Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Việc thiết kế cơ khí thường được thực hiện bởi

A. Kĩ sư cơ khí

B. Kĩ sư cơ học

C. Thợ gia công cơ khí

D. Thợ lắp ráp cơ khí

Câu 2: (NB) Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là phương pháp gia công nào?

A. Gia công hàn

B. Gia công mài

C. Gia công xọc

D. Gia công tiện

Câu 3: (NB) Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là sản phẩm được làm từ vật liệu nào?

A. Vật liệu kim loại

B. Vật liệu hợp kim

C. Vật liệu phi kim

D. Vật liệu mới

Câu 4 (NB): Vật liệu có màu trắng bạc, khối lượng riêng nhỏ, tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao, chống ăn mòn tốt, dẻo là

A. Gang 

B. Thép

C. Hợp kim nhôm

D. Hợp kim đồng

Câu 5 (NB) Nguyên nhân gây suy giảm thính lực trong sản xuất cơ khí là?

A. Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất cơ khí

B. Nước thải (dung dịch bôi trơn, làm mát khi cắt gọt)

C. Tiếng ồn sinh ra từ các máy gia công

D. Chất thải rắn (mảnh vụn kim loại, cặn dầu nhớt, thiết bị hư hỏng, ...)

Câu 6 (NB): Công nghệ được ứng dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp nhằm khai thác dữ liệu đã thu thập, xử lí để hỗ trợ quá trình ra quyết định là______

A. Kết nối vạn vật trong công nghiệp

B. Dữ liệu lớn

C. Trí tuệ nhân tạo

D. Điện toán đám mây

Câu 7 (NB): Bản vẽ kĩ thuật có vai trò gì trong quá trình chế tạo cơ khí?

A. Nâng cao hiệu quả, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho quá trình chế tạo

B. Giúp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn

C. Cung cấp thông tin cho quá trình gia công, lắp ráp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8 (NB): Vật liệu có kích thước rất nhỏ cỡ từ 1 đến 100 nanomet là?

A. Vật liệu kim loại

B. Vật liệu vô cơ

C. Vật liệu composite

D. Vật liệu nano

Câu 9 (NB): Đâu là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất cơ khí?

A. Nghiên cứu bản vẽ

B. Sản xuất phôi

C. Chế tạo cơ khí

D. Đóng gói và bảo quản 

Câu 10 (NB): Gia công đúc là phương pháp

A. Gia công cắt gọt

B. Gia công không phoi

C. Gia công bằng máy

D. Gia công bằng tay

Câu 11 (NB): Trong việc lắp ráp ngoài dụng cụ, robot cần trang bị thêm

A. Bàn tay kẹp

B. Cảm biến nhận diện hình ảnh

C. Công nghệ cảm ứng lực

D. Camera và công nghệ quét 3D

Câu 12 (NB): Thay đổi yếu tố nào sau đây thì ta chuyển sang nguyên công khác?

A. Thay đổi vị trí làm việc.

B. Thay đổi chế độ cắt.

C. Thay đổi dụng cụ cắt.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 13 (NB):  Công nghệ được ứng dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp nhằm thu thập các thông số của thiết bị, máy móc trong quá trình hoạt động là?

A. Điện toán đám mây

B. Dữ liệu lớn

C. Trí tuệ nhân tạo

D. Kết nối vạn vật trong công nghiệp

Câu 14 (NB): Trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, hợp kim nhớ hình được sử dụng để làm gì?

A. Bộ truyền động bằng tay giả

B. Bộ truyền động thay thế các bộ truyền động điện từ của ô tô

C. Quạt máy bay thông minh

D. Các chi tiết, cơ cấu của bộ kẹp micro thụ động

Câu 15 (NB): Chế độ cắt khi khoan bao gồm

A. Vận tốc cắt V­c­ (m/phút)

B. Lượng chạy dao S (mm/vòng)

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 16 (NB): Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động với người lao động là?

