kinh tế?

A. Liên kết tam giác tăng trưởng In-đô-nê-xi-a – Ma-lai-xi-a – Xin-ga-po.

B. Hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thúc đẩy tự do hóa thương mại.

C. Kí kết nhiều hiệp định về kinh tế chính trị, môi trường…

D. Nhiều quốc gia đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức liên kết kinh tế khác nhau.

Câu 11. Hậu quả của việc khai thác khoáng sản quá mức là

A. làm nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

B. phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

C. cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.

D. phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

Câu 12. Hành động nào sau đây đe dọa hòa bình thế giới?

A. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia.

B. Giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ giữa các quốc gia.

C. Tranh chấp biên giới lãnh thổ.

D. Phối hợp giải quyết vấn đề năng lượng trên toàn thế giới.

Câu 13. Ở Mỹ Latinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng A-ma-dôn. B. Vùng núi An-đét.

C. Đồng bằng La Pla-ta. D. Đồng bằng Pam-pa.

Câu 14. Việt Nam không nằm trong tổ chức nào sau đây?

A. UN. B. EU. C. WTO. D. IMF.

Câu 15. Nhờ lợi thế nào giúp cho Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu dừa và hạt điều lớn nhất thế giới, xuất khẩu tiêu và quế đứng thứ hai thế giới?

A. Lợi thế về điều kiện tự nhiên và khí hậu. 

B. Lợi thế về nguồn lao động.

C. Lợi thế về ưu đãi từ các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

D. Lợi thế về vị trí địa lí và vùng biển.

Câu 16. Đặc điểm nào giúp vùng biển Ca-ri-bê thuận lợi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và du lịch?

A. Phía tây là miền núi cao sơn nguyên và vùng núi trẻ.

B. Hệ thống núi An - đét cao và đồ số bậc nhất thế giới chạy sát bờ Thái Bình Dương.

C. Phía đông là miền núi thấp, sơn nguyên và đồng bằng.

D. Vùng biển nhiều đảo, đất màu mỡ.

Câu 17. Hiện nay do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước. Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ nguồn nước?

A. Tránh phát tán thông tin sai lệch trên mạng xã hội.

B. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.

C. Không xả rác thải, nước sinh hoạt vào sông, hồ, ao, biển…

D. Sử dụng thực phẩm sạch.

Câu 18. Câu nào sau đây đúng khi nói về quy mô và tốc độ tăng GDP của một số nước năm 2021?

Bảng. Quy mô GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng GDP của một số nước năm 2021

Nước

Quy mô GDP (tỉ USD)

Tốc độ tăng GDP (%)

Đức

4259,9

2,6

Hoa Kỳ

23315,1

5,9

Bra - xin 

1609,0

4,6

Việt Nam

366,1

2,6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam bằng tốc độ tăng GDP của Đức năm 2021.

B. Quy mô GDP của các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao hơn.

C. Hoa Kỳ có quy mô và tốc độ tăng GDP cao nhất trong các nước trên.

D. Bra - xin có quy mô GDP cao gấp 4,4 lần so với quy mô GDP của Việt Nam.

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ La tinh?

A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.

C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Câu 20. Vì sao Liên Hợp Quốc vẫn coi Qatar - một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới (năm 2020 ở mức gần 56 nghìn USD) là một nền kinh tế đang phát triển?

A. Vì quốc gia này không có rừng, phần lớn diện tích là sa mạc.

B. Vì phần lớn dân số quốc gia này là người nhập cư.

C. Vì quốc gia này có sự bất bình đẳng về thu nhập trong các nhóm dân cư.

D. Vì giá xăng của quốc gia này rẻ (khoảng 0,5 USD/lít năm 2020).

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1(2,0 điểm) Trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

Câu 2. (3,0 điểm)

a. (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm sông, hồ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La tinh.

b. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA KHU VỰC MỸ LA TINH GIAI ĐOẠN 1961 - 2020

Năm

1961

1980

2000

2010

2019

2020

Tốc độ tăng GDP (%)

6,2

6,7

3,6

6,4

0,7

-6,6

- Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961 - 2020.

- Nhận xét về tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961 - 2020..

