Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật:
- Khí hậu:
+ Ánh sáng là điều kiện sinh tồn quan trọng bậc nhất của cây xanh, giúp cho quá trình quang hợp.
+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
+ Độ ẩm không khí rất cần thiết cho sinh vật, là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh
- Nước: rất cần thiết cho sinh vật sinh trường và phát triển.
+ Các loài sinh vật ưa ẩm hoặc ưa nước thường phân bố nhiều ở vùng, xích đạo, nhiệt đới ẩm,...
+ Các loài ưa khô thường sống ở thảo nguyên, hoang mạc...
- Đất: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
- Địa hình:
+ Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
+ Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
- Sinh vật: Thực vật, động vật, vi sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ trong chuỗi thức ăn.
+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.
+ Nơi nào thảm thực vật phong phú thì có nhiều loài động vật phong phú sinh sống và ngược lại.
- Con người: Ảnh hưởng nhiều đến phạm vi phân bố của sinh vật, có mặt tích cực và tiêu cực:
+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng, tạo giống mới làm đa dạng thêm các loài sinh vật
+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp, làm giảm sự đa dạng sinh học, nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng.