I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Câu 2. Sự phóng điện xảy ra giữa hai vật
A. cùng dấu.
B. nhiễm điện dương.
C. nhiễm điện âm.
D. trái dấu.
Câu 3. Vật nào dưới đây không cho dòng điện đi qua?
A. Nước cất.
B. Không khí ẩm.
C. Cơ thể người.
D. Dây bạc.
Câu 4. Sơ đồ mạch điện dưới đây không có thiết bị điện nào?
A. Cầu chì.
B. Nguồn điện.
C. Bóng đèn.
D. Vôn kế.
Câu 5. Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng hoạt động của
A. hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. hiện tượng quang điện ngoài.
C. nam châm điện.
D. điện trở.
Câu 6. Khi dòng điện chạy qua con muỗi bị mắc ở vợt muỗi đã gây ra
A. tác dụng nhiệt.
B. tác dụng phát sáng.
C. tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng.
D. tác dụng sinh lí.
Câu 7. Dùng ampe kế có giới hạn đo 5 A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là
A. 3,2 A.
B. 0,32 A.
C. 1,6 A.
D. 32 A.
Câu 8. Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có số chỉ bằng 0?
A.
B.
C.
D.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Dùng một miếng vải lụa cọ xát thanh thủy tinh. Sau đó, tách miếng vải lụa ra xa thanh thủy tinh. Biết rằng, thanh thủy tinh mang điện dương. Nếu đưa mảnh vải lụa lại gần thanh thủy tinh thì có thể xảy ra sự phóng điện. Hãy cho biết trong quá trình phóng điện thì hạt mang điện là gì? Các hạt này dịch chuyển theo chiều nào?
Câu 2. (1 điểm) Chiếc mũ của người thợ lò có một bóng đèn LED, một công tắc và một acquy và các dây dẫn điện. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện của chiếc mũ.
Câu 3. (2 điểm) Dòng điện chạy trong mạch điện có thể gây ra những tác dụng nào? Những tác dụng đó được ứng dụng như thế nào trong đời sống và kĩ thuật?
Câu 4. (2 điểm) a) Cho các thiết bị điện: hai pin, dây dẫn điện, ampe kế, vôn kế, công tắc, biến trở, đèn. Em hãy vẽ một mạch điện dùng hai pin làm sáng một bóng đèn với độ sáng có thể thay đổi được.
b) Đổi các đơn vị đo sau:
3 A = …………… mA
89 kV = …………… V
8920 mA = …………… A
6 V = …………… mV
78 000 mV = …………… kV
II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8– CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | D | A | D | C | D | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | Theo mô tả, thanh thủy tinh nhiễm điện dương (thiết electron), vì vậy miếng vải lụa sẽ nhiễm điện âm (thừa electron). Khi đưa miếng vải lại gần thanh thủy tinh, đến khoảng cách phù hợp, các electron thừa ở miếng vải lụa có thể bị hút về phía thanh thủy tinh, tạo nên sự phóng điện. Khi đó, dòng electron dịch chuyển theo chiều từ miếng vải lụa đến thanh thủy tinh. |
1 điểm |
Câu 2 (1 điểm) | Mạch điện có thể được vẽ như hình sau đây:
|
1 điểm |
Câu 3 (2 điểm) | Dòng điện chạy trong mạch điện có thể gây ra các tác dụng: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí. - Ứng dụng tác dụng nhiệt: bóng đèn điện sợi đốt, bếp điện, bàn là điện,… - Ứng dụng tác dụng hóa học: mạ điện,… - Ứng dụng tác dụng phát sáng: điôt phát quang (LED) để trang trí, quảng cáo,… - Ứng dụng tác dụng sinh lí: chữa bệnh,… | 0,4 điểm
Mỗi ý đúng 0,4 điểm |
Câu 4 (2 điểm) | a) Mạch điện có thể vẽ như sau:
b) 3 A = 3000 mA 89 kV = 89 000 V 8920 mA = 8,92 A 6 V = 6000 mV 78 000 mV = 0,00078 kV |
1 điểm
Mỗi ý đúng 0,2 điểm |
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao |
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
ĐIỆN | 1. Sự nhiễm điện | 2 | 1 | 1 | | | | | | 3 | 1 | 2,5 điểm |
2. Mạch điện | 2 | | | | | | | 1 | 2 | 1 | 2 điểm |
3. Tác dụng của dòng điện | 1 | | | 1 | | | | | 1 | 1 | 2,5 điểm |
4. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | 1 | | 1 | | | 1 | | | 2 | 1 | 3 điểm |
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 4 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi |
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) |
Điện | 4 | 8 | | |
1. Sự nhiễm điện | Nhận biết | - Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện. - Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện. - Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. | 1 | 2 | C1 | C1,2 |
Thông hiểu | - Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát. - Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. - Phân biệt được vật dẫn điện, vật không dẫn điện. | | 1 | | C3 |
2. Mạch điện | Nhận biết | - Nhận biết được kí hiệu các thiết bị điện. - Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơle, cầu dao tự động, chuông điện. | | 2 | | C4,5 |
Vận dụng cao | - Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế, vôn kế, điôt và điôt phát quang. | 1 | | C2 | |
3. Tác dụng của dòng điện | Nhận biết | - Thấy được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí. - Liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống. | | 1 | | C6 |
Thông hiểu | - Giải thích được các tác dụng của dòng điện. | 1 | | C3 | |
4. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế | Nhận biết | - Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế. - Nhận biết được vôn kế, ampe kế, kí hiệu vôn kế, ampe kế trên hình vẽ. | | 1 | | C7 |
Thông hiểu | - Xác định được cường độ dòng điện, hiệu điện thế. | | 1 | | C8 |
Vận dụng | - Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản với các kí hiệu mô tả ampe kế và vôn kế. - Đổi được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế. | 1 | | C4 | |