Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Công dân 8 kết nối ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Công dân 8 kết nối ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

  1. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương

  2. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn

  3. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

  4. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Câu 2 (0,25 điểm). Một trong những nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?

  1. Làm việc phù hợp với khả năng của mình, theo chuyên môn, không bị phân biệt đối xử

  2. Muốn làm lúc nào tùy thuộc vào ý thích của mình

  3. Thời gian làm việc theo ý kiến chủ quan của mình

  4. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình

Câu 3 (0,25 điểm). Học sinh có thể làm gì để phòng tránh được các tai nạn về cháy nổ ở xung quanh mình?

  1. Sử dụng điện thoại di động khi đang cắm nguồn sạc

  2. Tắt hết các thiết bị điện khi không dùng đến

  3. Cắm nhiều giắc cắm ở một ổ điện

  4. Dùng vải che phủ vào các thiết bị điện khi chúng đang hoạt động

  Câu 4 (0,25 điểm). Người sử dụng lao động không được quyền làm gì?

  1. Không thực thi hợp đồng đã cam kết

  2. Chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của nhân viên

  3. Xét tặng thưởng cho các nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao

  4. Thực hiện các việc làm đã cam kết trong hợp đồng

Câu 5 (0,25 điểm). Nhà nước cấm người ở độ tuổi nào không được làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại?

  1. 25 tuổi

  2. Dưới 18

  3. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng

  4. Người ngoài 30 tuổi

Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?

  1. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.

  2. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.

  3. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.

  4. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.

Câu 7 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?

  1. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

  2. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.

  3. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.

  4. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.

Câu 8 (0,25 điểm). Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

  1. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ

  2. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng

  3. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga

  4. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy

Câu 9 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây có thể dẫn đến các tai nạn về cháy nổ?

  1. Hút thuốc lá tại điểm bán xăng, dầu khi đang xếp hàng đến lượt

  2. Ngắt nguồn điện của đèn học sau khi học xong vào buổi tối

  3. Chỉ sử dụng điện thoại khi đã hoàn tất quá trình sạc pin

  4. Sử dụng các thiết bị đóng cắt dòng điện khi xảy ra các sự cố về điện

Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?

  1. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.

  2. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở sang chiết khí ga.

  3. Tự ý nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động.

  4. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Câu 11 (0,25 điểm). Chủ thể nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

  1. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh X được nghỉ phép hằng năm.

  2. Bạn T chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.

  3. Bà Y thuê bạn C (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.

  4. Chị V luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.

Câu 12 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

  1. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

  2. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.

  3. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động.

  4. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người.

Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?

  1. Chị S để các hóa chất dễ cháy ở xa khu vực bếp.

  2. Anh T tố cáo hành vi tàng trữ thuốc nổ của ông X.

  3. Anh V mua thuốc nổ về tự chế pháo để bán kiếm lời.

  4. Chị M gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.

Câu 14 (0,25 điểm).Người sử dụng lao động có các quyền nào sau đây?

  1. Quyền được tuyển dụng, bố trí công việc làm cho nhân viên

  2. Phân biệt đối xử với các nhân viên trong công ty

  3. Ép buộc nhân viên làm thêm giờ, không được quy định trong điều khoản của hợp đồng

  4. Đưa ra các đạo luật cưỡng bức sức lao động của nhân viên

Câu 15 (0,25 điểm). Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.

  2. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.

  3. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.

  4. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.

Câu 16 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc?

  1. Chúng ta sẽ không sử dụng được hết các tính năng của điện thoại khi chúng ta đang sạc dở

  2. Làm cho điện thoại nóng lên, rò rỉ bo mạch bên trong của máy, gây cháy nổ trong quá trình sử dụng

  3. Không cảm nhận được hết độ mượt của điện thoại trong khi đang sạc

  4. Người dùng không tập trung sử dụng được thiết bị

    Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

  1. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.

  2. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.

  3. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

  4. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.

Câu 18 (0,25 điểm). Để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường lao động, chúng ta cần nắm rõ các điều gì?

