Ôn tập kiến thức Địa lí 10 Cánh diều bài 2: Sử dụng bản đồ

Ôn tập kiến thức Địa lí 10 Cánh diều bài 2: Sử dụng bản đồ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

 

[toc:ul] 

BÀI 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

  • Phương pháp kí hiệu

- Biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung

tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng,...

- Phương thức biểu hiện: đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. 

- Biểu hiện được các vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

  • Phương pháp đường chuyển động

- Biểu hiện các chuyển động biểu hiện các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hoá,...

- Phương pháp này thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,... của các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các mũi tên có màu sắc và độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.

  • Phương pháp chấm điểm

- Biểu hiện các đối tượng phân bố không đều trong không gian như: các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi,… bằng các điểm chấm có giá trị nhất định.

- Thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố,… của đối tượng địa lí.

  • Phương pháp khoanh vùng

- Thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí.

Ví dụ: vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò,...

- Có nhiều cách khác nhau để thể hiện vùng phân bố của đối tượng địa lí như giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét (kẻ vạch), hay bố trí một cách đều đặn các kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,...

  • Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Thể hiện giá trị tống cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ; sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian bằng cách dùng các dạng biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

2. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

- Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí. Các bước sử dụng bản đồ trong học tập bao gồm:

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ

+ Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

+ Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

- Sự phát triển của các thiết bị thông minh có trang bị bản đồ số, hệ thống định vị GPS đã giúp cho việc sử dụng bản đồ trong đời sống được thuận tiện hơn.

3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG

- GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.

- Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

- Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.

- GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phô biến trong đời sống. Vị dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ trực tuyến…

Tìm kiếm google: Ôn tập Địa lí 10 cánh diều bài 2: Sử dụng bản đồ, ôn tập Địa lí 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm Địa lí 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net