A. Bệnh về da

B. Bệnh về xương khớp

C. Bệnh nghề nghiệp

D. Bệnh về thần kinh

Câu 17 (TH): Tính chất thể hiện khả năng gia công của vật liệu là

A. Tính chất cơ học

B. Tính chất vật lí

C. Tính chất hóa học

D. Tính chất công nghệ

Câu 18 (TH): Cho các phát biểu sau, số phát biểu không đúng là?

1. Điện có thể gây điện giật và ảnh hưởng khác nhau tùy độ lớn dòng điện, thời gian tiếp xúc.

2. Các hoá chất sử dụng trong sản xuất cơ khí có nguy cơ gây cháy, nổ, nhiễm độc gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí

3. Môi trường trong sản xuất cơ khí là môi trường bên trong nhà máy, phân xưởng.

4. Vật văng bắn từ các nguồn như phoi, phôi, dao không gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí

5. Sử dụng bảo hộ lao động để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể có giảm nguy cơ ảnh hưởng khi làm việc, chẳng hạn như găng tay, mũ bảo hiểm, mắt kính,...

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 19 (TH): Trong quy trình chế tạo cơ khí, bước lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, chọn thiết bị, dụng cụ, xác định chế độ cắt, các bước thực hiện gia công , ... là?

A. Đọc bản vẽ chi tiết

B. Chế tạo phôi

C. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm

D. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm

Câu 20 (TH): Cho các phát biểu sau, phát biểu sai

A. Robot công nghiệp là thiết bị tự động, bao gồm cơ cấu chấp hành tay máy và bộ điều khiển theo chương trình để thay con người thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quá trình sản xuất.

B. Robot công nghiệp trong dây truyền sản xuất tự động thường được dùng để vận chuyển, hia công, xử lí bề mặt, lắp ráp và kiểm tra.

C. Trong hoạt động cấp, tháo phôi, robot lấy phôi đặt trên băng tải hoặc lấy sản phẩm ra khỏi băng tải.

D. Sau khi gia công, chi tiết được đưa tới kiểm tra nếu đạt yêu cầu, chi tiết được xếp vào thùng thành phẩm, nếu không đạt yêu cầu, chi tiết bị đưa vào thùng phế phẩm.

Câu 21 (TH): Vật liệu khi gia nhiệt sẽ rắn cứng, không có khả năng tái chế là?

A. Gang 

B. Nhựa nhiệt dẻo

C. Nhựa nhiệt rắn

D. Cao su

Câu 22 (TH): Đặc điểm giúp phân biệt cơ khí chế tạo với các ngành nghề khác là?

A. Sử dụng bản vẽ kĩ thuật chế tạo sản phẩm

B. Các thiết bị sản xuất chủ yếu là các máy tính

C. Sử dụng các loại vật liệu chế tạo chủ yếu là gỗ

D. Thực hiện quy trình một cách linh hoạt, có thể tự điều chỉnh

Câu 23 (TH): Phương pháp đúc thường sử dụng

A. Gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín

B. Gia công các sản phẩm có yêu cầu về cơ tính cao

C. Gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp

D. Gia công các bề mặt định hình tròn xoay

Câu 24 (TH):  Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

1. Phương pháp gia công có phoi là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.

2. Tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.

3. Gia công không phoi thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác không cao.

4. Phoi là cách gọi khác của phôi nên phôi và phoi giống nhau.

5. Phay là một trong những phương pháp gia công cắt gọt.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 25 (TH): Kính sẽ có chống khả năng chống bám nước, bám bụi, cản được tia tử ngoại và bức xạ sóng ngắn trong khi độ trong suốt không ảnh hưởng nếu được ứng dụng bởi vật liệu nào

A. Nhựa nhiệt rắn 

B. Composite nền hữu cơ

C. Vật liệu nano

D. Nhựa nhiệt dẻo

Câu 26 (TH): Khi sản xuất mà số lượng sản phẩm hàng năm ít, sản phẩm không ổn định thì người ta gọi là dạng sản xuất:

A. Đơn chiếc

B. Hàng loạt

C. Hàng khối

D. Hệ thống

Câu 27 (TH): Cho các phát biểu sau, số phát biểu không đúng là?

