Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Công dân 8 chân trời ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Công dân 8 chân trời ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Học sinh có thể làm gì để phòng tránh được các tai nạn về cháy nổ ở xung quanh mình?

  1. Sử dụng điện thoại di động khi đang cắm nguồn sạc

  2. Tắt hết các thiết bị điện khi không dùng đến

  3. Cắm nhiều giắc cắm ở một ổ điện

  4. Dùng vải che phủ vào các thiết bị điện khi chúng đang hoạt động

Câu 2 (0,25 điểm). “Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Lao động.

  2. Sáng tạo.

  3. Siêng năng.

  4. Kiên trì.

Câu 3 (0,25 điểm). Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

  1. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương

  2. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn

  3. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

  4. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Câu 4 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi nào sau đây?

  1. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.

  2. Thực hiện hợp đồng lao động.

  3. Chấp hành kỉ luật lao động.

  4. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 5 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền nào sau đây?

  1. Thực hiện hợp đồng lao động.

  2. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

  3. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

  4. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.

    Câu 6 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

  1. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.

  2. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.

  3. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

  4. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.

  Câu 7 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ:

  1. 14 tuổi.

  2. 16 tuổi.

  3. 18 tuổi.

  4. 20 tuổi.

Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?

  1. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.

  2. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.

  3. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.

  4. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.

Câu 9 (0,25 điểm). Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.

  2. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.

  3. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.

  4. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.

Câu 10 (0,25 điểm). Tầm quan trọng của lao động đối với con người là gì?

  1. Làm cho xã hội trở nên đình trệ, chậm phát triển

  2. Làm con người mệt nhọc, không có sức khỏe toàn diện cho các hoạt động hằng ngày

  3. Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội

  4. Làm cho nguồn nhân lực lao động ngày một già đi và không còn đáp ứng được cho thị trường lao động

Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm luật lao động?

  1. Trừ tiền thưởng vì lí do muộn giờ làm.

  2. Sử dụng người lao động 20 tuổi.

  3. Trách móc người lao động.

  4. Ngược đãi người lao động.

Câu 12 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

  1. Tự do lựa chọn nơi làm việc.

  2. Hưởng lương phù hợp với trình độ.

  3. Tự do lựa chọn việc làm.

  4. Thực hiện hợp đồng lao động.

Câu 13 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây có thể dẫn đến các tai nạn về cháy nổ?

  1. Hút thuốc lá tại điểm bán xăng, dầu khi đang xếp hàng đến lượt

  2. Ngắt nguồn điện của đèn học sau khi học xong vào buổi tối

  3. Chỉ sử dụng điện thoại khi đã hoàn tất quá trình sạc pin

  4. Sử dụng các thiết bị đóng cắt dòng điện khi xảy ra các sự cố về điện

Câu 14 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

  1. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.

  2. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

  3. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

  4. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?

  1. Chị S để các hóa chất dễ cháy ở xa khu vực bếp.

  2. Anh T tố cáo hành vi tàng trữ thuốc nổ của ông X.

  3. Anh V mua thuốc nổ về tự chế pháo để bán kiếm lời.

  4. Chị M gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.

Câu 16 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc?

  1. Chúng ta sẽ không sử dụng được hết các tính năng của điện thoại khi chúng ta đang sạc dở

  2. Làm cho điện thoại nóng lên, rò rỉ bo mạch bên trong của máy, gây cháy nổ trong quá trình sử dụng

  3. Không cảm nhận được hết độ mượt của điện thoại trong khi đang sạc

  4. Người dùng không tập trung sử dụng được thiết bị

Câu 17 (0,25 điểm). Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

  1. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ

  2. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng

  3. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga

  4. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy

Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?

Tình huống. Chị X làm việc tại công ty của ông M. Trong quá trình làm việc, chị M luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, chị X vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi chị thắc mắc, ông M đã có những lời lẽ không hay xúc phạm chị và đuổi việc, không cho chị X tiếp tục làm việc tại công ty.

  1. Chị X.

  2. Ông M.

  3. Chị X và ông M.

  4. Người điều hành trên ông M

Câu 19 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây là đúng?

  1. Tuyên truyền cho mọi người về các quy định mà pháp luật đã quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại

  2. Bác N thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây, để giúp cây không còn sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng

  3. Khi đi ngoài đường Lan nhìn thấy một vật thể lạ nhìn như một quả mìn, Lan tò mò nên lại gần xem đó là gì

  4. Bà Mai thường xuyên để bếp sưởi đang hoạt động gần màn ngủ cho ấm

Câu 20 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn H trả sách thì thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

  2. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.

  3. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.

  4. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ.

Câu 21 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”. Trong tình huống sau, chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

  1. Hai bạn K và V.

  2. Hai bạn K và T.

  3. Cả ba bạn K, T, V.

  4. Bạn V và T.

Câu 22 (0,25 điểm). Vì sao công dân nên chọn các hoạt động lao động phù hợp với bản thân mình để làm?

