Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Công dân 8 chân trời ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Công dân 8 chân trời ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?

  1. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng

  2. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình

  3. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình

  4. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

 Câu 2 (0,25 điểm). “Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch” là bước bao nhiêu trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

  1. Bước 2

  2. Bước 3

  3. Bước 4

  4. Bước 5

Câu 3 (0,25 điểm). Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “Gia đình là …… của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng ……… của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên”?

  1. Chiếc vỏ bọc/ sự nghiệp

  2. Nguồn cội/ nhân cách

  3. Nguồn gốc/ tính cách

  4. Chiếc nôi/ sức mạnh

Câu 4 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?

  1. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

  2. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

  3. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

  4. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

    Câu 5 (0,25 điểm). “Một bản danh sách các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Quản lí tiền hiệu quả.

  2. Kế hoạch tài chính.

  3. Mục tiêu tài chính.

  4. Kế hoạch chi tiêu.

Câu 6 (0,25 điểm). Đâu là hành vi bạo lực gia đình trong các trường hợp dưới đây?

  1. Vợ chồng cãi vã, xô xát không phải là bạo lực gia đình.

  2. Bố mẹ có quyền đánh, mắng con khi con không vâng lời.

  3. Người chồng có quyền kiểm soát kinh tế trong gia đình.

  4. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  Câu 7 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu hợp lí?

A. Để có tiền mua thỏi son hàng hiệu, chị T đã ăn mì tôm mỗi ngày.

B. Anh M thường xuyên vay tiền bạn để đi xem phim, đi du lịch,…

C. Chị H mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì giá thành rẻ.

D. Anh K chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, trong khả năng chi trả.

Câu 8 (0,25 điểm). Sau khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Liên hệ các cơ sở y tế để điều trị.

  2. Giấu giếm, bao che cho đối phương.

  3. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.

  4. Hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên.

Câu 9 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình có gây hệ lụy gì cho xã hội không?

  1. Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội

  2. Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội

  3. Làm xã hội trở nên trầm lắng hơn

  4. Tạo nề nếp và trật tự trong gia đình.

Câu 10 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?

  1. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

  2. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

  3. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

  4. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

Câu 11 (0,25 điểm). Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

  1. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

  2. (4) => (1) => (5) => (3) => (2).

  3. (1) => (2) => (3) => (4) => (5).

  4. (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Câu 12 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

  1. Có thể tăng khoản tiết kiệm.

  2. Chi tiêu những khoản không cần thiết.

  3. Cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí.

  4. Chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.

Câu 13 (0,25 điểm). Theo em, đâu không phải là hình thức của bạo lực gia đình?

  1. Bạo lực thể chất

  2. Bạo lực tâm hồn

  3. Bạo lực tinh thần

  4. Bạo lực tình dục

Câu 14 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

  1. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.

  2. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

  3. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.

  4. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.

Câu 15 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình không gây ra hậu quả nào sau đây?

  1. Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.

  2. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

  3. Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

  4. Là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.

Câu 16 (0,25 điểm). Những nạn nhân của bạo lực gia đình nên làm gì?

  1. Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình

  2. Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả

  3. Nên thông báo sự việc với người thân, tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền

  4. Sử dụng các biện pháp tiêu cực hơn để xử lí vấn đề

    Câu 17 (0,25 điểm). Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?

  1. Người mẹ hết mực yêu thương con cái

  2. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt

  3. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình

  4. Người bố thường xuyên uống rượu

Câu 18 (0,25 điểm). Là một học sinh, chúng ta cần làm gì để có thói quen chi tiêu hợp lí?

  1. Chưa cần thiết vì học sinh chưa kiếm ra tiền nên không cần phải có kế hoạch chi tiêu.

  2. Cần lập được kế hoạch chi tiêu cho cá nhân phù hợp, chi tiêu hợp lí.

  3. Bố mẹ cho bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu

  4. Dành một khoản riêng để mua những món đồ cá nhân mình thích.

Câu 19 (0,25 điểm). Đặt kì vọng quá lớn vào con gái, bố mẹ bạn Lan Anh bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm. Theo em, hành vi của bố mẹ bạn Lan Anh thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?

  1. Bạo lực về tinh thần.

  2. Bạo lực về thể chất.

  3. Bạo lực về tình dục.

  4. Bạo lực về tài chính.

Câu 20 (0,25 điểm). Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

  1. Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn

  2. Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần

  3. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho

  4. Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học

Câu 21 (0,25 điểm). Chị X là hướng dẫn viên du lịch. Do tính chất công việc, nên chị thường xuyên vắng nhà. Thấy vậy, anh T (chồng chị X) nảy sinh nghi ngờ và ghen tuông. Anh thường xuyên xúc phạm, lăng mạ chị X, ép buộc chị X phải nghỉ việc. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh T đã mượn rượu để đánh đập và đuổi chị X ra khỏi nhà. Nếu là người thân của chị X, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Khuyên chị X nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

  2. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.

  3. Khuyên chị X hãy mạnh mẽ đánh lại anh T nếu bị anh T tấn công.

  4. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.

Câu 22 (0,25 điểm). M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lí được các việc phát sinh?

  1. Ngoài số tiền M đã thiết lập cho kế hoạch chi tiêu của mình M nên dự trù thêm một khoản tiền cho các khoản chi phát sinh

  2. M nên bỏ bớt các mục tiêu cần đạt được trong kế hoạch chi tiêu để giải quyết các công việc phát sinh

  3. M có thể nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để có thêm được một số tiền giúp đỡ bản thân vượt qua những khó khăn trước mắt

  4. Dùng các khoản tiền dự định cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề trước mắt

Câu 23 (0,25 điểm). Thấy một chiếc áo len giá 200.000 đồng đang bày bán ở cửa hàng, X rất muốn mua, nhưng trong ví chỉ còn 150.000 đồng - đây là số tiền X được mẹ cho để tiêu vặt trong một tháng. Nếu là X, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Xin thêm mẹ 50.000 đồng để mua ngay chiếc áo len.