1. Sản xuất cơ khí đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và đời sống con người.

2. Sản xuất cơ khí gồm các bước chính: Chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.

3. Các phương pháp chế tạo phôi kim loại thường dùng là đúc và gia công áp lực (rèn, dập, cán, ...).

4. Nếu sản phẩm của quá trình sản xuất cơ khí chỉ là một chi tiết thì có thể giảm được khâu lắp ráp.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28 (TH): Vì sao nói robot thông minh giúp con người giảm sức lao động và tránh làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

A. Trong sản xuất tự động, máy móc không tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân không được đảm bảo an toàn

B. Trong sản xuất tự động, máy móc gián tiếp tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân được đảm bảo an toàn

C. Trong sản xuất tự động, máy móc tham gia một phần vào quá trình vận hành, thay thế công nhân trong công việc nguy hiểm nên công nhân được đảm bảo an toàn

D. Trong sản xuất tự động, máy móc trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành nên công nhân được đảm bảo an toàn

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Trình bày tóm tắt các nội dung cơ bản của phương pháp hàn.

Câu 2: (VDC) Nêu các nguồn gây ô nhiễm môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trong một cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động ở địa phương em.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

1. A2. C3. D4. C5. C6. C7. B
8. D9. C 10. B 11. B 12. A13. D 14. B
 15. C 16. C 17. D 18. B 19. D 20. C 21. C
 22. A 23. C 24. C 25. C26. A 27. A 28. D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

- Hàn là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy và tạo thành mối hàn khi vật liệu kết tinh.

- Hàn hồ quang và hàn hơi là hai phương pháp hàn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

- Hàn hồ quang dùng tia lửa hồ quang để nóng chảy kim loại tại vị trí hàn và que hàn để tạo mối hàn, trong khi đó hàn hơi dùng nhiệt phản ứng cháy của khí đốt và oxygen để nóng chảy kim loại và tạo mối hàn.

- Có 5 kiểu tạo mối hàn (liên kết hàn) phổ biến: liên kết chồng, giáp mối, chữ T, góc và gấp mép.

- Gia công hàn có khả năng nối các vật liệu khác nhau và tạo các chi tiết phức tạp.

- Mối hàn có độ kín và độ bền cao hơn so với mối ghép khác.

- Tuy nhiên, do biến dạng nhiệt không đều, chi tiết có thể dễ bị cong, vênh sau khi hàn.

 

 

Câu 2

* Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong một cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động ở địa phương em:

- Ô nhiễm không khí trong quá trình hàn, cắt kim loại.

- Bụi kim loại và hạt mài sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại, mài.

- Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm.

- Dung dịch bôi trơn làm mát sử dụng khi gia công cắt gọt.

- Tiếng ồn sinh ra từ máy gia công

- Mảnh vụn kim loại, giẻ lau, bao bì, cặn dầu nhớt, thùng chứa hóa chất, thiết bị hư hỏng.

* Biện pháp bảo vệ môi trường trong một cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động ở địa phương em:

- Thay đổi công nghệ sản xuất với nguyên nhiên liệu sạch, trang bị dây chuyền, thiết bị sản xuất không làm ô nhiễm môi trường.

- Xử lí chất thải trong quá trình sản xuất trước khi ra môi trường.

- Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu.

 

 

 

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo

(4 tiết)

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

1

2. Vật liệu cơ khí ( 8 tiết)

4

 

3

 

 

 

 

 

7

0

1,75

3. Các phương pháp gia công cơ khí (4 tiết)

4

 

3

 

 

 

 

1

7

1

2,75

4. Sản xuất cơ khí (12 tiết)

6

 

4

 

 

1

 

 

10

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

2

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

0

4

 

 

1. Khái quát về cơ khí chế tạo

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

- Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo

 

1

 

C7

Thông hiểu

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản của cơ khí chế tạo

 

1

 

C19

2. Các ngành nghề lĩnh vực trong cơ khí chế tạo

Nhận biết

- Nhận biết một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.