  1. Để có thể đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

  2. Để có thể nhanh chóng tạo ra vật chất cần thiết phù hợp với nhu cầu của bản thân

  3. Công việc phù hợp với năng lực sẽ không giúp người lao động tạo ra thêm được các giá trị cho bản thân

  4. Làm việc trong môi trường lao động phù hợp sẽ không áp lực

Câu 23 (0,25 điểm). Một hợp đồng lao động được coi là phù hợp người lao động khi tham gia vào thị trường lao động cần có những yếu tố nào sau đây? 

  1. Chỉ có tên, địa chỉ công ty, mức lương đã thỏa thuận khi phỏng vấn làm việc

  2. Tên địa chỉ của bên sử dụng lao động, người lao động; thông tin cụ thể của 2 bên; các quy định về lương, tăng lương, các khoản phụ cấp; quy định về thời gian làm việc; các yêu cầu, quyền lợi của nhân viên

  3. Chỉ đề cập tới các điều khoản mà công ti yêu cầu người lao động cần phải thực hiện trong quá trình làm việc tại công ty

  4. Địa chỉ của các bên liên quan đã quy định trong hợp đồng lao động, mức lương quy định theo chức danh cụ thể

Câu 24 (0,25 điểm). Gần tết Nguyên đán, anh M được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

  2. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.

  3. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.

  4. Từ chối, đồng thời khuyên anh  không nên thực hiện ý định đó.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Em hãy cho biết những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

b. Theo em, công dân có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

     Câu 2 (1,0 điểm). Trong quá trình trao đổi về hợp đồng lao động, anh Q yêu cầu Công ty C phải cung cấp rõ các thông tin về địa điểm làm việc. Tuy nhiên, công ty lại từ chối với lí do công ty có nhiều chi nhánh nên không cần cung cấp cụ thể.

a) Em có đồng ý với việc làm của Công ty C không?

b) Nếu là anh Q, em có tiếp tục tham gia hợp đồng lao động với Công ty C không? Vì sao?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG 8 - BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

D

A

D

B

C

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

C

D

D

A

C

C

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

B

A

B

A

A

B

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

a. Những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

Có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như: thiết bị điện quá tải, rò rỉ khí ga; thiết bị điện kém chất lượng; nắng nóng kéo dài; nguyên vật liệu xây dựng dễ cháy; trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo; chế biến, bảo quản thực phẩm sai cách, cất giấu vũ khí trong nhà; sấm sét khi mưa dông;...

 

 

1,5 điểm

b. Trách nhiệm của công dân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

- Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khi, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, bày tỏ quan điểm với trường hợp: 

a. Không đồng ý với việc làm của công ty C. 

Vì: hành động từ chối cung cấp thông tin của công ty C đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019.

 

0,5 điểm

b. Nếu là anh Q, em sẽ không tiếp tục tham gia hợp đồng lao động với công ty C. Vì:

- Công ty C đã thực hiện hành vi sai với quy định của pháp luật.

- Công ty C không cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng đồng nghĩa với việc, trong quá trình làm việc, bản thân người lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ không được đảm bảo đúng quyền lợi.

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các loại chất độc hại

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

 

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Bài 9

12

1

 

 

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các loại chất độc hại

Nhận biết

- Nhận biết được việc công dân nên làm để phòng tránh tai nạn về cháy nổ và các chất độc hại.

- Liệt kê được những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Từ đó, nêu trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

2

1

C1, C3

C1 (TL)

Thông hiểu

- Xác định được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Xác định được hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007.

- Biết các hành vi được phép trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại.

- Nhận biết được hành vi dẫn đến tai nạn cháy nổ.

- Biết thực hiện các hành động phòng tránh tai nạn về cháy nổ.

6

 

C6, C8, C9, C13, C15, C17

 

Vận dụng

- Giải thích được lí do không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc.

- Xác định được việc làm phù hợp để phòng tránh tai nạn cháy nổ.

- Biết được chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ

- Xử lí được các tình huống liên quan đến tai nạn cháy nổ, các chất độc hại.

4

 

C16, C19, C21, C24

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 10

12

1

 

 

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm lao động.

- Nhận biết được quyền của người sử dụng lao động.

2

 

C2, C5

 

Thông hiểu

- Xác định được quyền lợi của người lao động.

- Biết được số tuổi công dân chưa được tham gia lao động.

- Biết được vai trò của lao động đối với con người.

- Xác định được hành vi vi phạm luật lao động.

- Biết được nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.

6

 

C4, C7,  C10, C11, C12, C14

 

Vận dụng

- Xác định được hành vi vi phạm quy định Luật lao động trong các tình huống cụ thể.

- Xử lí tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Giải thích được lí do nên chọn hoạt động lao động phù hợp với bản thân.

- Xác định được một bản hợp động lao động phù hợp.

4

 

C18, C20, C22, C23

 

Vận dụng cao

Bày tỏ quan điểm với trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 

1

 

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi công dân 8 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì công dân 8 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa kì 1 công dân 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Công dân 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net