  1. Cần tìm hiểu về công việc mà mình muốn làm, các quy định, yêu cầu của công việc; nắm rõ các quy định, luật bảo vệ người lao động do nhà nước ban hành

  2. Yêu cầu công ty phải đáp ứng được các nhu cầu của mình khi vào làm tại công ty

  3. Không chấp nhận các yêu cầu phát sinh trong khi làm việc tại công ty

  4. Yêu cầu công ty cần có một bản quy định rõ ràng về công việc

Câu 19 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây là đúng?

  1. Tuyên truyền cho mọi người về các quy định mà pháp luật đã quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại

  2. Bác N thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây, để giúp cây không còn sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng

  3. Khi đi ngoài đường Lan nhìn thấy một vật thể lạ nhìn như một quả mìn, Lan tò mò nên lại gần xem đó là gì

  4. Bà Mai thường xuyên để bếp sưởi đang hoạt động gần màn ngủ cho ấm

Câu 20 (0,25 điểm). P năm nay 15 tuổi nhưng do nhà hoàn cảnh khó khăn nên em có xin vào một xưởng làm đồ thủ công mĩ nghệ để làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể rèn luyện được tay nghề. Chủ xưởng thường xuyên yêu cầu P làm các công việc như cắt, dập sợi mây bằng máy dập. Theo em, hành động của chủ xưởng đó đã thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động chưa thành niên của nhà nước hay chưa?

  1. Vì P làm ở xưởng nên việc gì được giao P đều phải hoàn thành, không được quyền lựa chọn việc làm khi tham gia lao động

  2. Chủ xưởng của P chưa thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động vị thành niên, với lao động đủ 15 tuổi không nên được đảm nhận các vị trí công việc được thực hiện với máy móc nguy hiểm

  3. Chủ xưởng của P đã làm đúng chức trách phân công nhiệm vụ cho P làm

  4. Thực hiện các nhiệm vụ được giao là trách nhiệm của P khi làm việc

Câu 21 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”. Trong tình huống sau, chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

  1. Hai bạn K và V.

  2. Hai bạn K và T.

  3. Cả ba bạn K, T, V.

  4. Bạn V và T.

Câu 22 (0,25 điểm). Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước. Theo em, chị A nên làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về bản thân mình?

  1. Vì con của chị chưa lớn nên chưa cần thiết phải tính toán đến hợp đồng lao động với công ty

  2. Chị H có thể tới công ty đòi lại quyền lợi cho bản thân

  3. Chị H có thể căn cứ vào điều lệ đã kí trong hợp đồng với công ty và các điều luật bảo vệ quyền lợi của người lao động để đòi lại quyền lợi thuộc về bản thân mình

  4. Thực hiện trình báo cho cơ quan công an về tình hình của bản thân

Câu 23 (0,25 điểm). Trong quá trình làm việc chị T liên tục bị chủ công ty đe dọa sẽ sa thải nếu chị không đồng ý làm thêm giờ buổi tối. Trong khi hợp đồng quy định chị không cần làm buổi tối. Chị T còn con nhỏ việc làm thêm buổi tối là rất khó khăn với chị, chị T có thể làm gì để kiến nghị việc làm này?

  1. Chị T có thể dựa vào các điều khoản đã quy định trong hợp đồng để thôi không cần phải tăng ca vào buổi tối, nếu công ty vẫn cố gắng cưỡng ép chị là đang vi phạm về hợp đồng lao động, sẽ phải chịu hoàn toàn các trách nhiệm pháp lí

  2. Chị T có đe dọa kiện công ty nếu cố tình bắt ép chị

  3. Chị T có thể dùng các kiến thức cơ bản về quyền lao động của nhà nước ban hành để bảo vệ quyền lợi thuộc về mình

  4. Chị T có thể gặp riêng lãnh đạo và trao đổi về tình hình gia đình của mình

Câu 24 (0,25 điểm). Gần tết Nguyên đán, anh M được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

  2. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.

  3. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.

  4. Từ chối, đồng thời khuyên anh  không nên thực hiện ý định đó.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Theo em, lao động có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?

b. Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

1/ Lao động giúp con người phát triển các mối quan hệ tích cực, tránh những thói hư tật xấu.

2/ Hoạt động lao động chỉ có ý nghĩa khi tạo ra những đóng góp to lớn cho xã hội.

