Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 Chân trời ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 chân trời ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

       Câu 1 (0,25 điểm). Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào? 

       A. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. 

       B. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. 

       C. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.  

       D. Ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.  

       Câu 2 (0,25 điểm). Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của: 

       A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.  

       B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. 

       C. Nguyễn Văn Tưởng và Trần Xuân Soạn.  

       D. Nguyễn Đức Nhuận và Đào Doãn Địch.  

       Câu 3 (0,25 điểm). Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: 

        1. Hiệp ước Hắc Măng. 

        2. Hiệp ước Nhâm Tuất. 

        3. Hiệp ước Pa tơ nốt. 

        4. Hiệp ước Giáp Tuất.  

       A. 1 – 2 – 3 – 4. 

       B. 2 – 3 – 1 – 4. 

       C. 3 – 2 – 4 – 1.  

       D.  2 – 4 – 1 – 3. 

       Câu 4 (0,25 điểm). Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước? 

       A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam.  

       B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ.  

       C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.  

       D. Yêu cầu tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc.  

       Câu 5 (0,25 điểm). Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là: 

       A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. 

       B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.  

       C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước. 

       D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.  

       Câu 6 (0,25 điểm). Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? 

       A. Đất nước khủng hoảng. 

       B. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.  

       C. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu.  

       D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển.  

       Câu 7 (0,25 điểm). Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? 

       A. Các cuộc cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến.  

       B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng. 

       C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi. 

       D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng.  

       Câu 8 (0,25 điểm). Khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong trào Cần vương vì: 

       A. phong trào kéo dài trong 20 năm. 

       B. giành được thắng lợi, buộc Pháp rút quân về nước.

       C. lập được nhiều chiến công, gây cho Pháp tổn thất nặng nề. 

       D. làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Nêu nội dung chính của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam. 

       Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, tại sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? 

       Câu 3 (0,5 điểm). Khi học Bài 22. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX (Lịch sử 8), bạn Nam và bạn Minh có nêu ý kiến của mình như sau: 

- Bạn Nam: Các đề nghị cải cách đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó. 

- Bạn Minh: Các đề nghị cải cách mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại. 

      Em hãy nêu quan điểm của em như thế nào về ý kiến của bạn Nam và bạn Minh? Vì sao? 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

D

D

A

D

D

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam:

- Kinh tế:

+ Tăng cường cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, chè, cao su. 

+ Tập trung khai thác than và kim loại. 

+ Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ cho việc khai thác tài nguyên và đem về Pháp. 

+ Duy trì các loại thuế cũ, ban hành nhiều thuế mới. 

 

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

0,25 điểm 

0,25 điểm 

- Văn hóa – giáo dục: 

+ Duy trì giáo dục Nho học ở Bắc Kỳ (năm 1915) và Trung Kỳ (năm 1919). 

+ Mở các trường dạy tiếng Pháp. 

+ Mở một số viện nghiên cứu, trường đại học để truyền bá văn hóa Pháp vào Việt Nam. 

 

 

0,5 điểm 

 

 

Câu 2

(1,0 điểm)

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đấu tiên vì: 

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng: 

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. 

+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Ki tô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. 

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100 km nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế. 

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc – Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta. 

è Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”. 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

 

 

Câu 3 

(0,5 điểm)

Quan điểm của em về ý kiến của bạn Nam và bạn Minh: 

- Ý kiến của bạn Nam đúng, vì: 

+ Trên thực tế các đề nghị cải cách đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó như: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển kinh tế, chấn chỉnh quốc phòng, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục…

+ Tuy nhiên bạn Nam chưa nêu được những hạn chế của các đề nghị cải cách duy tân.    

0,25 điểm

- Ý kiến của bạn Minh đúng, vì: 

+ Các đề nghị cải cách còn lẻ tẻ (như: đề nghị mở cửa biển, khai hoang, khai mỏ, chấn hưng dân khí… Chưa đề cập đến những vấn đề của thời đại (giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp…).

+ Tuy nhiên bạn Minh lại chỉ nêu được những điểm hạn chế của các đề nghị cải cách…

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 20. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

1,5

Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 22. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

 

 

2

 

 

 

 

1

2

1

1,0

Bài 23. Việt Nam đầu thế kỉ XX

 

1

2

 

 

 

 

 

2

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

6

0

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)

Nhận biết

Nhận biết với Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào? 

1

 

C1

 

Thông hiểu

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.

1

 

C3

 

Vận dụng

Lí giải vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên.  

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Nhận biết

Nhận biết người chỉ huy phong trào Cần Vương trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888. 

1

 

C2

 

Thông hiểu 

Tìm hiểu nguyên nhân khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. 

1

 

C8

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

3. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Tìm nhận xét không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? 

- Tìm ý không phải là cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

1

 

 

 

 

1

 

C7

 

 

 

 

C6

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi. 

 

1

 

C3

(TL)

4. Việt Nam nửa dầu thế kỉ XX

 

Nhận biết

Nhận biết và nêu nội dung chính sách của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam. 

 

1

 

C1

(TL)

Thông hiểu

- Tìm hiểu vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước. 

- Tìm điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu. 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

C4

 

 

 

 

C5

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 8 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 8 chân trời, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net