Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU                         

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Động vật nào sau đây có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

A. Cá chép, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa.

C. Bọ ngựa, cào cào. D. Ếch, ruồi.

Câu 2. Phát triển qua biến thái có đặc điểm

A. con non sinh ra giống con trưởng thành.

B. gặp ở đa số động vật có xương sống.

C. không phải trải qua quá trình lột xác.

D. con non sinh ra khác con trưởng thành.

Câu 3. Giai đoạn phôi thai ở người kéo dài khoảng

A. 32 - 36 tuần. B. 38 - 42 tuần.

C. 34 - 38 tuần. D. 40 - 44 tuần.

Câu 4. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết quá trình sinh sản là

A. sự lớn lên của cơ thể. B. sự hình thành cơ quan mới.

C. sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể. D. sự hình thành cơ thể mới.

Câu 5. Đặc trưng của sinh sản sản hữu tính là

A. tạo ra thế hệ sau ít thích nghi với môi trường sống thay đổi.

B. có sự hình thành và kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.

D. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Câu 6. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là

A. sinh sản phân đôi. 

B. sinh sản nảy chồi.

C. sinh sản có sự kết hợp các giao tử. 

D. sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.

Câu 7. Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa biến đổi thành hạt?

A. noãn. B. nhân cực. 

C. nội nhũ. D. nhân của giao tử đực thứ hai.

Câu 8. Sự tái sinh, mọc lại các bộ phận cơ thể bị mất là hình thức sinh sản nào?

A. Phân mảnh. B. Phân đôi.

C. Sinh sản hữu tính. D. Trình sản.

Câu 9. Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, hormone nào sau đây khi ở nồng độ cao kích thích thùy trước tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hormone?

A. LH. B. Progesterone. C. FSH. D. Estrogen.

Câu 10. Động vật có hình thức thụ tinh ngoài là

A. cá voi. B. ếch, nhái. C. rái cá. D. hà mã.

Câu 11. Tương quan các hợp chất nào trong cây chi phối sự chuyển từ pha phát triển sinh dưỡng sang pha phát triển sinh sản?

A. Các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa nitrogen (N).

B. Các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa oxygen (O).

C. Các hợp chất nitrogen (N) và các hợp chất chứa carbohydrate (C).

D. Các hợp chất nitrogen (N) và các hợp chất chứa oxygen (O).

Câu 12. Phytochrome Pr và Pfr có mối liên hệ với nhau là

A. hai dạng đều không chuyển hóa lẫn nhau dưới tác động của ánh sáng.

B. hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới tác động của ánh sáng.

C. dạng Pr không chuyển hóa được sang dạng Pfr.

D. dạng Pfr không chuyển hóa được sang dạng Pr.

Câu 13. Giảm phân diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính?

A. Trước thụ tinh. B. Thụ tinh.

C. Sau thụ tinh. D. Phát sinh phôi.

Câu 14. Trong sinh sản vô tính có sự xuất hiện cấu trúc nào sau đây?

A. Giao tử đực. B. Giao tử cái.

C. Hợp tử. D. Cá thể mới.

Câu 15. Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hòa bởi hormone nào?

A. Testosterone và estrogen. B. Ecdysteroid và juvenile.

C. Thyroxine và GH. D. Allata và cardiaca.

Câu 16. Những thay đổi sinh lí ở lứa tuổi dậy thì là do nồng độ hormone nào tăng cao?

A. Thyroxine. B. GH.

C. Testosterone và estrogen. D. PTTH.

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam?

A. Mọc râu. B. Có hiện tượng mộng tinh.

C. Sụn giáp phát triển. D. Xương chậu phát triển.

Câu 18. Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để kích thích sinh sản cho bò?

A. Dùng hormone progesterone.

B. Dùng hormone GnRH.

C. Tối ưu hóa các điều kiện môi trường.

D. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo.

Câu 19. Nhận định nào dưới đây về các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?

A. Quang chu kì là hiện tượng liên quan đến đồng hồ sinh học.

B. Tương quan hormone chi phối sự ra hoa.

C. Quang chu kì là hiện tượng thực vật phát triển phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.

D. Với cùng thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng mạnh hơn sẽ thúc đẩy sự ra hoa sớm hơn.

Câu 20. Ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển giữa giới đực và giới cái không giống nhau do có sự khác biệt về

A. di truyền. B. hormone. 

C. chế độ dinh dưỡng. D. điều kiện môi trường.

Câu 21. Theo quy định tại Điều 142, 145 Luật Hình sự 2015, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dực khác với người ở độ tuổi bao nhiêu thì bị phát từ 01 năm đến chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra?

A. dưới 18 tuổi. B. đủ 18 tuổi.

C. dưới 16 tuổi. B. từ đủ 16 đến 18 tuổi.

Câu 22. Những biện pháp nào sau đây giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì?

(1) Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể.

(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.

(3) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

(4) Phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục để đi khám kịp thời.

(5) Bổ sung hormone để giúp phát triển chiều cao.

(6) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

(7) Không nên quan hệ tình dục.

A. (1), (2), (3), (4) và (7). Β. (2), (3), (4), (6) và (7).

C. (1), (2), (3), (6) và (7). D. (2), (3), (5), (6) và (7).

Câu 23. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tính kép ở thực vật hạt kín là

A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử).

