Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Đâu không là sản phẩm của cơ khí chế tạo?

A. Nhà xưởng

B. Trung tâm thương mại

C. Tàu thủy

D. Máy bơm nước

Câu 2: (NB) Trong xử lí bề mặt như mài và đánh bóng, ngoài dụng cụ, robot cần trang bị thêm

A. Bàn tay kẹp

B. Cảm biến nhận diện hình ảnh

C. Công nghệ cảm ứng lực

D. Camera và công nghệ quét 3D

Câu 3: (NB) Máy tiện CNC là:

A. Máy tự động

B. Máy tự động cứng

C. Máy tự động mềm

D. Người máy công nghiệp

Câu 4 (NB): Phương pháp kiểm tra phôi là?

A. Kiểm tra chất lượng ngoại quan hình dáng, kích thước, ....

B. Kiểm tra chất lượng bên trong: rỗ khí, ứng suất dư, ...

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 5 (NB) Phương pháp gia công có phoi là?

A. Hàn

B. Cán

C. Khoan

D. Kéo

Câu 6 (NB): Vật liệu màu nào là thành phần không thể thiếu trong các loại thép không gỉ?

A. Gang

B. Nhôm và hợp kim của nhôm

C. Đồng và hợp kim của đồng

D. Nickel và hợp kim của nickel

Câu 7 (NB): Vật liệu có có tính dẫn nhiệt, dẫn điện kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp là

A. Vật liệu phi kim loại

B. Vật liệu vô cơ

C. Vật liệu hữu cơ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8 (NB): Sản phẩm của phương pháp hàn là _________

A. Bạc lót

B. Khung xe ô tô

C. Khớp nối

D. Vỏ động cơ xe máy

Câu 9 (NB): Robot được trang bị bàn tay kẹp khi nào?

A. Vận chuyển

B. Gia công và xử lí bề mặt

C. Lắp ráp

D. Kiểm tra

Câu 10 (NB): Để đảm bảo thời gian gia công và đảm bảo đủ lượng dư gia công thì phôi được lựa chọn có kích thước 

A. Ø50 x 60 mm

B. Ø54 x 62 mm

C. Ø60 x 70 mm

D. Ø48 x 62 mm

Câu 11 (NB): Đâu không phải ngành nghề cơ khí chế tạo?

A. Kĩ sư cơ khí

B. Kĩ sư cơ học

C. Thợ gia công cơ khí

D. Thợ lắp ráp cơ khí

Câu 12 (NB): Loại vật liệu có thể ghi nhớ được hình dạng ban đầu của nó?

A. Vật liệu nano

B. Vật liệu composite

C. Vật liệu có cơ tính biến thiên

D. Hợp kim nhớ hình

Câu 13 (NB): Quan sát hình ảnh sau và cho biết biển cảnh báo này có nội dung gì?

A. Cảnh báo có điện

B. Nguy hiểm đứt tay

C. Nguy hiểm kẹt tay

D. Khu vực có tiếng ồn cao

Câu 14 (NB): Điều khiển thông minh chủ yếu thực hiện để quản lí các máy hoặc công cụ thông qua nền tảng nào?

A. Dữ liệu lớn (Big Data)

B. Kết nối vạn vật (IoT)

C. Trí tuệ nhân tạo (AI)

D. Hỗ trợ đám mây (Cloud - Internet)

Câu 15 (NB): Cao su thiên nhiên được chế biến từ đâu?

A. Nhựa cây cao su

B. Than đá

C. Dầu mỏ

D. Cả B và C đều đúng

Câu 16 (NB): Đặc điểm phương pháp đúc khuôn cát là gì?

A. Sử dụng kim loại nguyên liệu chính để tạo khuôn

B. Khuôn chỉ sử dụng một lần

C. Chất lượng sản phẩm tốt hơn

D. Khuôn có thể tái sử dụng nhiều lần

Câu 17 (TH): Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

1. Sản xuất cơ khí đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và đời sống con người.

2. Sản xuất cơ khí gồm các bước chính: Chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.

3. Các phương pháp chế tạo phôi kim loại thường dùng là đúc và gia công áp lực (rèn, dập, cán, ...).

4. Nếu sản phẩm của quá trình sản xuất cơ khí chỉ là một chi tiết thì có thể giảm được khâu lắp ráp.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18 (TH): Đâu không phải đặc điểm của ngành cơ khí chế tạo?

A. Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác

B. Phần lớn sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất. Các sản phẩm này không đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật như độ chính xác kích thước, độ bóng bề mặt,...

C. Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,...

D. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất

Câu 19 (TH): Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là công việc cơ khí chế tạo nào?

A. Thiết kế sản phẩm cơ khí

B. Gia công cơ khí

C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí

D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 20 (TH):  Vì sao chi tiết ổ trượt được làm từ đồng thanh?

