Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 Chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1. Đâu là cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?

A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè. 

B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.

C. Khuyến khích bạn tham gia các hoạt động thể thao hàng ngày. 

D. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.

Câu 2. Theo em, thế nào là nỗ lực hoàn thiện bản thân?

A. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh của bản thân.

B. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm của bản thân.

C. Khắc phục những yếu điểm của bản thân.

D. Đánh giá, đưa ra nhìn nhận khách quan về ưu và nhược điểm của bản thân.

Câu 3. Đâu không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể?

A. Tự tạo thói quen trong việc tuân thủ kỉ luật chung.

B. Không muốn tham gia các hoạt động có tính tập thể. 

C. Nghiêm túc thực hiện các quy định đã đưa ra. 

D. Tích cực cải thiện bản thân để tránh vi phạm vào quy định.

Câu 4. Khi mắc lỗi, người sống có tuân thủ theo quy định, nội quy thường?

A. Thừa nhận sai trái và chịu trách nhiệm với hành động của mình.

B. Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.

C. Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.

D. Tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Câu 5.Đâu là cách sử dụng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc?

A. Cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh.

B. Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cảm xúc của họ và thông cảm, thấu hiểu với những cảm xúc ấy

C. Không vội vàng phản ứng để cảm xúc không ảnh hưởng đến bản thân và người khác trong từng tình huống.

D. Nói năng hòa nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ.

Câu 6. Ý kiến nào sau đây đúng?

A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình

B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối

C. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình

D.  Người có tính ba phải là người thiếu tự tin

Câu 7. Khi so sánh bản thân với bạn bè xung quanh, cách nghĩ nào sau đây là thể hiện sự thiếu tự tin?

A. Bạn có cá tính riêng mà, sao phải so sánh chứ!

B. Bạn luôn nghĩ mọi người đều có điểm tốt còn bạn thì không.

C. Chỉ khi bạn bè thắng bạn trong một cuộc thi hay điểm cao hơn bạn trong các bài kiểm tra, bạn sẽ so sánh để xem mình sai ở đâu và quyết tâm sửa chữa.

D. Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích.

Câu 8. Trong lớp học, Xuân được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng Xuân cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn. Theo em, Xuân là người như thế nào?

A. Xuân là người mạnh mẽ, quyết liệt

B. Xuân là người chưa được tự tin

C. Xuân là người có ý chí phấn đấu, có chí tiến thủ

D. Xuân là người chăm chỉ, cần cù

Câu 9.Duy có một số tiền tiết kiệm nhỏ để đóng góp vào quỹ từ thiện của lớp. Trên đường đi đến trường, Duy có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Duy mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền đem đi quyên góp. Nếu là Duy em sẽ làm gì?

A. Em sẽ mua chiếc bút và đóng góp số tiền ít đi.

B. Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích. 

C. Em sẽ không mua bút và để số tiền đó đóng góp từ thiện.

D. Em sẽ để dành số tiền quyên góp và mua chiếc bút khác rẻ hơn.

Câu 10. Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?

A. Không đi học đầy đủ

B. Tích cực tham gia các hoạt động

C. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động

D. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.

Câu 11. M tình cờ gặp một bạn trong khuôn viên trường học. Bạn đó nói mới tham gia Câu lạc bộ Nghệ thuật của trường và đã nhìn thấy M ở đó. Bạn xin số điện thoại và tài khoản mạng xã hội của M để dễ liên lạc. Nếu là M, em sẽ làm gì?

A. Nếu em cũng quan tâm đến câu lạc bộ Nghệ thuật của trường thì có thể đồng ý chia sẻ thông tin liên lạc cho bạn mới. 

B. Nếu em không có hứng thú với câu lạc bộ đó, em có thể lịch sự từ chối và giải thích rõ lý do. 

C. Trong cả hai trường hợp, em cần cân nhắc và đảm bảo an toàn thông tin của mình trước khi chia sẻ thông tin liên lạc cho người khác.

D. Em sẽ cho thông tin liên lạc cho bạn mới để mở rộng thêm mối quan hệ

Câu 12. Em đang vui chơi cùng các bạn ở sân trường, thì thấy có hai bạn nam đuổi nhau, dẫm lên bồn hoa, làm gãy hết hoa. Trong trường hợp đó em nên làm gì?

A. Kệ các bạn ấy, vì các bạn không có ý thức giữ gìn thì các bạn sẽ bị thầy cô giáo phạt

B. Chụp lại hình ảnh, gửi cho ban cán sự lớp để xử phạt

C. Chạy lại nhắc nhở các bạn không nên dẫm lên cây hoa cỏ như vậy, nếu các bạn không nghe thì báo với cán bộ lớp.

D. Chạy lại chửi mắng các bạn không có ý thức và trách nhiệm.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc kỹ bốn tình huống sau. Nếu em là Nga, Phương, Hùng, hoặc Khang trong bốn tình huống đó, em sẽ giải quyết như thế nào để thể hiện khả năng quản lý cảm xúc và ứng xử hợp lý trong giao tiếp?

+ Tình huống 1: Nga đã hẹn cùng Hương sáng nay đi mua sách. Nhưng đến sát giờ hẹn Hương mới thấy Nga đến và nói rằng không đi được.

+ Tình huống 2: Phương nhận nhiệm vụ thuyết trình kết quả làm việc nhóm. Khi cô giáo thông báo điểm, kết quả của nhóm không được tốt như mọi người kỳ vọng. Một số bạn tỏ ra bức xúc và đổ lỗi do Phương thuyết trình không tốt nên ảnh hưởng đến kết quả chung.

Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 

Câu 3 (1,0 điểm) Em hãy liệt kê những cách mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

B

B

A

D

A

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

B

B

C

B

C

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm




Câu 1

(3,0 điểm)

- TH1. Phương lắng nghe ý kiến và cảm xúc của các bạn một cách chân thành và thông cảm với tâm lí của các bạn. Phương tự nhận lỗi và sẽ sẽ cải thiện trong lần thuyết trình tiếp theo nếu được các bạn tin tưởng giao cho. Đồng thời Phương cùng các bạn bàn bạc chia sẻ để cải thiện hoạt động nhóm hiệu quả hơn.

- TH2. Hùng không tỏ ra khó chịu hay gây xung đột với mẹ. Hùng trò chuyện với mẹ để hiểu rõ nguyên nhân mẹ vào phòng và giải thích lí do vì sao mẹ đang cầm cuốn nhật ký của cậu. Sau cùng, Hùng mong muốn mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình, cả hai cùng tìm ra phương án hợp lí về việc vào phòng dọn dẹp.



1,0 điểm





1,0 điểm










Câu 2

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:

Đặc điểm của bản thân

Biểu hiện

Tác động









Điểm mạnh

Nhiệt tình tham gia công việc chung:

- Luôn tích cực tham gia các hoạt động học tập và hoạt động ngoại khóa.

- Chủ động hợp tác, giúp đỡ mọi người trong các hoạt động chung.

- Có nhiều cơ hội thể hiện khả năng của bản thân.

- Giúp đỡ, hỗ trợ được mọi người.

- Được thầy cô, bạn bè quý mến.

Sáng tạo:

Có khả năng tưởng tượng và thích khám phá, đưa ra những giải pháp mới mẻ và đột phá trong các vấn đề khó khăn.

- Đưa ra được nhiều giải pháp cho các vấn đề.

- Giúp đỡ, hỗ trợ được mọi người xung quanh.







Điểm yếu

Nóng vội:

- Nhiều khi nói nhưng chưa suy nghĩ kĩ

- Luôn nộp bài ngay khi làm xong mà không kiểm tra lại

- Kết quả học tập, công việc có thể không như mong đợi.

- Dễ phát sinh lỗi trong học tập và các nhiệm vụ khác.

Nóng tính:

Dễ bị phản ứng quá mức trong các tình huống căng thẳng, và có thể gây ra mâu thuẫn hoặc đối xử không tốt với người khác.

- Làm mất lòng mọi người xung quanh

- Mất cơ hội trong cuộc sống








0,5 điểm




















0,5 điểm







Câu 3 

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, liệt kê các cách thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè:

- Với thầy cô:

+ Thường xuyên trò chuyện với thầy cô.

+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao cho.

+ Thể hiện trách nhiệm với công việc chung của lớp.

+ Thể hiện sự quan tâm tới thầy cô.

+ ...

- Với bạn bè

+ Thường xuyên trò chuyện với bạn bè.

+ Rủ bạn cùng học tập và tham gia các hoạt động.

+ Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.

+ Thể hiện sự quan tâm tới bạn bè.

+ Tươi cười, chan hoà với mọi người.

+ Cho bạn bè những lời khuyên tích cực.

+ ...






0,5 điểm







0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO


Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 1: 

Phấn đấu hoàn thiện bản thân


2

 

2


1


1


1

  

5


2


5,5

Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi


1

 

2

 

1

   

4


0


2,0 

Chủ đề 3:

Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường


1

  


2

  

1


3


1


2,5

Tổng số câu TN/TL

4

0

4

1

4

1

0

1

12

3

15

Điểm số

2

0

2

1

2

2

0

1

6

4

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1) BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN







Phấn đấu hoàn thiện bản thân



Nhận biết

- Chỉ ra cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

- Hiểu được khái niệm nỗ lực hoàn thiện bản thân.

2

 

C1


C2

 



Thông hiểu

- Đưa ra được biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể.

- Chỉ ra được việc làm của người sống có tuân thủ theo quy định, nội quy.

- Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

2







1

C3



C4










C2



Vận dụng

- Đưa ra việc làm phù hợp trong tình huống.

- Xử lí tình huống để thể hiện khả năng quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp.

1





1

C9





C1

CHỦ ĐỀ 2. TỰ TIN VÀ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI





Tự tin và thích ứng với sự thay đổi


Nhận biết

- Biết cách sử dụng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc.

1

 

C5

 


Thông hiểu

- Chỉ ra được ý kiến không đúng.

- Chỉ ra cách nghĩ thể hiện sự thiếu tự tin khi so sánh bản thân với bạn bè xung quanh.

2

 

C6


C7

 

Vận dụng

Dựa vào tình huống chỉ ra tính cách của nhân vật Xuân.

1

 

C8

 

CHỦ ĐỀ 3. GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG





Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường


Nhận biết

Biết việc nên làm để góp phần xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường.

1

 

C10

 


Vận dụng

- Xử lí tình huống khi của người bạn xin số điện thoại và tài khoản mạng xã hội để dễ liên lạc.

- Xử lí tình huống khi thấy hai bạn nam đuổi nhau, dẫm lên bồn hoa, làm gãy hết hoa.

2

 

C11



C12

 

Vận dụng cao

Chỉ ra những cách mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

 

1

 

C3

 

Tìm kiếm google: Đề thi hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa học kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 bản 1 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com