Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 1 (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 1 (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, đâu là một mạng xã hội?

  1. Locket.

  2. Google.
  3. Cốc cốc.
  4. Microsoft Edge.

     Câu 2 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về nghề nghiệp?

  1. Là công việc được bản thân chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng.

  2. Là công việc được gia đình chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng.

  3. Là công việc được xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng.

  4. Là công việc được một nhóm người chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng..

     Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của việc làm để bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động?

  1. Phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

  2. Phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 

  3. Nâng cao hiệu quả lao động và mục tiêu phát triển.

  4. Bảo vệ uy tín cho người sử dụng lao động. 

     Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, công nhân là gì? 

  1. Là nghề lao động phổ thông, họ thường đảm nhiệm các công việc trí tuệ, thường kiếm sống bằng trí tuệ của chính mình.

  2. Là nghề lao động phổ thông, họ thường đảm nhiệm các công việc trí tuệ, thường kiếm sống bằng chính sức lao động của chính mình. 

  3. Là nghề lao động phổ thông, họ thường đảm nhiệm các công việc chân tay, họ thường kiếm sống bằng trí tuệ của chính mình.

  4. Là nghề lao động phổ thông, họ thường đảm nhiệm các công việc chân tay, kiếm sống bằng chính sức lao động của chính mình.

     Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ?

  1. Là phản ứng của một nhóm người người trước một vấn đề hay một sự kiện, nào đó trên các nền tảng trực tuyến phù hợp với các quy tắc được mạng xã hội đó đặt ra.

  2. Là ứng xử, phản ứng của một nhóm người trước một vấn đề hay một sự kiện, nào đó trên các nền tảng trực tuyến phù hợp với văn hóa, đạo đức xã hội.

  3. Là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều đối tượng trong một vấn đề nào đó với nhau..
  4. Là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều đối tượng trong một vấn đề nào đó với nhau.

     Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là vấn đề về văn hóa xã hội? 

  1. Phân biệt tin thật, tin giả. .
  2. Phòng tránh lộ thông tin cá nhân. 

  3. Sử dụng lời ái ngữ để bình luận. 

  4. Lôi kéo tham gia các nhóm không minh bạch. 

     Câu 7 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải yêu cầu để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động?

  1. Thời gian làm việc của công nhân không vượt quá 8 tiếng/ ngày.

  2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn bảo đảm an toàn lao động cho người lao động.

  3. Phụ nữ có thai được hưởng trợ cấp và chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật.

  4. Được hưởng đãi ngộ, lương thưởng đồng đều giữa công nhân và viên chức.  

     Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải ý đúng đề cập nói về hành vi văn minh ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo?

  1. Thực hiện đúng các nội quy, quy định.

  2. Giữ trật tự, không chen lấn, xô đẩy. 

  3. Lấy các vật dụng, đồ dùng trưng bày. 

  4. Lựa chọn trang phục phù hợp. 

     Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải nguồn thông tin cho việc tìm hiểu xu hướng phát triển trong xã hội và thị trường lao động?

  1. Các tài liệu được thu thập từ khảo sát người thân. 

  2. Các trang web trực tuyến liên quan đến xu hướng phát triển nghề nghiệp.

  3. Trung tâm giới thiệu việc làm.

  4. Các buổi thảo luận, trao đổi về xu hướng phát triển nghề. 

     Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng? 

  1. Quản lí việc triển khai nội dung theo kế hoạch.
  2. Quản lí các mặt tác động tích cực hoạt động đem lại.  
  3. Quản lí điều kiện, phương tiện thực hiện. 
  4. Quản lí các thành viên tham gia hoạt động. 

     Câu 11 (0,5 điểm). Vân là người ngăn nắp, nhanh nhạy, có năng lực sắp xếp công việc, thích giao tiếp và làm quen với mọi người. Theo em, Vân phù hợp với công việc gì ?

  1. Nhà nghiên cứu thị trường.

  2. Nhà giáo hoặc chuyên gia giáo dục. 

  3. Thư kí hành chính và nhân viên chuyên môn khác.

  4. Nhân viên dịch vụ và bán hàng. 

     Câu 12 (0,5 điểm). Bác tổ trưởng dân phố muốn tổ chức một buổi dọn dẹp vệ sinh ching Để làm được điều này cần có sự phối hợp của cộng đồng địa phương. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  1. Em sẽ cùng bác chuẩn bị nội dung cho buổi dọn dẹp vệ sinh. 

