Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Quá trình dinh dưỡng ở động vật gồm mấy giai đoạn?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 2. Năng lượng hóa học có trong các hợp chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP để cung cấp cho tất cả các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Quá trình này là

A. trao đổi khí với môi trường. B. trao đổi khí với mao mạch.

C. hô hấp ở phổi. D. hô hấp tế bào.

Câu 3. Huyết áp là

A. áp lực của máu tác động lên thành mạch.

B. áp lực của máu tác động lên động mạch.

C. áp lực của máu tác động lên tĩnh mạch.

D. áp lực của máu tác động lên mao mạch.

Câu 4. Bệnh nào sau đây nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm?

A. Cận thị. B. Loãng xương. C. Nấm da. D. Ung thư.

Câu 5. Các cơ quan tham gia hệ bài tiết gồm

A. thận, gan, ruột già, phổi. B. da, phổi, mật, thận.

C. tụy, ruột già, thận, gan. D. phổi, da, gan, thận.

Câu 6. Hình thức tiêu hóa của bọt biển là

A. có túi tiêu hóa. B. chưa có cơ quan tiêu hóa.

C. có ống tiêu hóa. D. có khoang tiêu hóa.

Câu 7. Những động vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?

A. bọt biển, ếch, giun đất, giun đũa. B. ếch, giun đất, dế mèn, ốc.

C. tôm, gián, bọt biển, giun đũa. D. cua, ruồi, cá cóc, dế mèn.

Câu 8. Van ngăn cách giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là

A. van động mạch chủ. B. van ba lá.

C. van động mạch phổi. D. van hai lá.

Câu 9. Tác nhân gây bệnh chỉ có thể gây bệnh trên người khi hội đủ các yếu tố: 

A. có khả năng gây bệnh và có con đường xâm nhiễm phù hợp.

B. số lượng đủ lớn, có khả năng gây bệnh và con đường xâm nhiễm phù hợp.

C. tồn tại trong môi trường tự nhiên, có khả năng gây bệnh và số lượng phải đủ lớn.

D. có khả năng gây bệnh trên động vật và số lượng phải đủ lớn.

Câu 10. Trung bình mỗi ngày có khoảng bao nhiêu lít nước tiểu đầu được tạo ra?

A. 150 - 160 lít.     B. 160 - 170 lít.           C. 170 - 180 lít.     D. 180 - 190 lít.

Câu 11. Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Đây là đặc điểm của hình thức trao đổi khí nào?

A. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. B. Trao đổi khí qua ống khí.

C. Trao đổi khí qua mang. D. Trao đổi khí qua phổi.

Câu 12. Mạch máu nào có thành mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc và giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc)?

A. Động mạch. B. Tĩnh mạch.   C. Mao mạch. D. Huyết mạch.

Câu 13. Tế bào có chức năng tiết các chất phân hủy các tế bào nhiễm bệnh là

A. đại thực bào. B. tế bào T độc.

C. tế bào B nhớ. D. tế bào plasma.

Câu 14. Cân bằng động nội môi là

A. những điều kiện lí, hóa của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị nhất định.

B. những điều kiện lí, sinh của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị nhất định.

C. những điều kiện hóa, sinh của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị nhất định.

D. những điều kiện lí, hóa, sinh của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị nhất định.

Câu 15. Những động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A. ếch, thằn lằn, gõ kiến, thỏ. B. ốc, cá, bồ câu, người.

C. bào ngư, hươu, cá mập, châu chấu. D. cóc, vịt, sò, đỗ quyên.

Câu 16. Tiêm hoặc uống vaccine là 

A. đưa kháng nguyên vào cơ thể.

B. đưa chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.

C. đưa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.

D. đưa kháng nguyên và kháng thể vào cơ thể.

Câu 17. Nhận định nào sau đây đúng về hô hấp ở cá?

A. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi cung mang có nhiều phiến mang.

B. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

C. Cá có thể lấy được ít O2 trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch cùng chiều với nhau.

D. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu CO2, khi cá thở ra, dòng máu giàu O2 được đẩy ra ngoài.

Câu 18. Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm hoạt động trong chu kì của tim người trưởng thành là không đúng?

A. Nút xoang nhĩ phát xung thần kinh với nhịp khoảng 0,8s/lần, xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co.

B. Tâm nhĩ co 0,1s và dãn 0,7s. Kết thúc pha tâm nhĩ co, tâm thất co 0,3s và dãn 0,5s.

C. Tâm thất co là do xung thần kinh từ nút nhĩ thất (nhận xung từ nút xoang nhĩ) truyền qua bó His, các sợi Purkinje và xuống cơ tâm thất.

D. Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; khi tâm thất cơ, máu từ tâm thất lên tâm nhĩ.

Câu 19. Khi cơ thể bị nhiễm HIV, virus không tấn công vào tế bào nào sau đây?

A. Tế bào thực bào. B. Tế bào lympho

C. Tế bào T hỗ trợ. D. Tế bào mast

Câu 20. Ở người khỏe mạnh bình thường, thành phần nào dưới đây không có trong nước tiểu đầu?

A. Hồng cầu. B. Glucose.

C. NaCl. D. Amino acid.

Câu 21. Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là

(1) Tác nhân dị ứng. (2) Ô nhiễm thực phẩm.

(3) Chế độ ăn ít xơ. (4) Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn.

(5) Ô nhiễm nguồn nước. (6) Nhịn đại tiện.

A. (1), (2), (3) và (6). B. (2), (4), (5) và (6).

C. (1), (2), (4) và (5). D. (2), (3), (5) và (6).

Câu 22. Một trong những tác hại của khói thuốc lá với hệ hô hấp là

A. làm giảm tiết chất nhầy ở đường hô hấp.

B. phá hủy cấu trúc phế nang và làm xơ hóa phế nang.

C. tăng lưu thông không khí.

D. hạn chế các phản ứng viêm.

Câu 23. Khẳng định nào dưới đây về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khoẻ là không đúng?

A. Ethanol trong rượu, bia gây kích thích hoạt động thần kinh dẫn đến tăng  cường khả năng kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể, gây nôn, dễ nổi nóng. 

B. Rượu, bia có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.

C. Phần lớn ethanol trong rượu, bia được phân huỷ ở gan, tuy nhiên, sản phẩm phân huỷ có thể gây độc tế bào gan và dẫn đến viêm gan, xơ gan.

D. Nồng độ cao ethanol gây ảnh hưởng xấu đến lớp cơ thành mạch máu và cơ tim.

Câu 24. Các dấu hiệu đặc trưng của dị ứng là

(1) mẩn ngứa. (2) sốc phản vệ.

(3) suy hô hấp. (4) hạ huyết áp. (5) nôn mửa.

A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2), (4) và (5).

C. (1), (3), (4) và (5). D. (1), (2), (3) và (5).

Câu 25. Đường tiết niệu bị nhiễm virus, vi khuẩn, nấm là nguyên nhân dẫn đến bệnh

A. sỏi đường tiết niệu. B. viêm đường tiết niệu.

C. Ung thư tiết niệu. D. nhiễm trùng đường tiết niệu.

Câu 26. Các lợi thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

(1) Các bộ phận của hệ tiêu hóa có tính chuyên hóa cao.

(2) Các enzyme tiêu hóa không bị hòa loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

(3) Tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tiêu hóa nội bào.

(4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải.

A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (4).

C. (1), (2) và (4). D. (2), (3) và (4)

Câu 27. Vì sao khi nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường luôn ẩm ướt?

A. Vì môi trường ẩm ướt giúp ếch có thể bơi lội và di chuyển dễ dàng hơn.

B. Vì ếch chủ yếu hô hấp qua da và phổi, da ếch cần ẩm ướt để hô hấp bằng phổi dễ dàng hơn.

C. Vì ếch chủ yếu hô hấp qua da, da ếch cần ẩm ướt để có thể dễ dàng trao đổi khí. 

D. Vì môi trường ẩm ướt giúp ếch dễ dàng làm tổ và đẻ trứng.

Câu 28. Vì sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp?

A. Vì ăn mặn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng glucose trong máu, từ đó kích thích tăng lượng hormone Aldosterone kích thích hấp thụ ở ống thận làm tăng lượng nước trong máu, dẫn đến tăng huyết áp.

B. Vì ăn mặn quá nhiều muối sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu máu, từ đó kích thích tăng lượng hormone Aldosterone kích thích hấp thụ ở ống thận làm tăng lượng nước trong máu, dẫn đến tăng huyết áp.

C. Vì ăn mặn quá nhiều muối sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu máu, từ đó kích thích tăng lượng hormone ADH kích thích hấp thụ ở ống thận làm tăng lượng nước trong máu, dẫn đến tăng huyết áp.

D. Vì ăn mặn quá nhiều muối sẽ làm lượng glucose trong máu, từ đó kích thích tăng lượng hormone ADH kích thích hấp thụ ở ống thận làm tăng lượng nước trong máu, dẫn đến tăng huyết áp.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu?