A. Ổ trượt đòi hỏi độ bền cao mà đồng thanh đáp ứng được điều này

B. Ổ trượt đòi hỏi độ dẻo mà đồng thanh đáp ứng được điều này

C. Ổ trượt đòi hỏi khả năng chịu áp lực tốt mà đồng thanh đáp ứng được điều này

D. Ổ trượt đòi hỏi khả năng chống mài mòn ma sát cao mà đồng thanh đáp ứng được điều này

Câu 21 (TH): Vì sao cao su được dùng làm săm, lốp xe?

A. Vì cao su có độ cứng cao và chịu được nhiệt độ cao

B. Vì cao su có tính dẫn nhiệt, dẫn điện cai, chống ăn mòn tốt, dẻo

C. Vì cao su có độ bền nhiệt, nhẹ, chống ăn mòn, chịu va đập tốt

D. Vì cao su có tính đàn hồi, độ bền, độ dẻo cao, chịu mài mòn, ma sát tốt

Câu 22 (TH): Cho các phát biểu sau, phát biểu đúng là

A. Robot công nghiệp là thiết bị tự động, bao gồm cơ cấu chấp hành tay máy và bộ điều khiển theo chương trình để thay con người thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quá trình sản xuất.

B. Trong hoạt động cấp, tháo phôi, robot lấy phôi đặt trên băng tải hoặc lấy sản phẩm ra khỏi băng tải.

C. Sau khi gia công, chi tiết được đưa tới kiểm tra nếu đạt yêu cầu, chi tiết được xếp vào thùng thành phẩm, nếu không đạt yêu cầu, chi tiết bị đưa vào sản xuất lại.

D. Hoạt động kiểm tra chỉ thực hiện khi sau khi gia công.

Câu 23 (TH): Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

1. Điện có thể gây điện giật và ảnh hưởng khác nhau tùy độ lớn dòng điện, thời gian tiếp xúc.

2. Các hoá chất sử dụng trong sản xuất cơ khí có nguy cơ gây cháy, nổ, nhiễm độc gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí

3. Môi trường trong sản xuất cơ khí là môi trường bên trong nhà máy, phân xưởng.

4. Vật văng bắn từ các nguồn như phoi, phôi, dao không gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí

5. Sử dụng bảo hộ lao động để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể có giảm nguy cơ ảnh hưởng khi làm việc, chẳng hạn như găng tay, mũ bảo hiểm, mắt kính,...

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24 (TH): Chọn phát biểu sai.

A. Đúc là quá trình rót vật liệu lỏng vào khuôn để tạo hình dạng và kích thước của vật đúc.

B. Hàn là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy và tạo thành mối hàn khi vật liệu kết tinh.

C. Khoan là phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, sử dụng mũi khoan ruột gà.

D. Phay là một quá trình gia công cắt gọt được thực hiện bằng cách kết hợp chuyển động quay của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt.

Câu 25 (TH): Trong công nghiệp cơ khí động lực, vật liệu composite dùng để chế tạo gì?

A. Vỏ máy bay, ô tô, tàu thủy

B. Dụng cụ cắt gọt, các trục truyền, bánh răng

C. Chi tiết robot, cánh tay robot

D. Bình chịu áp lực, quạt tua bin gió, ống dẫn chất lỏng/ khí

Câu 26 (TH): Vì sao nói robot thông minh giúp con người giảm sức lao động và tránh làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

A. Trong sản xuất tự động, máy móc trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân được đảm bảo an toàn

B. Trong sản xuất tự động, máy móc gián tiếp tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân được đảm bảo an toàn

C. Trong sản xuất tự động, máy móc tham gia một phần vào quá trình vận hành, thay thế công nhân trong công việc nguy hiểm nên công nhân được đảm bảo an toàn

D. Trong sản xuất tự động, máy móc không tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân không được đảm bảo an toàn

Câu 27 (TH):  Cho các phát biểu sau, số phát biểu KHÔNG đúng là?

1. Phương pháp gia công có phoi là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.

2. Tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.

3. Gia công không phoi thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác không cao.

4. Phoi là cách gọi khác của phôi nên phôi và phoi giống nhau.

5. Phay là một trong những phương pháp gia công cắt gọt.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 28 (TH):  Chiều sâu gia công là

A. Tiện trụ ngoài t = 1,5 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép t = 2 mm

B. Tiện trụ ngoài t = 2 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép t = 2 mm

C. Tiện trụ ngoài t = 1,5 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép t = 1 mm

D. Tiện trụ ngoài t = 2 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép t = 1 mm

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Trình bày tóm tắt các nội dung cơ bản của phương pháp đúc, hàn.

Câu 2: (VDC) Chỉ ra vai trò của robot trong dây chuyền sản xuất tự động chế tạo chi tiết pít tông động cơ đốt trong ở hình sau

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

1. B2. C3. C4. C5. C6. D7. C
8. B9. A 10. D 11. B 12. D13. D14. D
 15. A 16. B 17. C 18. B19. B20. D 21. D
 22. A 23. C 24. D25. A 26. A27. D 28. A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

Phương pháp đúc

- Đúc là quá trình rót vật liệu lỏng vào khuôn để tạo hình dạng và kích thước của vật đúc.

- Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn mẫu chảy, đúc áp lực, đúc li tâm, đúc liên tục.

- Gia công đúc có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, có hình dạng và kết cấu phức tạp, và có thể đúc nhiều kim loại khác nhau trong một vật đúc.

- Tuy nhiên, sản phẩm đúc có độ chính xác không cao và thường dùng để chế tạo phôi cho các phương pháp gia công khác.

 

0,5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

 

 

0,5đ

 

Câu 2

- Robot 1: thực hiện quá trình nhiệt luyện

- Robot 2: thực hiện quá trình tiện, khoan, doa, mài

- Robot 3: kiểm tra sản phẩm tự động

 

 

 

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo

(4 tiết)

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

1

2. Vật liệu cơ khí ( 8 tiết)

4

 

3

 

 

 

 

 

7

0

1,75

3. Các phương pháp gia công cơ khí (4 tiết)

4

 

3

 

 

 

 

1

7

1

2,75

4. Sản xuất cơ khí (12 tiết)

6

 

4

 

 

1

 

 

10

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

2

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

0

4

 

 

1. Khái quát về cơ khí chế tạo

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

- Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo

 

1

 

C1

Thông hiểu

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản của cơ khí chế tạo

 

1

 

C18

2. Các ngành nghề lĩnh vực trong cơ khí chế tạo

Nhận biết

- Nhận biết một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.

 

1

 

C11

Thông hiểu

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí

 

1

 

C19

VẬT LIỆU CƠ KHÍ

 

7

 

 

3. Tổng quan về vật liệu cơ khí

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm cơ bản các loại vật liệu cơ khí

 

1

 

C7

Thông hiểu

- Phân loại được các vật liệu cơ khí

 

 

 

 

4. Vật liệu kim loại và hợp kim

Nhận biết

- Mô tả được tính chất cơ bản, công cụ của vật liệu kim loại và hợp kim

 

1

 

C6

Thông hiểu

- Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu kim loại phổ biến bằng phương pháp đơn giản.

 

1

 

C20

5. Vật liệu phi kim loại

Nhận biết

- Mô tả được tính chất, công dụng của vật liệu kim loại

 

1

 

C15

Thông hiểu

- Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu phi kim loại phổ biến bằng phương pháp đơn giản

 

1

 

C21

6. Vật liệu mới

Nhận biết

- Nêu được khái niệm vật liệu mới

 

1

 

C12

Thông hiểu

- Mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới

 

1

 

C25

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

 

7

1

 

7. Khái quát về gia công cơ khí

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm các phương pháp gia công cơ khí

 

1

 

C5

Thông hiểu

- Phân loại được các phương pháp gia công cơ khí

 

1

 

C27

8. Một số phương pháp gia công cơ khí

Nhận biết 

- Nêu được khái niệm một số phương pháp gia công cơ khí

 

2

 

C8,16

Thông hiểu

- Tóm tắt và nêu được đặc điểm cơ bản của một số phương pháp gia công cơ khí.

 

1

 

C24

Vận dụng 

- Vận dụng kiến thức đã học phân tích  được đặc điểm cơ bản được một số phương pháp gia công cơ khí

1

 

C1

 

9. Quy trình công 

nghệ gia công chi tiết 

Nhận biết 

Kể tên được các bước trong quy trình công nghệ gia công chi tiết 

 

1

 

C10

Thông hiểu

Mô tả được quy trình công nghệ gia công chi tiết.

 

1

 

C28

Vận dụng 

Lập được quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản. 

 

 

 

 

Sản xuất cơ khí

1

10

 

 

10. Quá trình sản xuất cơ khí

Nhận biết 

Kể tên được các bước của quá trình sản xuất cơ khí. 

 

1

 

C4

Thông hiểu

Phân tích được các bước của quá trình sản xuất cơ khí. 

 

1

 

C17

11. Dây chuyền sản 

xuất tự động 

Nhận biết 

Trình bày được khái niệm dây chuyền sản xuất tự động. 

 

2

 

C29

Thông hiểu

Mô tả được dây chuyền sản xuất tự động hoá có sử dụng robot công nghiệp. 

 

1

 

C22

Vận dụng cao

Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế chỉ ra được vai trò của robot trong dây chuyền sản xuất tự động 

1

 

C2

 

12. Tự động hóa quá trình sản xuất dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Nhận biết 

Nhận biết được mối quan hệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong tự động hoá quá trình sản xuất. 

 

2

 

C3, 14

Thông hiểu

Trình bày được một số công nghệ 4.0 và tác động của chúng trong dây truyền sản xuất tự động.

 

1

 

C26

13. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí 

Nhận biết 

Nêu được khái niệm về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.

Trình bày được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí 

 

1

 

C13

Thông hiểu

Nêu và nhận thức được một số yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí

 

1

 

C23

Vận dụng 

Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động trong sản xuất cơ khí. 

Nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí. 

 

 

 

 

Vận dụng cao

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để đề xuất các biện pháp phòng ngừa mất an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong lĩnh vực sản xuất cơ khí

 

 

 

 

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com