Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Đâu không phải ngành nghề cơ khí chế tạo?

A. Kĩ sư cơ khí                                     

B. Kĩ sư cơ học      

C. Thợ gia công cơ khí                         

D. Thợ lắp ráp cơ khí

Câu 2: (NB) Quá trình liên quan trực tiếp đến việc thay đổi hình dạng, kích thước, trạng

thái hoặc tính chất vật liệu là quá trình

A. Công nghệ                   

B. Sản xuất            

C. Gia công                      

D. Lắp ráp

Câu 3: (NB) Vật liệu mới là

A. Hợp kim nhôm  

B. Cao su               

C. Vật liệu nano               

D. Nhựa

Câu 4: (NB) Vật liệu không có khả năng rèn, dập vì giòn là

A. Gang                                                         

B. Thép carbon      

C. Thép hợp kim                                            

D. Đồng và hợp kim đồng

Câu 5 (NB) Đâu không phải nguồn gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất cơ khí?

A. Khí thải và bụi                                           

B. Nước thải, chất thải rắn

C. Tiếng ồn                                                    

D. Thực vật

Câu 6 (NB): Cách mạng công nghệ 4.0 không bao gồm công nghệ trong lĩnh vực nào?

A. Vật lí                 

B. Công nghệ số               

C. Sinh học            

D. Thể thao

Câu 7 (NB): Cơ khí chế tạo là ngành nghề

A. Thiết kế ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng

B. Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng

C. Xây dựng các công trình kiến trúc

D. Chăn nuôi để sản xuất thực phẩm

Câu 8 (NB): Đâu không phải tính chất của vật liệu kim loại là?

A. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt          

B. Hầu hết có khả năng biến dạng dẻo

C. Độ bền cơ học cao                                      

D. Độ bền hóa học cao

Câu 9 (NB): Quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo

ra các sản phẩm cơ khí là?

A. Sản xuất phôi                                   

B. Chế tạo cơ khí              

C. Gia công chi tiết                               

D. Sản xuất cơ khí

Câu 10 (NB): Dựa vào sự hình thành phoi của quá trình gia công mà gia công cơ khí

được chia làm mấy loại?

A. 1                       

B. 2                        

C. 3                        

D. 4

Câu 11 (NB): Dây chuyền sản xuất tự động là gì?

A. Máy thực hiện các công việc một cách tự động bởi chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử

B. Tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục như lắp ráp hoặc chế tạo ra sản phẩm

C. Tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.

D. Các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, ...

Câu 12 (NB): Có bao nhiêu bước trong quy trình công nghệ gia công?

A. 2                       

B. 3                        

C. 4                        

D. 5

Câu 13 (NB): Đâu không phải thành tố chính của công nghệ kĩ thuật số?

A. Phân tích dữ liệu lớn (Big Data)

B. Điện toán đám mây (Cloud Computing)

C. Kết nối Internet vạn vật (Internet of Things - IoT)

D. Phân tích dữ liệu khách hàng

Câu 14 (NB): Đâu là vật liệu cơ khí mới?

A. Hợp kim đồng                                 

B. Gốm ôxit

C. Nhựa nhiệt rắn                                 

D. Composite nền kim loại

Câu 15 (NB): Phương pháp đúc phổ biến nhất hiện nay là?

A. Đúc trong khuôn cát                         

B. Đúc trong khuôn kim loại

C. Đúc áp lực                                                 

D. Đúc li tâm

Câu 16 (NB): Đâu không phải biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ

khí?

A. Mỗi thiết bị sản xuất phải có hướng dẫn và quy tắc làm việc với thiết bị đó

B. Cảnh báo vùng nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động

C. Nhà xưởng cần kín, không tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài

D. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức an toàn lao động cho công nhân

Câu 17 (TH): Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là sản phẩm được làm từ vật liệu

nào?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là sản phẩm được làm từ vật liệu nào?

A. Vật liệu kim loại và hợp kim                      

B. Vật liệu hữu cơ

C. Vật liệu phi kim                                         

D. Vật liệu mới

Câu 18 (TH): Quan sát hình ảnh sau và cho biết biển cảnh báo này có nội dung gì?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết biển cảnh báo này có nội dung gì?

A. Cảnh báo có điện                                       

B. Nguy hiểm đứt tay

C. Nguy hiểm kẹt tay                                      

D. Khu vực có tiếng ồn cao

Câu 19 (TH): Sản phẩm nào của cơ khí chế tạo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống?

A. Máy thêu công nghiệp                     

B. Máy khai thác khoáng sản

C. Máy điều hòa không khí                             

D. Máy thi công đường

Câu 20 (TH): Đặc điểm của dây truyền sản xuất tự động mềm là?