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể về một tấm gương dũng cảm trong công tác phòng ngừa cháy nổ. Em học tập được gì từ tấm gương đó?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG 8 - BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

B

A

B

D

C

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

D

C

A

     C

A

C

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

A

A

B

A

C

A

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

a. Ý nghĩa của lao động đối với cá nhân và xã hội:

Lao động là hoạt động chủ yếu của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.

 

 

1,0 điểm

b. Bày tỏ quan điểm trước các ý kiến:

Ý kiến 1/

Đồng tình. Lao động giúp con người phát triển các mối quan hệ tích cực, tránh những thói hư tật xấu.

Ý kiến 2/

Không đồng tình. Vì: bất cứ hoạt động lao động chân chính nào (dù tạo ra giá trị lớn hay nhỏ) đều là sự đóng góp cho xã hội.

 

1,0 điểm

 

 

1,0 điểm

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để kể tấm gương dũng cảm trong công tác phòng ngừa cháy nổ: 

Gợi ý:

Tấm gương: anh Trung Văn Nam dũng cảm cứu em bé trong đám cháy ở Hà Nội

- Trưa 12/1/2022, tại số nhà 107, ngõ 51 đường Lương Khánh Thiện, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã xảy ra vụ hỏa hoạn. Phát hiện căn nhà bị cháy, anh Trung Văn Nam cùng với một số người dân xung quanh nhanh chóng chạy đến tìm cách dập lửa. Khi ngọn lửa bốc cháy, trong nhà có em Vũ Hải Yến đang bị mắc kẹt ở trên tầng tum.

- Bất chấp hiểm nguy của bản thân anh Trung Văn Nam đã leo lên dùng chân đạp mạnh vào khung sắt và cố gắng kéo em Yến thoát ra khỏi ngôi nhà đang cháy dữ dội. Với lòng dũng cảm và quyết đoán, anh Nam đã cứu bé Yến thoát khỏi “lưỡi hái của tử thần” trong gang tấc.

- Sau vụ việc, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội lan truyền những hình ảnh đẹp về hành động xả thân cứu người trong biển lửa của anh Nam khiến nhiều người cảm phục.

Bài học:

- Cần chấp hành đúng quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ.

- Trang bị các kiến thức và kĩ năng cần thiết để ứng phó với tai nạn cháy, nổ.

 

 

 

0,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các loại chất độc hại

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

 

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Bài 9

12

1

 

 

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các loại chất độc hại

Nhận biết

Nhận biết được việc công dân nên làm để phòng tránh tai nạn về cháy nổ và các chất độc hại.

2

 

C1, C3

 

Thông hiểu

- Xác định được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Xác định được hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007.

- Biết các hành vi được phép trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại.

- Nhận biết được hành vi dẫn đến tai nạn cháy nổ.

- Biết thực hiện các hành động phòng tránh tai nạn về cháy nổ.

6

 

C6, C8, C9, C13, C15, C17

 

Vận dụng

- Giải thích được lí do không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc.

- Xác định được việc làm phù hợp để phòng tránh tai nạn cháy nổ.

- Biết được chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ

- Xử lí được các tình huống liên quan đến tai nạn cháy nổ, các chất độc hại.

4

 

C16, C19, C21, C24

 

Vận dụng cao

Kể được một tấm gương dũng cảm trong công tác phòng ngừa cháy nổ và rút ra bài học cho bản thân.

 

1

 

C2 (TL)

Bài 10

12

1

 

 

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Nhận biết

- Nhận biết được độ tuổi không được làm công việc nguy hiểm.

- Nhận biết được quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

- Nêu được quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia hợp đồng lao động.

2

1

C2, C5

C1 (TL)

Thông hiểu

- Nắm rõ được những quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019.

- Biết được quyền của người sử dụng lao động.

- Biết được hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Xác định được ý kiến đúng liên quan đến vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

6

 

C4, C7,  C10, C11, C12, C14

 

Vận dụng

- Nắm rõ được cách bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tham gia thị trường lao động.

- Nhận xét được những hành vi vi phạm quy định sử dụng lao động của Nhà nước.

- Xử lí được tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

4

 

C18, C20, C22, C23

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi công dân 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì công dân 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 2 công dân 8 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Công dân 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com