B. Hình thành nội nhũ cung cấp cho phôi phát triển.

C. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

D. Làm tăng kích thước tế bào.

Câu 24. Khi nói về các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Người ta không áp dụng phương pháp giâm cành cho các giống cây ăn quả (cam, bưởi,...) vì thời gian ra rễ ở các cây này rất lâu.

(2) Khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn của cành ghép và gốc ghép nối liền với nhau.

(3) Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có số lượng lớn và đa dạng về mặt di truyền.

(4) Sử dụng phương pháp chiết cành cho các cây ăn quả có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng và thời gian thu hoạch nhưng không thể biết trước đặc tính của quả.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 25. Để tách tinh trùng thành hai loại, một loại có NST giới tính X và một loại có NST giới tính Y, người ta sử dụng

A. các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di.

B. dùng tia phóng xạ tác động lên tinh trùng.

C. dùng tia tử ngoại tác động lên tinh trùng.

D. dùng hóa chất như EMS, 5BU,... tác động lên tinh trùng.

Câu 26. Vì sao cấm xác định giới tính ở thai nhi?

A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.

B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.

C. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

D. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam và nữ.

Câu 27. Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa.

B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa.

C. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa.

D. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kìm hãm sự ra hoa.

Câu 28. Để ngăn chặn khả năng sinh sản của côn trùng gây hại, người ta sử dụng một hormone ức chế quá trình biến thái thành con trưởng thành. Đó là hormone nào?

A. Ecdysteroid. B. PTTH. C. GH. D. Juvenile.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Hãy vẽ sơ đồ mô tả vòng đời của rêu. Trong đó, xác định giai đoạn sinh sản vô tính và giai đoạn sinh sản hữu tính.

Câu 2. (1 điểm): Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” ban đêm nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1 - A

2 - D

3 - B

4 - D

5 - B

6 - D

7 - A

8 - A

9 - D

10 - B

11 - A

12 - B

13 - A

14 - D

15 - B

16 - C

17 - D

18 - A

19 - A

20 - B

21 - C

22 - B

23 - B

24 - B

25 - A

26 - D

27 - A

28 - D

    

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(2,0 điểm)

Sơ đồ vòng đời của rêu:

- Giai đoạn sinh sản vô tính: bào tử (n) → thể giao tử (n).

- Giai đoạn sinh sản hữu tính: tinh trùng (n) × trứng (n) → hợp tử (2n) → thể bảo từ (2n).

 

1

 

 

 

 

0,5

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

Phytochrome là sắc tố cảm nhận quang chu kì, tồn tại ở hai dạng có thể chuyển hóa cho nhau:

- Phấp thụ ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.

- Pfr hấp thụ ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày ngắn ra hoa.

Trong điều kiện ngày dài, Pđược tạo ra đủ nên kích thích hình thành hormone ra hoa ở cây ngày dài. Trong điều kiện ngày ngắn, lượng Pr tạo ra không đủ để kích thích hình thành hormone chi phối sự ra hoa. Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo là Pfr chuyển thành Pr đủ để kích thích sự ra hoa của cây thanh long.

0,5

 

 

 

 

0,5

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

2

 

1

 

1

  

1

4

1

2

2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

2

 

1

 

1

   

4

 

1

4. Khái quát về sinh sản ở sinh vật

4

       

4

 

1

5. Sinh sản ở thực vật

2

  

1

2

   

4

1

3

6. Sinh sản ở động vật

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

8

0

0

1

28

2

10

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

 

TN 

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

14

  

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

Trình bày được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 

2

 

C11

C12

Thông hiểu

Phân tích tác động của các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 

1

 

C19

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.

1

1

C2

C27

2. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhận biết

- Nêu được đại diện, đặc điểm các hình thức phát triển ở động vật.

- Nêu được quá trình sinh trưởng và phát triển ở người.

 

3

 

C1

C2

C3

Thông hiểu

Phân tích được các dấu hiệu dậy thì ở người.

 

1

 

C17

Vận dụng

Liên hệ được kiến thức đã học vào thực tiễn.

 

2

 

C21

C22

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhận biết

Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

 

2

 

C15

C20

Thông hiểu

Phân tích được hormone ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở người.

 

1

 

C16

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 

1

 

C28

CHỦ ĐỀ 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

1

14

  

4. Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Nhận biết

- Nêu được dấu hiệu đặc trưng của quá trình sinh sản.

- Trình bày được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

 

4

 

C4

C5

C13

C14

5. Sinh sản ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

- Nêu được đặc điểm sự hình thành hạt và quả.

 

2

 

C6

C7

 

Thông hiểu

Vẽ được sơ đồ vòng đời ở rêu.

1

 

C1

 

Vận dụng

- Vận dụng được kiến thức để xác định ý nghĩa của hiện tượng thụ tính kép.

- Liên hệ được ứng dụng của phương pháp nhân giống vô tính.

 

2

 

C23

C24

 

 

6. Sinh sản ở động vật

Nhận biết

- Nêu được các hình thức sinh sản vô tính.

- Nêu được cơ chế điều hòa sinh sản ở người.

- Nêu được đại diện của các hình thức thụ tinh.

 

3

 

C8

C9

C10

 

Thông hiểu

Phân tích được các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.

 

1

 

C18

 

Vận dụng

Liên hệ điều khiển sinh sản ở động vật.

 

2

 

C25

C26

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 11 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com