A. Độ ổn định cao                                

B. Năng suất thấp

C. Chi phí đầu tư cao                            

D. Độ linh hoạt cao

Câu 21 (TH): Ưu điểm của vật liệu phi kim mà các loại vật liệu khác không thể thay thế

là?

A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt

B. Tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt

C. Tính cứng, dẻo, dễ rèn dập, dẫn điện, dẫn nhiệt, chịu ăn mòn hóa học tốt

D. Tính cơ học, vật lí, hóa học, công nghệ nổi trội so với các vật liệu truyền thống

Câu 22 (TH): Công việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán học, khoa học và

kĩ thuật vào việc chọn vật liệu, thiết kế tính toán, kích thước các thông số của các chi tiết

máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra là?

A. Thiết kế sản phẩm cơ khí                           

B. Gia công cơ khí

C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí                            

D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 23 (TH): Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách

A. Nung nóng chi tiết đến trạng thái chảy

B. Nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy

C. Làm nóng để chỗ nối biến dạng dẻo

D. Làm nóng để chi tiết biến dạng dẻo

Câu 24 (TH): Vì sao gọi là phương pháp gia công không phoi?

A. Vì quá trình gia công không cần dùng đến phôi

B. Vì quá trình gia công không cần dùng đến vật liệu đầu vào

C. Vì sau quá trình gia công, vật liệu không còn được giữ nguyên

D. Vì sau quá trình gia công, vật liệu vẫn được giữ nguyên mà không phải loại ra

Câu 25 (TH): Trong công nghiệp cơ khí động lực, vật liệu composite dùng để chế tạo

gì?

A. Vỏ máy bay, ô tô, tàu thủy               

B. Dụng cụ cắt gọt, các trục truyền, bánh răng

C. Chi tiết robot, cánh tay robot  

D. Bình chịu áp lực, quạt tua bin gió, ống dẫn chất lỏng/ khí

Câu 26 (TH): Sắp xếp các bước sau đúng với quy trình công nghệ gia công.

1. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

2. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết

3. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất

A. 1 - 2 – 3             

B. 1 - 3 – 2             

C. 2 - 1 – 3             

D. 3 - 1 - 2

Câu 27 (TH): Quan sát và cho biết nội dung của hình ảnh sau

Quan sát hình ảnh sau và cho biết nội dung của nó?

A. Xử lí cơ tính nhiệt: ram                              

B. Xử lí cơ tính hóa học: thấm carbon

C. Xử lí bảo vệ mặt: sơn                       

D. Xử lí bảo vệ mặt: mạ kim loại

Câu 28 (TH): Đâu là bước tiến vượt bậc từ hệ thống sản xuất tự động truyền thống sang

sản xuất tự động được kết nối và xử lí dữ liệu liên tục?

A. Mô hình nhà máy thông minh          

B. Kết nối vạn vật trong sản xuất

C. Kho chứa hàng thông minh              

D. Phân tích dữ liệu trong sản xuất

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Trình bày tóm tắt các nội dung cơ bản của phương pháp đúc.

Câu 2: (VDC) Hãy cho biết các yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

1. B2. C3. C4. A5. D6. D7. B
8. D9. D10. B11. C12. B13. D14. D
15. A16. C17. A18. B19. C20. A21. B
22. A23. B24. D25. A26. D 27. C28. A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

- Đúc là rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

- Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn mẫu chảy, đúc áp lực, đúc li tâm, đúc liên tục,… Đúc trong khuôn cát là phương pháp phổ biến nhất.

- Có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp; có thể đúc nhiều kim loại khác nhau trong một vật đúc; thường áp dụng cho nhóm vật liệu kim loại và hợp kim. Sản phẩm đúc có độ chính xác không cao.

- Thường dùng để chế tạo phôi cho các phương pháp gia công khác.

 

 

Câu 2

Một số yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí:

- Các bộ phận chuyển động của máy: bánh răng, xích, băng tải, máy cán, cuốn, kéo,… có thể gây va đập, quấn bộ phận hoặc toàn cơ thể vào máy,….

- Điện có thể gây điện giật. Tùy độ lớn dòng điện, thời gian tiếp xúc,… mà có thể gây mức độ ảnh hưởng khác nhau.

- Vật văng bắn: từ các nguồn như phoi, phôi, dao,….

- Nổ: có 2 loại là nổ vật lí (áp suất trong bình vượt quá khả năng chịu đựng bình chứa) và nổ hóa học (phản ứng cháy xảy ra với tốc độ nhanh).

- Nguồn nhiệt: từ các bộ phận như đúc, nhiệt luyện, cân,…

- Hóa chất: các công đoạn như mạ, sơn, phủ,… dùng hóa chất có nguy cơ gây cháy, nổ, nhiễm độc,….

