* Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất đai rộng lớn bị quý tộc biến thành của riêng và được cha truyền con nối.
- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa.
- Lãnh chúa có toàn quyền trong lãnh địa phong kiến, có quân đội và tự đặt luật lệ riêng.
- Cấu trúc của lãnh địa:
+ Bên trong là lâu đài kiên cố, có hào sâu và tường bao quanh dành cho lãnh chúa.
+ Bên ngoài chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp, đồng cỏ chăn thả gia súc , rừng và nhà ở của nông nô.
- Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, đời sống kinh tế khép kín, chủ yếu là tự cung tự cấp.
* Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:
- Lãnh chúa không phải lao động, chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn; dùng địa tô và tự đặt ra những thứ thuế để bóc lột nông nô.
- Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất, họ phải thuê đất canh tác của lãnh chúa và phải nộp tô rất nặng.