I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Các phân tử có tương tác với nhau và giữa chúng có khoảng cách nên chúng có
A. Động năng.
B. Nhiệt năng.
C. Cơ năng.
D. Thế năng.
Câu 2. Hình dưới là thiết bị thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng oát kế, thiết bị số (5) có tên là gì?
A. Nguồn điện.
B. Oát kế.
C. Bình chứa nước.
D. Máy âm tần.
Câu 3. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt và có thể truyền qua chân không là hiện tượng truyền nhiệt nào?
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Dẫn nhiệt và đối lưu.
Câu 4. Sắp xếp các chất kim cương, gỗ, thép, đồng theo thứ tự dẫn điện giảm dần của các chất?
A. Thép, đồng, kim cương, gỗ.
B. Đồng, kim cương, thép, gỗ.
C. Kim cương, đồng, thép, gỗ.
D. Gỗ, thép, kim cương, đồng.
Câu 5. Đâu không phải ứng dụng sự nở vì nhiệt?
A. Quạt điện.
B. Nhiệt kế.
C. Khinh khí điện.
D. Băng kép.
Câu 6. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra?
A. Ngọn nến đang cháy, úp chiếc cốc vào thì tắt.
B. Quả bóng bay đang bay lên.
C. Săm xe đạp được bơm căng, để ngoài nắng bị nổ.
D. Bơm căng lốp xe máy.
Câu 7. Tại sao khi đun nước đã sôi, nhiệt độ của nước không tăng dù vẫn tiếp tục đun?
A. Vì nước chỉ sôi tới 1000C nên không nhận thêm nhiệt lượng của bếp.
B. Vì nhiệt năng nước nhận được sử dụng để biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng sang khí.
C. Theo định luật bảo toàn năng lượng nên nhiệt lượng của bếp trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài nên nhiệt độ của nước không tăng.
D. Vì khi nước sôi, bếp nhận nhiệt năng từ nước đun sôi.
Câu 8. Tác dụng của lớp chân không trong phích đựng nước nóng sau đây là gì?
A. Hạn chế truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài.
B. Hấp thụ nhiệt từ trong bình ra môi trường bên ngoài.
C. Biến đổi nhiệt lượng từ môi trường bên ngoài để giữ nhiệt độ của nước trong bình.
D. Tia nhiệt bị phản xạ trở lại phích.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) a) Năng lượng nhiệt của một vật là gì?
b) Trong phòng học có nhiệt độ 230C đến 240C, sự truyền nhiệt có thể xảy ra giữa học sinh và không khí trong phòng không? Vì sao?
Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu các tác hại của sự nở vì nhiệt và các biện pháp thích hợp để ngăn tác hại của sự nở vì nhiệt?
Câu 3. (1 điểm) Máy điều hòa không khí thường có giàn nóng được đặt ở phía ngoài và giàn lạnh được đặt ở trong nhà. Giàn lạnh là nơi có luồng không khí lạnh bay ra. Vì sao giàn lạnh của máy điều hòa thường treo ở sát trần nhà?
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | A | C | C | A | C | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | a) Do các phân tử tạo nên vật chuyển động không ngừng nên chúng có động năng. Tổng động năng của các vật tạo nên vật được gọi là năng lượng nhiệt của vật. |
1 điểm |
b) Truyền nhiệt có thể xảy ra giữa học sinh và không khí trong phòng, vì năng lượng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt cao đến nơi có nhiệt độ thấp. Trong trường hợp này, thân nhiệt của học sinh cao hơn nhiệt độ không khí trong phòng, năng lượng nhiệt được truyền từ học sinh cho không khí. |
2 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Bên cạnh nhiều công dụng, sự nở vì nhiệt cũng gây ra những tác hại. Ví dụ: vào những ngày nắng nóng, các thanh ray bị nở vì nhiệt, nó có thể gây ra các lực rất lớn, có thể làm cong cả những thanh ray tàu hỏa,… - Để ngăn chặn tác hại do sự nở vì nhiệt của các chất gây ra, người ta cần đưa ra các giải pháp thích hợp. |
1 điểm
1 điểm |
Câu 3 (1 điểm) | Giàn lạnh của máy điều hòa thường treo ở sát trần nhà vì khi hoạt động giàn lạnh thổi ra luồng không khí lạnh, luồng khí này có khối lượng riêng lớn hơn luồng không khí nóng nên dễ dàng đi xuống, chiếm chỗ luồng không khí nóng; luồng không khí nóng có khối lượng riêng nhẹ hơn di chuyển lên phía trên, bị quạt gió trong giàn lạnh hút vào, đẩy qua giàn lạnh để làm lạnh rồi đưa trở lại phòng và di chuyển xuống phía dưới. |
1 điểm |
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
NHIỆT | 1. Năng lượng nhiệt | 2 | 1 ý | | | | 1 ý | | | 2 | 1 | 4 điểm |
2. Truyền năng lượng nhiệt | 2 | | 1 | | | | | 1 | 3 | 1 | 2,5 điểm |
3. Sự nở vì nhiệt | 2 | | 1 | 1 | | | | | 3 | 1 | 3,5 điểm |
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) |
NHIỆT | 4 | 8 | | |
1. Năng lượng nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được nội năng của vật. - Nhận biết được thiết bị thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng oát kế. - Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt của vật |
1 | 2 |
C1a | C1
C2
|
Thông hiểu | - Hiểu được nội năng của vật thay đổi khi được đun nóng. | | 1 |
| C7 |
Vận dụng | - Vận dụng được kiến thức năng lượng nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. | 1 | | C1b | |
2. Truyền năng lượng nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được hiện tượng dẫn nhiệt/đối lưu/bức xạ nhiệt. - Nhận biết được tính dẫn điện của các chất. |
| 2 |
| C3
C4 |
Thông hiểu | - Chỉ ra tác dụng của bộ phận trong phích nước. | | 1 | | C8 |
Vận dụng cao | - Giải thích hiện tượng liên quan đến sự truyền nhiệt thường gặp trong thực tế. | 1 | | C3 | |
3. Sự nở vì nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được ứng dụng sự nở vì nhiệt trong thực tiễn. - Nhận biết được hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt. | | 2 | | C5
C6 |
Thông hiểu | - Nêu được tác hại của sự nở vì nhiệt. | 1 | | C2 | |