  2. Trộm tiền của bố (50.000 đồng) để mua chiếc áo len.

  3. Tiết kiệm chi tiêu, đợi khi nào có đủ tiền sẽ mua áo.

  4. Vay thêm 50.000 đồng từ các bạn để mua chiếc áo.

Câu 24 (0,25 điểm). Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh V lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh V vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh V cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh V đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị A). Nếu là người thân của chị A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.

  2. Khuyên chị A hãy mạnh mẽ đánh lại anh V nếu bị anh V tấn công.

  3. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.

  4. Khuyên chị A nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

b) Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.

c) Chỉ những người có thói quen chi tiêu tuỳ tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Bạn X có em gái 2 tuổi. Vì công việc bận rộn nên mẹ thường để bạn X trông em. Em gái của bạn X khá năng động nên hay đi khắp nhà để chơi. Có nhiều lần, em gái lục tung sách vở trên bàn học khiến bạn X rất tức giận.

Thời gian đầu, bạn X còn nhỏ nhẹ nói chuyện với em nhưng càng về sau thì bạn X càng khó chịu và thường xuyên la mắng em. Có lần, em làm vỡ chiếc hộp lưu niệm mà bạn X rất yêu quý nên bạn X đã dùng thước đánh mạnh vào tay em.

a. Em nhận xét như thế nào về hành vi của bạn X?

b. Nếu là bạn thân của bạn X và biết chuyện này, em sẽ tư vấn cho bạn X như thế nào?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG 8 - BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

B

B

D

A

D

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

B

C

B

B

D

B

C

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

B

A

B

D

A

C

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học, đưa ra quan điểm với các ý kiến:

- Ý kiến a.

+ Không đồng tình. 

+ Vì: mục đích của việc lập kế hoạch chi tiêu là để: cân bằng tài chính, tránh những khoản chi không cần thiết và tiết kiệm nhằm dự phòng cho những rủi ro, bất trắc.

- Ý kiến b. 

+ Đồng tình. 

+ Vì: kế hoạch chi tiêu phải tuân thủ quy tắc cân đối thu - chi, các định mức chi tiêu không được vượt số tiền đang có. Mục tiêu tiết kiệm đòi hỏi phải thực hiện quy tắc: tiết kiệm chủ yếu dựa trên tiết giảm những khoản chi không thiết yếu; không cắt giảm các khoản cho thiết yếu.

- Ý kiến c. 

+ Không đồng tình. 

+ Vì: mỗi cá nhân đều cần rèn luyện kĩ năng quản lí chi tiêu và lập kế hoạch chi tiêu.

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình:

a. Nhận xét: 

Hành vi của bạn X là không đúng, đây là một biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất).

 

 

 

0,25 điểm

b. Lời khuyên: 

Nếu là bạn thân của X, em nên khuyên X:

- Chấm dứt và không được lặp lại hành vi bạo lực với em gái nữa.

- Bao dung hơn với em (vì em gái của X còn nhỏ tuổi, em chưa ý thức được hành động), quan tâm và yêu thương em.

- Cất gọn đồ dùng của cá nhân hoặc những đồ dùng có thể gây nguy hiểm, như: dao, kéo, phích nước…ở xa tầm với của em gái.

0,75 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Bài 7: 

Phòng, chống bạo lực gia đình

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

 

Bài 8: 

Lập kế hoạch chi tiêu

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Bài 7

12

1

 

 

Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhận biết

Nhận diện được khái niệm bạo lực gia đình.

2

 

C1, C3

 

Thông hiểu

- Nhận biết được tác hại của bạo lực gia đình đối với xã hội.

- Biết các hình thức của bạo lực gia đình.

- Xác định được các hành vi, việc làm không nên làm khi xảy ra bạo lực gia đình.

 

6

 

C6, C8, C9, C13, C15, C17

 

Vận dụng

- Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Xác định được các hình thức bạo lực gia đình trong trường hợp cụ thể.

- Biết cách xử lí các tình huống liên quan đến bạo lực gia đình.

4

 

C16, C19, C21, C24

 

Vận dụng cao

Xử lí được các tình huống liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình.

 

1

 

C2 (TL)

Bài 8

12

1

 

 

Lập kế hoạch chi tiêu

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm lập kế hoạch chi tiêu.

- Xác định được các bước lập kế hoạch chi tiêu.

- Vận dụng kiến thức đã học, bày tỏ quan điểm về các ý kiến liên quan đến lập kế hoạch chi tiêu.

2

1

C2, C5

C1 (TL)

Thông hiểu

- Xác định được biểu hiện của những người có thói quen chi tiêu hợp lí/ không hợp lí.

- Biết được những vấn đề liên quan đến lập kế hoạch chi tiêu.

- Sắp xếp được các bước lập kế hoạch chi tiêu.

- Nhận biết được thói quen chi tiêu không hợp lí.

- Xác định được nội dung không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu.

6

 

C4, C7, C10, C11, C12, C14

 

Vận dụng

- Khuyến khích HS có thói quen chi tiêu hợp lí.

- Biết đưa ra giải pháp chi tiêu hợp lí trong các trường hợp.

4

 

C18, C20, C22, C23

 

Vận dụng cao

 

 

1

 

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi công dân 8 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì công dân 8 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa kì 2 công dân 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Công dân 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net