  2. Em sẽ  thông báo tới người dân để cùng tham hoạt động. 

  3. Em sẽ cùng các bạn đến từng nhà thuyết phục các bác tổ trưởng của khu dân phố khác đến tham gia cùng.

  4. Em sẽ cùng cô giáo đến các nhà các học sinh để thuyết phục các em tới tham gia chương trình. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Nhân dịp tết Trung thu, Thanh và các bạn trong nhóm đề xuất với Ban phụ trách khu dân cư để tổ chức chương trình rước đèn ông sao cho các em thiếu nhi. Ban phụ trách khu dân cư phân vân vì chưa tin tưởng vào khả năng của các bạn.

       - Tình huống 2: Khu dân cư nơi em sống chuẩn bị tổ chức hoạt động thể thao nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Bình được giao nhiệm vụ cùng các bạn thanh niên vận động người dân trong khu dân cư tham gia, nhưng lâu nay Bình ít khi tiếp xúc với mọi người.

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các ý khi chia sẻ những thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội và thị trường lao động 

 

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

- Tình huống 1: 

+ Thanh nên dùng lời nói nhẹ nhàng, thái độ chân thành, cởi mở để tạo sự gần gũi thân thiện với Ban phụ trách khu dân cư.

+ Thanh nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao Ban phụ trách chưa tin tưởng nhóm.

+ Bạn có thể  dùng kĩ năng thuyết phục để nói rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động là tạo sân chơi bổ ích cho thiếu nhi, đồng thời để học hỏi, thể hiện vai trò trách nhiệm của thanh niên với khu dân cư.

+ Thanh nên trình bày kế hoạch thực hiện hoạt động, sự chuẩn bị của nhóm, lực lượng tham gia tạo sự an tâm cho Ban phụ trách.

+ Thanh có thể đưa ra lời hứa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ; nhờ Ban phụ trách khu dân cư giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo thêm cho nhóm;...

- Tình huống 2: 

+ Bình nên cùng các bạn thanh niên gặp gỡ người dân trong khu dân cư, sử dụng kĩ năng giao tiếp thân thiện, cởi mở để thuyết phục người dân tham gia hoạt động.

+ Bình nên phân tích ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động một mặt là thể hiện sự hưởng ứng của Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc; mặt khác thể hiện tình đoàn kết của người dân trong khu dân cư;...

 

 

 

1,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5 điểm

 

 

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Các ý khi chia sẻ những thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội và thị trường lao động: 

+ Các nghề mới xuất hiện.

+ Các nghề vẫn ổn định trong những năm gần đây.

+ Các nghề đang giảm số lượng lao động.

+ Các nghề thu hút nhiều nhân lực lao động và giới trẻ hiện nay.

+ Các lĩnh vực lao động có nhu cầu tăng lên trong xã hội.

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

4,0

  

Chủ đề 7: Thông tin về các nhóm nghề cơ bản

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

6,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

 4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 6

6

1

 

 

Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng

Nhận biết

- Nhận diện được mạng xã hội.

- Nhận diện được mục đích của mối quan hệ. 

2

 

C1, C5

 

Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là vấn đề về văn hóa xã hội. 

- Nhận diện được ý không phải ý đúng đề cập nói về hành vi văn minh ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nhận diện được đâu không phải giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng. 

3

 

C6, C8

C10 

 

Vận dụng

- Vận dụng cách thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. 

 - Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng trong các tình huống.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Chủ đề 7

6

1

 

 

Thông tin về các nhóm nghề cơ bản

Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa về nghề nghiệp.

- Nhận diện được định nghĩa của công nhân. 

2

 

C2

C4 

 

Thông hiểu

- Nhận diện được biểu hiện không phải là ý nghĩa của việc làm để bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động.

- Nhận diện được ý không phải yêu cầu để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động. 

- Nhận diện ý không phải nguồn thông tin cho việc tìm hiểu xu hướng phát triển trong xã hội và thị trường lao động. 

3

 

C3

C7 

C9 

 

Vận dụng

- Nhận diện được công việc phù hợp với tính cách, đặc điểm, sở thích.

1

 

C11

 

Vận dụng cao

- Nêu các ý khi chia sẻ những thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội và thị trường lao động. 

 

1

 

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi HĐTN 11 CTST, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra học kì 2 hoạt đông trải nghiệm - hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1


Copyright @2024 - Designed by baivan.net