 

1

 

C1

Thông hiểu

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí

 

1

 

C22

VẬT LIỆU CƠ KHÍ

 

7

 

 

3. Tổng quan về vật liệu cơ khí

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm cơ bản các loại vật liệu cơ khí

 

2

 

C3, 8

Thông hiểu

- Phân loại được các vật liệu cơ khí

 

1

 

C17

4. Vật liệu kim loại và hợp kim

Nhận biết

- Mô tả được tính chất cơ bản, công cụ của vật liệu kim loại và hợp kim

 

1

 

C4

Thông hiểu

- Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu kim loại phổ biến bằng phương pháp đơn giản.

 

 

 

 
5. Vật liệu phi kim loại

Nhận biết

- Mô tả được tính chất, công dụng của vật liệu kim loại

 

 

 

 

Thông hiểu

- Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu phi kim loại phổ biến bằng phương pháp đơn giản

 

1

 

C21

6. Vật liệu mới

Nhận biết

- Nêu được khái niệm vật liệu mới

 

1

 

C14

Thông hiểu

- Mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới

 

1

 

C25

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

 

7

1

 

7. Khái quát về gia công cơ khí

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm các phương pháp gia công cơ khí

 

2

 

C2, 10

Thông hiểu

- Phân loại được các phương pháp gia công cơ khí

 

1

 

C24

8. Một số phương pháp gia công cơ khí

Nhận biết 

- Nêu được khái niệm một số phương pháp gia công cơ khí

 

1

 

C15

Thông hiểu

- Tóm tắt và nêu được đặc điểm cơ bản của một số phương pháp gia công cơ khí.

 

1

 

C23

Vận dụng 

- Vận dụng kiến thức đã học phân tích  được đặc điểm cơ bản được một số phương pháp gia công cơ khí

1

 

C1

 

9. Quy trình công 

nghệ gia công chi tiết 

Nhận biết 

Kể tên được các bước trong quy trình công nghệ gia công chi tiết 

 

1

 

C12

Thông hiểu

Mô tả được quy trình công nghệ gia công chi tiết.

 

1

 

C26

Vận dụng 

Lập được quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản. 

 

 

 

 

Sản xuất cơ khí

1

10

 

 

10. Quá trình sản xuất cơ khí

Nhận biết 

Kể tên được các bước của quá trình sản xuất cơ khí. 

 

1

 

C9

Thông hiểu

Phân tích được các bước của quá trình sản xuất cơ khí. 

 

1

 

C27

11. Dây chuyền sản 

xuất tự động 

Nhận biết 

Trình bày được khái niệm dây chuyền sản xuất tự động. 

 

1

 

C11

Thông hiểu

Mô tả được dây chuyền sản xuất tự động hoá có sử dụng robot công nghiệp. 

 

1

 

C20

12. Tự động hóa quá trình sản xuất dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Nhận biết 

Nhận biết được mối quan hệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong tự động hoá quá trình sản xuất. 

 

2

 

C6,13

Thông hiểu

Trình bày được một số công nghệ 4.0 và tác động của chúng trong dây truyền sản xuất tự động.

 

1

 

C28

13. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí 

Nhận biết 

Nêu được khái niệm về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.

Trình bày được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí 

 

2

 

C5,16

Thông hiểu

Nêu và nhận thức được một số yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí

 

1

 

C18

Vận dụng 

Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động trong sản xuất cơ khí. 

Nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí. 

 

 

 

 

Vận dụng cao

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để đề xuất các biện pháp phòng ngừa mất an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong lĩnh vực sản xuất cơ khí

1

 

 

C2

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net