Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 Chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1. Dấu hiệu của người sống  tuân thủ theo quy định là:

A. Bộc lộ tính vị kỉ của bản thân, luôn đề cao cái tôi trước tập thể. 

B. Đề cao khả năng của mình và nhận trách nhiệm lớn lao, cao cả về mình.

C. Bộc lộ tính chủ quan, quyết định theo lý trí cá nhân để phục vụ cho lợi ích của bản thân.

D. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài.

Câu 2. Theo em, thế nào là nỗ lực hoàn thiện bản thân?

A. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh của bản thân.

B. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm của bản thân.

C. Khắc phục những yếu điểm của bản thân.

D. Đánh giá, đưa ra nhìn nhận khách quan về ưu và nhược điểm của bản thân.

Câu 3. Đâu là cách thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân?

A. Luôn can đảm, sẵn sàng thử sức với những điều mới để khám phá bản thân.

B. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài.

C. Tạo nên sự xuất chúng cho mỗi cá nhân trong một tập thể.

D. Tự tin với tích cách năng động, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động tập thể..

Câu 4. Khi mắc lỗi, người sống có tuân thủ theo quy định, nội quy thường?

A. Thừa nhận sai trái và chịu trách nhiệm với hành động của mình.

B. Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.

C. Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.

D. Tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Câu 5.Ý nào dưới đây là quy định về bảo vệ tài sản trường?

A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.

B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.

C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.

D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 6. Ý nào sau đây không thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn của bản thân?

A. Suy nghĩ tích cực và lạc quan.

B. Thay đổi chiến lược và mục đích theo sở thích. 

C. Tập trung vào ưu điểm của bản thân.

D. Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích.

Câu 7. Thứ 7 tuần tới lớp của H tổ chức hoạt động ngoại khóa. H được giao nhiệm vụ chuẩn bị một số dụng cụ. Tuy nhiên, do có việc đột xuất, H thấy mình không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian quy định. Nếu là N, em sẽ xử lí như thế nào?

A. Im lặng để lớp và cô giáo xử lí, mình không tham gia nên mình không có trách nhiệm

B. Yêu cầu bạn khác làm thay phần việc của mình nếu không sẽ không có dụng cụ tổ chức hoạt động ngoại khóa.

C. Báo với cô giáo hoặc cán bộ lớn về tình hình của bản thân, nhờ sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm hoặc trong lớp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Nhờ bạn trong nhóm báo với cán bộ lớp để các bạn phân công nhiệm vụ cho người khác.

Câu 8. Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” nói lên đức tính:

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 9.Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?

A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.

B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.

C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.

D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

Câu 10. Chỉ ra cách thức hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường:

A. Lập các nhóm để bàn tàn, đàm tiếu chuyện trường lớp.

B. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, công bằng, không thiên vị khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

C. Kết nối và chia sẻ thông tin, tài liệu học tập, bài giải, bài kiểm tra với các bạn.

D. Hỗ trợ, hướng dẫn các bạn chưa quen với phương pháp học tích cực.

Câu 11. Đâu không phải ví dụ về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè:

A. Liên luôn tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu học tập của thầy cô.

B. An biết ơn thầy cô vì thầy cô luôn tin tưởng và khuyến khích động viên An tham gia các hoạt động tập thể. An thể hiện sự biết ơn bằng cách im lặng tham gia các hoạt động một mình để thầy cô thấy được sự cố gắng của An.

C. Thanh và Hà gần nhà nhau nên thường cùng nhau đi học. Hai bạn thường xuyên chia sẻ với nhau cách học tập hiệu quả.

D. Bình mải nhởi, Lan là bạn thân thấy vậy nên đã nhắc nhở và khuyên bạn bố trí thời gian hợp lí để không ảnh hưởng đến việc học.

Câu 12. Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên Hoa và hai bạn nam tên Minh và Quân. Gần đây, Hoa thể hiện thân thiện với Minh hơn. Quân cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu em là Quân, em nên làm gì?

A. Nếu là Quân, em sẽ tự nhủ trở thành người mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện cho Hoa thấy rằng bản thân mình không muốn tiếp tục chơi với Hoa và Minh nữa.

B. Nếu là Quân, em sẽ vui vẻ, sau đó sẽ hỏi H xem có hiểu lầm gì nhau không. Nếu có thì sẽ cùng nhau giải quyết còn không thì sẽ tiếp tục vui vẻ và làm những người bạn tốt của nhau.

C. Nếu là Quân, em sẽ góp ý với Hoa và Minh rằng không nên cô lập, xa lánh bạn bè như vậy, nó sẽ khiến em bị áp lực và tủi thân.

D. Nếu là Quân, em sẽ thẳng thắn nói với Hoa và Minh rằng các bạn đang phân biệt đối xử đối với bạn bè và không tiếp tục chơi với hai bạn nữa.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Trong cuộc sống, có những sự thay đổi nào mà con người có thể phải đối mặt. Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi đó.