 

 

 

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo

(4 tiết)

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

1

2. Vật liệu cơ khí ( 8 tiết)

4

 

3

 

 

 

 

 

7

0

1,75

3. Các phương pháp gia công cơ khí (4 tiết)

4

 

3

 

 

 

 

1

7

1

2,75

4. Sản xuất cơ khí (12 tiết)

6

 

4

 

 

1

 

 

10

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

2

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL  

(số ý)

TN  

(số câu)

TL

(số ý)

TN  

(số câu)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

0

4

 

 

1. Khái quát về cơ khí chế tạo

Nhận biết

- Nêu được khái niệm cơ khí chế tạo.

 

1

 

C7

Thông hiểu

- Chỉ ra được sản phẩm cơ khí chế tạo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

1

 

C19

2. Các ngành nghề lĩnh vực trong cơ khí chế tạo

Nhận biết

- Nhận biết đâu không phải ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.

 

1

 

C1

Thông hiểu

- Chọn được ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí dựa vào đặc điểm của ngành.

 

1

 

C22

VẬT LIỆU CƠ KHÍ

 

7

 

 

3. Tổng quan về vật liệu cơ khí

Nhận biết

- Chọn được đâu là vật liệu mới.

- Chỉ ra đâu không phải tính chất của vật liệu kim loại

 

1

 

1

 

C3

 

C8

Thông hiểu

- Dựa vào hình ảnh chỉ ra vật liệu làm nên sản phẩm.

 

1

 

C17

4. Vật liệu kim loại và hợp kim

Nhận biết

 

- Xác định được loại vật liệu dựa trên đặc điểm của chúng.

 

 

1

 

C4

5. Vật liệu phi kim loại

Thông hiểu

- Xác định được ưu điểm của vật liệu phi kim mà các loại vật liệu khác không thể thay thế

 

 

1

 

C21

6. Vật liệu mới

Nhận biết

- Chỉ ra được vật liệu cơ khí mới.

 

1

 

C14

Thông hiểu

- Chỉ ra được ứng dụng của vật liệu composite.

 

1

 

C25

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

1

7

 

 

7. Khái quát về gia công cơ khí

Nhận biết

- Gọi tên được quá trình liên quan trực tiếp đến việc thay đổi hình dạng, kích thước, trạng

thái hoặc tính chất vật liệu.

- Nêu được có bao nhiên loại phoi.

 

1

 

 

1

 

C2  

 

 

C10

Thông hiểu

- Giải thích tên gọi gia công không phoi.

 

1

 

C24

8. Một số phương pháp gia công cơ khí

Nhận biết 

- Nêu được phương pháp đúc phổ biến hiện nay.

 

1

 

C15

Thông hiểu

- Chỉ ra cách thức hoạt động của phương pháp hàn.

 

1

 

C23

Vận dụng 

- Vận dụng kiến thức đã học phân tích  được đặc điểm cơ bản được một số phương pháp gia công cơ khí

1

 

C1

 

 

9. Quy trình công 

nghệ gia công chi tiết 

Nhận biết 

- Xác định số bước có trong quy trình công nghệ gia công.  

 

1

 

C12

Thông hiểu

 

- Chọn được thứ tự thực hiện quy trình công nghệ gia công. 

 

1

 

C26

Sản xuất cơ khí

1

10

 

 

10. Quá trình sản xuất cơ khí

Nhận biết 

- Gọi tên được quá trình dựa vào đặc điểm cho trước. 

 

1

 

C9

Thông hiểu

- Nêu được nội dung của hình ảnh đã cho. 

 

1

 

C27

11. Dây chuyền sản 

xuất tự động 

Nhận biết 

- Trình bày được khái niệm dây chuyền sản xuất tự động. 

 

1

 

C11

Thông hiểu

- Mô tả được đặc điểm của dây chuyền sản xuất tự động mềm. 

 

1

 

C20

12. Tự động hóa quá trình sản xuất dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Nhận biết 

- Chỉ ra lĩnh vực không có trong cách mạng công nghệ 4.0.  

- Chỉ ra đâu không phải thành tố chính của công nghệ kĩ thuật số.

 

1

 

1

 

C6

 

C13

Thông hiểu

- Chỉ ra được đâu là bước tiến vượt bậc từ hệ thống sản xuất tự động truyền thống sang sản xuất tự động được kết nối và xử lí dữ liệu liên tục.

 

1

 

C28

13. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí 

Nhận biết 

- Chỉ ra ý không phải nguồn gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất cơ khí.

- Chỉ ra ý không phải biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.

 

1

 

 

1

 

C5

 

 

C16

Thông hiểu

 

- Nêu nội dung của biển báo đã cho. 

 

1

 

C18

Vận dụng cao

- Chỉ ra được các yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí.

1

 

 

C2

Tìm kiếm google: Đề thi công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net