Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU                          

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mô phân sinh lóng nằm ở

A. chồi ngọn, chồi nách và đỉnh rễ. B. thân và rễ.
B. mắt của thân cây Một lá mầm. D. hoa và lá.

Câu 2. Dấu hiệu của đặc trưng của phát triển là

A. phân hóa tế bào, phát sinh hình thái và thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

B. tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

C. phân hóa cơ quan, phát sinh hình thái và thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

D. tăng khối lượng, kích thước các cơ quan dẫn đến thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

Câu 3. Hình thức học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát hành vi của các cá thể khác gọi là

A. học nhận biết không gian. B. học liên hệ.

C. học giải quyết vấn đề. D. học xã hội.

Câu 4. Người, chó, cò, bồ nông, trăn... là những động có hệ thần kinh dạng nào?

A. Chưa có hệ thần kinh. B. Hệ thần kinh dạng lưới.

C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. D. Hệ thần kinh dạng ống.

Câu 5. Hoạt động ứng động của thực vật có đặc điểm

A. là phản ứng vận động của thực vật với tác nhân kích thích không định hướng.

B. bao gồm ứng động sinh trưởng và ứng động sức trương.

C. luôn gắn liền với sự phân chia và lớn lên không đồng đều của các tế bào ở hai phía đối diện của cơ quan.

D. là cơ sở đáp ứng của các tác nhân gây bệnh, động vật ăn thực vật,...

Câu 6. Cảm ứng ở thực vật là phản ứng của 

A. các tế bào đối với kích thích của môi trường.

B. các mô đối với kích thích của môi trường.

C. các cơ quan đối với kích thích của môi trường.

D. các hormone đối với kích thích của môi trường.

Câu 7. Tầng phát sinh mạch dẫn nằm ở

A. dưới lớp biểu mô. B. giữa mạch gỗ và mạch rây.

C. giữa vỏ bì và tầng sinh vỏ. D. dưới lớp vỏ bì.

Câu 8. Biểu hiện của sinh trưởng là

A. gà tăng cân từ 1kg lên 3kg. B. gà trống bắt đầu biết gáy.

C. gà mái bắt đầu đẻ trứng. D. gà con thay lông.

Câu 9. Pheromone có đặc điểm nào sau đây?

A. chỉ có ở động vật có vú. B. là hormone cơ thể tiết ra môi trường.

C. được sử dụng để tìm kiếm bạn tình. D. gây ra phản ứng chuyên biệt.

Câu 10. Thụ thể nào có vai trò tiếp nhận kích thích từ phân tử vị?

A. Mắt. B. Da. C. Lưỡi. D. Da.

Câu 11. Rễ cây hướng động âm trước tác nhân nào sau đây?

A. Ánh sáng. B. Chất dinh dưỡng. C. Nước.     D. Trọng lực.

Câu 12. Động vật đáp ứng kích thích thông qua

A. hormone. B. phản xạ. 

C. sinh trưởng. D. vận động.

Câu 13. Phytohormone nào kích thích sự ngủ của hạt, chồi?

A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Gibberellin. D. Ethylene.

Câu 14. Tập tính ở động vật là gì?

A. Thói quen hoạt động của quần thể động vật.

B. Cách cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường.

C. Chuỗi hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường.

D. Những hoạt động cơ bản của động vật khi sinh ra đã có.

Câu 15. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào sau đây?

A. Bẩm sinh, rất bền vững. 

B. Di truyền, không bền vững.

C. Có tính chất cá thể, hình thành trong đời sống cá thể.

D. Đặc trưng cho loài, được hình thành với tác nhân bất kì.

Câu 16. Vận động của cụp và xòe lá ở cây trình nữ là

A. ứng động sức trương. B. ứng động tiếp xúc.

C. hướng hóa. D. hướng tiếp xúc.

Câu 17. Gibberellin không có vai trò sinh lí nào say đây?

A. Kích thích hạt nảy mầm. B. Kích thích ra hoa.

C. Kích thích dãn dài thân. D. Kích thích rụng lá.

Câu 18. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?

1. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, sinh trưởng là điều kiện thúc đẩy phát triển.

2. Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

3. Sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật hạt kín.

4. Tốc độ sinh trưởng ở cơ thể động vật sau tuổi phát dục sẽ chậm lại.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 19. Hành động nào sau đây là kết quả học tập của học giải quyết vấn đề?

A. Tinh tinh nuốt là ở một cành cây tạo thành cái que chọc vào tổ mối để bắt mồi.

B. Chim sâu không ăn các con sâu có màu sặc sỡ.

C. Cóc đớp phải con ong thì nhả ra.

D. Thỏ ăn trúng lá cây bị say, về sau nó không bao giờ săn loại lá đó nữa.

Câu 20. Thứ tự các bước nào sau đây là đúng về quá trình truyền tin qua synapse hóa học?