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

D

A

C

A

A

D

A

D

B

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

C

A

B

A

D

C

B

A

C

       B. PHẦN TỰ LUẬN(5,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

- Thương mại thế giới phát triển: Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày các được tự do dịch chuyển.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

- Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.

- Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

a. Đặc điểm sông, hồ của khu vực Mỹ La tinh:

- Mạng lưới sông ở Mỹ La tinh khá phát triển, có nhiều sông lớn và dài, phần lớn các sông nhiều nước quanh năm như A - ma - dôn, Ô - ri - nô - cô…

- Các hồ ở Mỹ La tinh đa số là hồ nhỏ, nằm trên các độ cao lớn, có nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng hà.

→ Ảnh hưởng: Sông ngòi có giá trị về nhiều mặt: là đường giao thông quan trọng, nguồn nước tưới tiêu, tiềm năng thủy điện lớn và là các địa điểm du lịch hấp dẫn.

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

b.

- Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA KHU VỰC MỸ LA TINH GIAI ĐOẠN 1961 - 2020

(Đơn vị: %)

Biểu đồ

- Nhận xét: Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh không ổn định do phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: bất ổn xã hội, phụ thuộc vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường, thiên tai, dịch bệnh… Năm 2020 tăng trưởng GDP âm do ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19.

 

 

1 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế 

 

Câu 1

1

 

1

   

2

1

2,5

Một số tổ chức quốc tế và khu vực 

2

 

1

     

3

 

0,75

Một số vấn đề an ninh toàn cầu 

1

 

1

   

1

 

3

 

0,75

Khu vực Mỹ La tinh 

2

 

2

Ý 1, câu 2

1

Ý 2, câu 2

1

Ý 3, câu 2

6

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

8

 

6

   

2

 

20

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,5

1,5

1,0

1,0

0,5

0,5

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Nhận biết

- Chỉ ra khái niệm các chỉ tiêu phân chia các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Chỉ ra quốc gia đang phát triển.

- Chỉ ra HDI phản ánh điều nào.

 

3

 

 

C3

 

 

C7

 

C8

Thông hiểu

Chỉ ra được tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế

 

1

 

C9

Vận dụng

- Chọn nhận xét đúng về quy mô và tốc độ tăng GDP.

- Giải thích vì sao Liên hợp quốc vẫn coi Qatar - một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới là một nền kinh tế đang phát triển.

 

2

 

C18

 

 

 

 

 

C20

Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế 

Nhận biết

- Trình bày được biểu hiện toàn cầu hóa kinh tế.

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Chỉ ra biểu hiện không phải của khu vực hóa kinh tế.

 

1

 

C10

Vận dụng

Giải thích được lợi thế nào giúp Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dừa và hạt điều lớn nhất thế giới, xuất khẩu tiêu và quế đứng thứ hai thế giới.

 

1

 

C15

Một số tổ chức quốc tế và khu vực

Nhận biết

- Nhận biết một số tổ chức quốc tế và khu vực.

- Nhận biết năm thành lập của các tổ chức.

 

2

 

C2

 

C5

 

Thông hiểu

- Chỉ ra được Việt Nam không thuộc tổ chức nào.

 

1

 

C12

 

Một số vấn đề an ninh toàn cầu 

Nhận biết

Nhận biết một số vấn đề an ninh toàn cầu

 

1

 

C6

Thông hiểu

- Chỉ ra các hành động phá hoại sự hòa bình trên thế giới.

 

1

 

C14

Vận dụng

Liên hệ bảo vệ an ninh toàn cầu.

 

1

 

C17

Khu vực Mỹ La tinh

Nhận biết

- Xác định được vị trí, địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh.

 

2

 

C1

C4

Thông hiểu

- Chỉ ra hậu quả của việc khai thác khoáng sản quá mức. 

- Chỉ ra được rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào.

- Nêu đặc điểm sông, hồ ảnh hưởng đến kinh tế khu vực Mỹ La tinh.

1 ý

2

C2a

 

C11

 

 

C13

Vận dụng

- Chỉ ra đặc điểm giúp vùng biển Ca-ri-bê thuận lợi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và du lịch.

- Chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu làm tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ La tinh.

- Vẽ biểu đồ tốc độ tăng GDP khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961 - 2020.

2 ý

2

C2b

C16

 

 

C19

Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa học kì 1 địa lí 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net