Câu 2 (2,0 điểm)  Xử lí các tình huống sau:

+ Tình huống 1. Thành và Phong là đôi bạn thân ở gần nhà nhau. Do ở xa, lại không có xe đạp nên Phong thường đi nhờ xe của Thành đến trường. Hai hôm nay, sua khi tan học, Thành rủ Phong vào quán chơi game rồi mới về. Ngày đầu tiên, Phong nể bạn nên mới đồng ý vào chơi một lát. Ngày hôm sau khi tùng nói muốn về nhà ngay thì Thành lại lạnh lùng bảo từ nay phải tự đi bộ, Thành sẽ không cho đi nhờ xe nữa. Nếu là Phong, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2. Qua mạng xã hội Facebook, Ly quen với một người bạn tên là Minh. Thời gian đầu mới quen, Minh tỏ ra ân cần, lịch sự. Nhưng sau khi chiếm được lòng tin của Ly, Minh bắt đầu buông lời tán tỉnh, ru Ly đi chơi khuya. Em hãy giúp Ly cách ứng xử phù hợp.

Câu 2 (1,0 điểm) Nếu là Châu em sẽ làm gì trong tình huống sau để vừa kiểm soát được cảm xúc cá nhân vừa nói lên được tiếng nói của mình trước Minh: 

“Châu, Minh cùng học lớp với Nga. Cả hai bạn đều thích thầm Nga. Minh học giỏi hơn Châu nên tự tin là Nga sẽ thích mình hơn. Một hôm, Minh thấy Châu đi cùng Nga, bạn cảm thấy ghen ăn tức ở nên nói với Châu: “Kém hơn mà cũng đòi…để xem ai thắng”.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

D

B

A

A

B

B

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

C

C

C

D

B

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm




Câu 1

(1,0 điểm)

- Sự thay đổi mà con người có thể phải đối mặt: Thay đổi về điều kiện sống, môi trường sống, môi trường học tập, làm việc; thay đổi về đời sống gia đình, các mối quan hệ gia đình; thay đổi về mối quan hệ xã hội…

- Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi: Xác định những điểm mà bản thân cần điều chỉnh để thích ứng được với sự thay đổi bằng cách so sánh, đối chiếu đặc điểm của bản thân với những yêu cầu trên; lập kế hoạch để điều chỉnh những điểm đó, kiêm trì rèn luyện theo kế hoạch đã đặt ra.


0,5 điểm





0,5 điểm



Câu 2 

(2,0 điểm)

- TH1. Nếu là Phong, em cần dứt khoát, không nên lệ thuộc vào Thành, vì qua cách ứng xử của Thành có thể thấy được ý đồ của Thành muốn lôi kéo Phong vào chơi cùng với mình, lâu dần có thể dẫn đến nghiện trò chơi điện tử.

- TH2. Ly cần từ chối lời mời, rủ đi chơi khuya của Minh để tránh nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Vì qua biểu hiện của Minh có thể thấy, Minh không phải là người đàng hoàng, tử tế để Ly có thể tin cậy.



1,0 điểm



1,0 điểm



Câu 3

(1,0 điểm)

Nếu là Châu, em sẽ cảm thấy bị xúc phạm và coi thường nên sẽ xuất hiện cảm xúc tức giận. Do đó, em cần giải tỏa cảm xúc này bằng cách hít thở sâu kết hợp với suy nghĩ tích cực là do Minh ghen tức, thiếu tự tin nên mới nói ra những điều không chỉ làm tổn thương mình mà còn làm cho Nga cũng khó chịu và khó tôn trọng Minh. Vì vậy, em bình thản nói với Minh “Bạn nên học cách tôn trọng người khác và tự trọng bản thân”….




1,0 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO


Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 1: 

Phấn đấu hoàn thiện bản thân


2

 

2

 

1

  

1


5


1


3,5

Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi


1

 

1


1


2

   

4


1


3

Chủ đề 3:

Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường


1

 

1

 

1


1

  

3


1


3,5

Tổng số câu TN/TL

4

 

4

1

4

1

0

1

12

3

15

Điểm số

2

0

2

1

2

2

0

1

6

4

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN





Phấn đấu hoàn thiện bản thân



Nhận biết

- Chỉ ra được dấu hiệu của người sống  tuân thủ theo quy định.

- Hiểu được nỗ lực hoàn thiện bản thân

2

 

C1


C2

 



Thông hiểu

- Xác định được việc làm của người sống tuân theo quy định nội quy trường khi mắc lỗi.

- Chỉ ra ý không thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn của bản thân

2

 

C4



C6

 


Vận dụng

Đưa ra cách xử lí phù hợp khi có việc đột xuất không thực hiện được nhiệm vụ được gia.

1

 

C7

 

Vận dụng cao

Xử lí tình huống phù hợp để kiểm soát cảm xúc.

 

1

 

C3 

CHỦ ĐỀ 2. TỰ TIN VÀ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI






Tự tin và thích ứng với sự thay đổi


Nhận biết

Xác định cách thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân.

1

 

C3

 


Thông hiểu

- Giải thích lí do mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi.

- Chỉ ra những thay đổi con người có thể phải đối mặt và đưa ra cách điều chỉnh.

1






1

C9






C1


Vận dụng

- Chỉ ra được đức tính của câu tục ngữ nói đến.

- Xử lí dược tình huống 

2

 

C8


C12

 

Vận dụng cao

     

CHỦ ĐỀ 3. GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG



Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường

Nhận biết 

Chỉ ra ý nói về quy định về bảo vệ tài sản trường.

1

 

C5

 

Thông hiểu 

Chỉ ra cách thức hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường

1

 

C10

 

Vận dụng 

Xác định ví dụ không phải nói về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè

1

 

C11

 

Vận dụng cao 

    

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com