1. Xuất hiện và lan truyền xung thần kinh ở màng sau synapse.

2. Ca2+ kích thích xuất bào chất truyền tin hóa học vào khe synapse.

3. Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse, là nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hóa học chứa trong các bóng.

4. Xung thần kinh lan truyền đến kích thích Ca2+ đi từ ngoài vào trong thùy synapse.

5. Chất truyền tin hóa học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse.

6. Enzyme phân giải chất truyền tin hóa học thành các tiểu phần.

A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 → 6. B. 2 → 3 → 1 → 6 → 5 → 4.

C. 4 → 1 → 5 → 3 → 6 → 2. D. 4 → 2 → 5 → 1 → 6 → 3.

Câu 21. Các phản ứng vận động nào sau đây không thuộc hướng động?

A. Rễ cây mọc hướng về nguồn nước.

B. Thân non mọc hướng về phía có ánh sáng.

C. Cây trinh nữ cụp lá khi chạm tay vào lá và xòe ra sau một khoảng thời gian.

D. Cây dây leo cuốn xung quanh thân cây gỗ trong rừng nhiệt đới.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng về cảm ứng ở sinh vật?

A. Cảm ứng ở thực vật liên quan đến sự sinh trưởng của các tế bào nên diễn ra chậm.

B. Cảm ứng ở động vật là những phản ứng trả lời kích thích từ môi trường bên ngoài.

C. Cảm ứng ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh và đa dạng.

D. Cảm ứng ở thực vật bao gồm những phản ứng phức tạp, không quan sát được bằng mắt thường.

Câu 23. Trong truyện “con quạ khôn ngoan”, quạ đã biết gắp những hòn sỏi bỏ vào một cái bình miệng nhỏ để nước trong bình dâng lên và nó có thể uống. Câu truyền trên thể hiện tập tính gì?

A. Tập tính bắt chước. B. Tập tính kiếm ăn.

C. Học giải quyết vấn đề. D. Học xã hội.

Câu 24. Cho các bộ phận sau đây:

1. Cơ ngón tay. 2. Tủy sống

3. Neuron vận động. 4. Neuron cảm giác.

5. Thụ thể cảm giác đau. 6. Não.

Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi lỡ tay chạm vào gai nhọn là

A. 5 → 3 → 6 → 2 → 4 → 1. B. 5 → 3 → 2 → 4 → 1.

C. 5 → 4 → 6 → 2 → 3 → 1. D. 5 → 4 → 2 → 3 → 1.

Câu 25. Auxin ngoại sinh được sử dụng với những mục đích nào dưới đây?

1. Kích thích sự ra rễ của cành giâm, cành chiết.

2. Điều khiển sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy.

3. Tăng chiều cao của các cây lấy sợi và lấy gỗ.

4. Kích thích ra hoa trái vụ của cây họ Dứa.

5. Hạn chế sự rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở cây có múi.

Phương án trả lời đúng là

A. 1, 2 và 3. B. 1, 2 và 5.

C. 2, 4 và 5. D. 1, 3 và 4.

Câu 26. Muỗi là sinh vật trung gian gây nên nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Để phòng ngừa muỗi gây hại nên diệt muỗi ở giai đoạn nào là tốt nhất?

1. Trứng. 2. Loăng quăng. 

3. Nhộng. 4. Muỗi trưởng thành.

A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4.

Câu 27. Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng về tập tính của động vật vào trong cuộc sống?

1. Đặt bù nhìn hình người trong ruộng lúa, nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoại cây trồng.

2. Nuôi mèo để bắt chuột.

3. Dùng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dẫn dụ để bắt côn trùng hại cây ăn quả.

4. Nuôi heo lấy thịt.

5. Sử dụng cho nghiệp vụ để bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 28. Có bao nhiêu loại thuốc sau đây có tác dụng giảm đau?

1. Morphine. 2. Paracetamol. 

3. Oxycodone. 4. Piperazin.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1 điểm): Cho hai ví dụ về cảm ứng ở thực vật như sau:

Ví dụ 1: Cây nắp ấm (Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce) bắt mồi.

Ví dụ 2: Cây trồng trong nhà đặt gần cửa sổ, cành lá vươn ra phía ánh sáng.

Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai ví dụ trên (về loại cảm ứng, hướng kích thích).

Câu 2. (1 điểm): Sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng. Hãy vẽ vòng đời của bướm, từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa sâu gây hại.