Câu 2. (1 điểm): Vì sao hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng tiến hóa?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1 - C

2 - D

3 - A

4 - C

5 - D

6 - B

7 - A

8 - D

9 - B

10 - C

11 - B

12 - C

13 - B

14 - A

15 - A

16 - C

17 - A

18 - D

19 - D

20 - A

21 - C

22 - B

23 - A

24 - A

25 - B

26 - C

27 - C

28 - C

    

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(2,0 điểm)

Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

Tiêu chí

Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu

Có ở tất cả động vật

Không

Thời điểm hình thành

Hình thành dần trong đời sống cá thể

Ngay từ khi sinh ra

Thời gian đáp ứng

Muộn (khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể)

Sớm (ngay khi tiếp xúc tác nhân gây bệnh)

Cơ chế nhận diện

Đặc hiệu

Không đặc hiệu

Tế bào tham gia chủ yếu

Tế bào thực bào, tế bào lympho B và T

Tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên

Trí nhớ miễn dịch

Không

Vai trò

Loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể

Ngăn cản sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh và loại bỏ khi chúng xâm nhiễm vào cơ thể

Biện pháp: giữ gìn cơ thể sạch sẽ, tránh tổn thương da và niêm mạc, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên, hạn chế sử dụng chất kích thích…

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

 

 

0,25

Câu 2

(1,0 điểm)

- Vì hệ tuần hoàn kín có nhiều ưu điểm so với hệ tuần hoàn hở. 

- Cụ thể: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín với áp lực cao hơn, vận tốc lớn hơn hệ tuần hoàn hở nên máu có thể đi xa, đến các cơ quan nhanh.

- Điều này giúp đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, do đó hệ tuần hoàn kính giúp sinh vật tiến hóa theo hướng có kích thước cơ thể lớn hơn và mức độ hoạt động cao hơn.

0,25

 

 

0,5 

 

0,25 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

2

   

2

   

4

0

1

2. Hô hấp ở động vật

3

 

1

 

2

   

6

0

1,5

3. Hệ tuần hoàn ở động vật

4

 

1

 

1

  

1

6

1

2,5

4. Miễn dịch ở người và động vật

4

 

1

1

1

   

6

1

3,5

5. Bài tiết và cân bằng nội môi

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

8

0

0

1

28

2

10

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

 

TN 

TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

2

28

  

1. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Nhận biết

- Chỉ ra được quá trình dinh dưỡng ở động vật

- Chỉ ra được các hình thức tiêu hóa ở động vật.

 

2

 

C1

 

C6

Vận dụng

Ứng dụng về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

 

2

 

C21

C26

2. Hô hấp ở động vật

Nhận biết

- Chỉ ra vai trò của hô hấp và mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào.

- Chỉ ra hình thức hô hấp ở động vật.

 

3

 

C2

 

 

C7

C11

Thông hiểu

Xác định nhận định đúng về các hình thức hô hấp ở động vật.

 

1

 

C17

Vận dụng

Liên hệ về bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp.

 

2

 

C22

C27

3. Hệ tuần hoàn ở động vật

Nhận biết

- Chỉ ra đặc điểm cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch.

- Chỉ ra những đại diện động vật ở các dạng hệ tuần hoàn.

 

4

 

C3

C8

C12

C15

Thông hiểu

Chỉ ra đặc điểm không đúng trong chu kì của tim người trưởng thành.

 

1

 

C18

Vận dụng

- Liên hệ về bệnh hệ tuần hoàn.

- Giải thích vì sao hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng tiến hóa.

1

1

C2

C23

4. Miễn dịch ở người và động vật

Nhận biết

- Chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật.

- Chỉ ra các tuyến phòng vệ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các tác nhân gây bệnh.

 

4

 

C4

C9

C13

C16

Thông hiểu

- Xác định virus HIV không tấn công vào tế bào mast.

- Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Nêu một số biện pháp tăng cường bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu.

1

1

C1

C19

Vận dụng

Liên hệ các dấu hiệu đặc trưng khi bị dị ứng.

 

1

 

C24

5. Bài tiết và cân bằng nội môi

Nhận biết

- Chỉ ra các cơ quan tham gia bài tiết.

- Chỉ ra vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng mồ hôi.

- Chỉ ra khái niệm và cơ chế cân bằng nội môi.

 

3

 

C5

C10

C14

Thông hiểu

Xác định thành phần không có trong nước tiểu đầu ở người khỏe mạnh bình thường.

 

1

 

C20

Vận dụng

Liên hệ bệnh liên quan đến bài tiết.

 

2

 

C25

C28

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 11 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net