Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Công dân 8 kết nối ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Công dân 8 kết nối ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

 I. ĐỀ THI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Điền vào chỗ trống từ thích hợp, “Truyền thống dân tộc là những …….tốt đẹp được hình thành trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được …….. từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Quý báu / di truyền

B. Giá trị / truyền

C. Tài sản / giữ gìn

D. Tiềm năng / lưu giữ 

Câu 2. Điều nào sau đây thể hiện sự tôn trọng về văn hóa của các quốc gia?

A. Tỏ thái độ không thích cách ăn mặc của một số quốc gia trên thế giới 

B. Không tích cực tham gia vào các hội thảo chia sẻ về kiến thức văn hóa của nhà trường

C. Tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc 

D. Chê bai một số món ăn nước ngoài

Câu 3. Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là? 

A. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán

B. Cách tìm kiếm một địa chỉ 

C. Phong thái khi trò chuyện

D. Ngôn ngữ 

Câu 4. Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?

A. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm

B. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn

C. Chê bai các mẫu cổ phục

D. Tư tưởng xính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống 

Câu 5. Hành động nào dưới đây không thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Mong muốn được giới thiệu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình đến bạn bè thế giới.

B. Ưu tiên sử dụng hàng hóa nước ngoài.

C. Chống lại sự kì thị, phân biệt chủng tộc.

D. Tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác.

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là sai về các giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam? 

A. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

B. Khi học hỏi các dân tộc khác, Việt Nam đã thay thế xóa bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.

C. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống là một trong những cách kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc.

D. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô cùng quý báu được tổ tiên, cha ông tạo dựng và lưu truyền từ ngàn xưa cho đến ngày nay.

Câu 7.  Sự tự hào về truyền thống của dân tộc được thể hiện qua hành động gì sau đây?

A. Học tập rèn luyện tốt

B. Thực hiện tốt các quy định điều lệ đã được đặt ra

C. Bảo vệ tốt chủ quyền của đất nước 

D. Thực hiện chống giặc ngoại xâm của đất nước, bảo vệ khỏi các thế lực thù địch làm hại đến chủ quyền đất nước

Câu 8. Những việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ thích dùng hàng ngoại, chê bai hàng của Việt Nam.

B. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.

C. Sử dụng tiếng Việt cách tân theo tiếng nước ngoài.

D. Bắt chước cách ăn mặc hở hang của một số số nước ở nơi công cộng

Câu 9. Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Hàn Quốc

C. Nhật Bản 

D. Thái Lan

Câu 10. Các việc làm nào sau đây giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương?

A. Xây dựng các tượng đài tưởng nhớ công lao của các chiến sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc

B. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.

Câu 11. Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

A. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng 

B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc

C. Chỉ làm những việc mình được giao

D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác

Câu 12. Thế nào là lao động sáng tạo?

A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc 

B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn

C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động

D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động 

Câu 13. Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?

A. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người

B. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh

C. Nguồn việc làm dồi dào

D. Đất canh tác được cải thiện

Câu 14. Việc làm thể hiện tình cảm lộ liễu nơi công cộng của một số bạn trẻ hiện nay là biểu hiện của:

A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc trên thế giới.

B. Tôn trọng truyền thống dân tộc.

C. Tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp văn hóa, truyền thống dân tộc.

D. Yêu mến dân tộc.

Câu 15. Pizza, hoa loa kèn, tháp nghiêng, họa sĩ Leonardo Da Vinci là những biểu trưng của quốc gia nào?

A. Pháp

B. Italia

C. Nga 

D. Bỉ 

Câu 16. Lan cho rằng “Tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương không có nhiều điều mới mẻ bằng việc đi xem các bộ phim mới”, Lan có phải là người biết giữ gìn truyền thống của quê hương mình hay không? 

A. Lan chưa biết tôn trọng và phát huy truyền thống của quê hương dân tộc

B. Lan nói đúng, vì các lễ hội truyền thống hiện nay không còn phù hợp với các bạn trẻ 

C. Lan biết tìm ra cho mình điều thú vị để tham gia 

D. Lan có cách nhìn nhận rất thực tế trong việc chọn các phương tiện giải trí 

Câu 17. Sự sáng tạo trong học tập được thể hiện qua điểm nào sau đây?

A. Tìm ra cách giải mới cho bài toán

B. Chăm chỉ học bài 

C. Áp dụng các công thức đã có sẵn để tìm ra lời giải cho bài tập 

D. Sử dụng sách tham khảo để hoàn thành các bài tập được giao

Câu 18.Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh

C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 19. Em là du học sinh nước ngoài, tại nơi em học tập và tạm trú, các bạn học của em có cái nhìn sai lệch về nền văn hóa của quê hương bản quán của mình. Em sẽ làm như thế nào để các bạn có thể hiểu hơn về nền văn hóa dân tộc?

  1. Mặc kệ những lời rèm pha
  2. Tìm cơ hội để nói với các bạn về những điều sai lệnh đó
  3. Đính chính với các bạn những thông tin sai lệch, giới thiệu thêm với các bạn về những đặc trưng văn hóa của quê hương mình
  4. Không giao du và kết bạn với những người bạn đó.

Câu 20. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay

B. Sáng tạo ra máy phay ruộng 

C. Vung gieo hạt bằng tay

D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 21. Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?

A. Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động

B. Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động

C. Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng

D. Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý

Câu 22. Hành vi sau đây có thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động “Chị L thường xuyên chế tạo các chai lọ bỏ đi thành các giỏ trồng hoa, trang trí cho không gian nhà thêm xanh tươi”?

A. Hành động của chị L thể hiện chị là một người sáng tạo trong lao động

B. Hành động của chị L thể hiện chị là một người cổ hủ 

C. Chị L có thể mua chậu trồng cây mới để có thể chọn được nhiều mẫu mã đẹp hơn

D. Chị L chỉ chăm chỉ chứ không sáng tạo trong lao động

Câu 23. Những trường hợp nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

Học ngoại ngữ để giao tiếp với nước ngoài.

Chỉ thích nói chuyện với bạn bè, người thân bằng tiếng nước ngoài.

Thích sống ở nước ngoài hơn ở Việt Nam.

Đi du học nước ngoài.

Giới thiệu với các bạn nước ngoài một số món ăn của Việt Nam.

Đối xử lịch sự, tế nhị và thân thiện với người nước ngoài.

Chỉ mua những hàng hóa do nước ngoài sản xuất.

Nhuộm tóc và ăn mặc cho thật giống người nước ngoài.

A. 2, 4, 5, 6.

B. 1, 4, 5, 6.

C. 1, 4, 5, 7.

D. 1, 4, 5, 8.

Câu 24. Nhóm bạn của K thường xuyên trêu đùa một bạn trong lớp vì có bố là thương binh, bị mất một cánh tay trong khi làm thực hiện tác chiến. Nhóm bạn cho rằng vì bố của bạn không giống với mọi người nên thật đáng chê. Theo em thái độ của nhóm bạn trên đã đúng hay chưa, em sẽ nói gì nếu chứng kiến nhóm bạn trêu bạn học kia?

A. Lứa tuổi học sinh tò mò bởi nhiều thứ xung quanh nên đó cũng được coi là một dạng tìm hiểu về thế giới quanh mình

B. Hành động của nhóm bạn là sai, thay vì trêu chọc bạn học kia, nhóm bạn của K phải tỏ thái độ biết ơn trước những hy sinh mà bố bạn đã cống hiến cho đất nước

C. Tuổi trẻ không tránh khỏi được những lần phạm lỗi, nên tỏ thái độ khoan dung với nhóm bạn

D. Không nên quan tâm đến những lời bàn tán xung quanh 

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1(2 điểm): 

a. Thế nào là tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? Em hãy nêu một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc. 

b. Ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa đối với xã hội là gì?

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. Bác K là cựu chiến binh, do ảnh hưởng của chiến tranh nên bác không thể đi lại bình thường như mọi người. Trẻ con trong xóm thấy bác có dáng đi bất thường nên mỗi lần trông thất bác là lại cười đùa, bắt chước lại điệu đi của bác. Bác K không chấp vặt tụi nhỏ vì chúng cũng chỉ là tò mò nên mới có các hành động như vậy. Em có nhận xét gì về bác K? Nếu là người thân trong gia đình của tụi nhỏ, em sẽ làm gì khi được chứng kiến tình huống như vậy?

b. Là một công nhân may trong vòng dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X, chị H cho rằng cần thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng đến kếy quả chung của dây chuyền.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

A

B

D

D

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

D

B

C

A

C

B

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

A

C

B

B

A

B

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN(4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a.

- Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc là tôn trọng chủ quyền, lợi ích nền văn hóa các dân tộc; luôn tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc:

+ Tôn trọng

+ Tiếp thu giá trị tốt đẹp

+ Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.

b. Ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa đối với xã hội là:

- Đa dạng văn hóa là phương tiện hiệu quả để thức đẩy hiểu biết lẫn nhau và chống lại các định kiến. Điều này hết sức cần thiết đối với ổn định xã hội.

+ Gắn kết xã hội: Văn hoá là nguồn hy vọng, cho phép con người có được ý thức

sâu sắc về cảm giác thuộc về cộng đồng

+ Vốn xã hội: Bảo vệ các hình thức khác biệt của văn hoá và quá trình hình thành các hình thức này sẽ góp phần tăng cường vốn xã hội của cộng đồng và đem lại

cảm giác làm chủ và niềm tin vào các tổ chức công cộng

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

Câu 2 

(2 điểm)

a.

- Nhận xét: Bác K là người đáng tôn trọng bởi bác là cựu chiến binh đã cống hiến cho đất nước. Đồng thời bác còn là người có tấm lòng khoan dung, rộng lượng khi không chấp vặt những hành động của tụi nhỏ

- Nếu là người thân trong gia đình của tụi nhỏ, em sẽ kể cho các em nghe về công lao của các chiến sỹ đã cống hiến như thế nào để giữ gì độc lập tự do cho tổ quốc, nói cho các em nghe lí do vì sao bác K lại có dáng đi lạ thường như vậy, cần tôn trọng và biết ơn những người có công với đất nước bởi vì đó là truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

b. 

- Ý kiến của chị H em không đồng tính vì trong lao động ngoài yếu tố cần cù, chịu khó ra thì chúng ta cần nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, có sự đột phá, sáng tạo giúp nâng cấp sản phẩm, công việc tốt hơn.

- Nếu em là chị H em sẽ nghiên cứu sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm tối ưu mang tính sáng tạo tăng năng suất trong công việc.

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

3

 

3

  

0,5

2

 

8

0,5

3

2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

3

0,5

3

0,5

1

 

1

 

8

1

4

3. Lao động cần cù, sáng tạo

4

 

2

 

1

0,5

1

 

8

0,5

3

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

1

2

1

4

0

24

2

10

Điểm số

2,5

1

2

1

0,5

2

1

0

6

4

 

Tổng số điểm

3,5 điểm

35%

3 điểm

30%

2,5 điểm

25%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Nhận biết

- Nhận biết một số truyền thống dân tộc Việt Nam

- Nhận biết biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc 

- nhận biết được hành động biểu hiện sự tự hào về truyền thống củ dân tộc

 

3

 

C1, C4, C7

Thông hiểu

- Trình bày giá trị của những truyền thống dân tộc Việt Nam

- Phân biệt những việc làm thể hiện và không thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc 

 

3

 

C5, C6, C10

Vận dụng

Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc

0,5

 

C2a

 

Vận dụng cao

Trả lời câu hỏi mở rộng và xử lí tình huống khó về chủ đề bài học

 

2

 

C16, C24

2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Nhận biết

- Nhận biết những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới

- Nhận biết thế nào là tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới

0,5

3

C1a

C3, C9, C15

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới

- Hiểu được những hành động thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới

0,5

3

C1b

C8, C14, C23

Vận dụng

Xác định những việc nên làm khi khi tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới 

 

1

 

C2

Vận dụng cao

Trả lời câu hỏi và xử lí tình huống khó về chủ đề bài học 

 

1

 

C19

3. Lao động cần cù, sáng tạo

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù sáng tạo trong lao động

 

4

 

C11, C12, C17, C20

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

- Phân biệt những hành động thể hiện, không thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động 

 

2

 

C13, C22

Vận dụng

Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động

0,5

1

C2b

C21

Vận dụng cao

Giải thích được ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến chủ đề bài học 

 

1

 

C18

Tìm kiếm google: Đề thi công dân 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì công dân 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 1 công dân 8 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Công dân 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net