Câu 3. (1 điểm)Khi cầu thủ thi đấu, những trường hợp va chạm dẫn đến chấn thương không chảy máu, không gãy xương có thể dùng bình xịt gây tê để giảm đau tại chỗ. Sau khi xịt vài phút, cầu thủ sẽ cảm thấy hết đau. Hãy giải thích hiện tượng trên.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1 - B

2 - A

3 - D

4 - D

5 - A

6 - C

7 - B

8 - A

9 - D

10 - C

11 - A

12 - B

13 - A

14 - C

15 - A

16 - A

17 - D

18 - C

19 - A

20 - D

21 - C

22 - C

23 - C

24 - D

25 - B

26 - A

27 - C

28 - C

    

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(1,0 điểm)

Sự khác nhau giữa hai ví dụ:

Đặc điểm

Ví dụ 1

Ví dụ 2

Loại cảm ứng

Ứng động

Hướng động

Hướng kích thích

Tác nhân kích thích không định hướng

Tác nhân kích thích từ một hướng nhất định

 

 

 

0,5

 

 

0,5

Câu 2

(1 điểm)

* Sơ đồ vòng đời của bướm:

 

* Cần phải diệt sâu hại ở giai đoạn trứng, sâu bướm, đặc biệt giai đoạn sâu bướm là giai đoạn sử dụng nguồn thức ăn lớn để dự trữ và phát triển thành con trưởng thành.

- Một số biện pháp như: Sử dụng các loài thiên địch: ếch, chim, nhện, ong mắt đỏ,...; Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học;...

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

Câu 3

( 1 điểm)

- Thành phần của bình xịt thường là CO2 lạnh và ethyl chloride có tác dụng ức chế cơn đau tạm thời.

- Ethyl chloride có nhiệt độ sôi chỉ hơn 12℃, khi xịt lên da (khoảng 37℃), chất này sẽ sôi và bốc hơi, kéo theo nhiệt mạnh, khiến da bị tê cứng và đông lạnh cục bộ. Dẫn đến xung thần kinh không truyền được cảm giác đau lên trung khu cảm giác ở não bộ. 

- Khí lạnh CO2 có chức năng gây tê, giảm đau, làm mát vết thương.

→ Nguyên lí hoạt động của bình xịt tương tự khi ta cầm cục đá lạnh trên tay, dây thần kinh cảm giác bị tê và không truyền được cơn đau.

0,25

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

2

 

1

     

3

 

0,75

2. Cảm ứng ở thực vật

3

 

1

1

    

5

1

2,25

3. Cảm ứng ở động vật

3

 

2

 

1

  

1

6

1

2,5

4. Tập tính ở động vật

3

 

2

 

1

   

5

 

1,25

5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

2

 

1

 

1

1

  

4

1

2

6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3

 

1

 

1

   

5

 

1,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

8

1

4

1

0

1

28

3

10

Điểm số

4,0

0

2,0

1,0

1,0

1,0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

 

TN 

CHỦ ĐỀ 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

 

19

  

Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

- Nhận biết cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

 

2

 

C6, C12

Thông hiểu

Chỉ ra vai trò không đúng về cảm ứng ở sinh vật.

 

1

 

C22

Cảm ứng ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết đặc điểm của hình thức vận động hướng động và vận động cảm ứng.

 

3

 

C5, C11, C16

Thông hiểu

- Phân biệt các hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật.

- Chỉ ra các đặc điểm của cảm ứng ở thực vật.

1

1

C1

C21

Vận dụng

Vận dụng kiến thức về cảm ứng để giải thích hiện tượng trong thực tiễn.

1

 

C3

 

Cảm ứng ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết các hình thức cảm ứng ở động vật.

- Nhận biết các dạng thụ thể ở động vật.

- Nhận biết đặc điểm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

 

3

 

C4, C10, C15

Thông hiểu

- Chỉ ra cơ chế cảm ứng ở động vật.

- Chỉ ra đặc điểm về chất kích thích.

1

2

C1

C20, C24

Vận dụng

Ứng dụng cảm ứng ở động vật vào đời sống hàng ngày.

 

1

 

C28

Tập tính ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết khái niệm các hình thức học tập ở động vật.

- Nhận biết về đặc điểm của pheromone.

- Nhận biết khái niệm tập tính ở động vật.

 

3

 

C3, C9, C14

Thông hiểu

- Xác định được ví dụ của các hình thức học tập ở động vật.

- Xác định được ví dụ của các loại tập tính.

 

2

 

C19, C23

Vận dụng

Liên hệ vai trò của tập tính ở động vật.

 

1

 

C27

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

 

9

  

Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Nhận biết biểu hiện của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 

2

 

C2, C8

Thông hiểu

Xác định mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 

1

 

C18

Vận dụng

Ứng dụng vòng đời của sinh vật để đề xuất biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại.

1

1

C2

C26

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết vị trí của các mô phân sinh.

- Nhận biết đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.

- Nhận biết đặc điểm của các phytohormone.

 

3

 

C1, C7, C13

Thông hiểu

Xác định được thứ tự quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 

1

 

C17

Vận dụng

Vận dụng vai trò của các hormone vào sản xuất nông nghiệp

 

1

 

C25

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 11 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net