Em hãy quan sát 4 kiểu giàn ở Hình 16.7 và phân tích ưu, nhược điểm của mỗi kiểu giàn. Mỗi kiểu giàn thích hợp với những loại cây trồng nào? Cho ví dụ.

3.4. Làm giàn

Luyện tập:

Em hãy quan sát 4 kiểu giàn ở Hình 16.7 và phân tích ưu, nhược điểm của mỗi kiểu giàn. Mỗi kiểu giàn thích hợp với những loại cây trồng nào? Cho ví dụ.

Vận dụng:

Mô tả phương pháp làm giàn cho cây cà chua và cây bầu.

Câu trả lời:

Luyện tập:

A. Kiểu chữ I:

  • Ưu điểm:
    • Thi công đơn giản, tiết kiệm vật liệu
    • Mật độ trồng cao, năng suất trên cùng một diện tích có thể cao hơn các kiểu giàn khác
    • Cây quang hợp tốt hơn, không bị cạnh tranh ánh sáng lẫn nhau
    • Dễ dàng quản lý sâu bệnh, tiện cho chăm sóc, thu hoạch quả
    • Chất lượng quả cao (Quả loại 1 từ 80-90%)
    • Có thể xen canh các loại rau màu giữa các hàng, tận dụng tối đa diện tích canh tác. Tăng thu nhập, đồng thời góp phần cải tạo đất (nếu xen canh các loại cây họ đậu).
  • Nhược điểm:
    • Việc di chuyển giữa các hàng bị hạn chế
    • Phần gốc chanh bắt đầu để nhánh sát mặt đất, nên hay ẩn chứa nguy cơ sâu bệnh.
    • Ngoài ra chưa thấy thêm nhược điểm gì từ cách làm giàn kiểu thẳng đứng này
  • Loại cây trồng thích hợp: chanh dây, chanh deo,...

B. Kiểu chữ A:

  • Ưu điểm:
    • Đón nắng trực tiếp được cả hai bên.
    • Không tốn nhiều diện tích, có thể sử dụng ở trên tầng thượng của mỗi gia đình.
  • Nhược điểm: Lối đi giữa các hàng bị thu hẹp, chật chội.
  • Loại cây trồng thích hợp: cà chua,...

C. Kiểu chữ X:

  • Ưu điểm: 
    • Tăng mật độ, tăng năng suất.
    • Phù hợp với gia đình có ít người, không cần nhiều nhân công chăm sóc.
  • Nhược điểm: nông dân tốn rất nhiều công để buộc cố định ngọn, nhánh vào giàn dóc vì chúng có đặc điểm bò lan, cần chỗ vịn. Vì thế dưa, bí cứ bò đến đâu thì cần phải đi buộc vào giàn hàng ngày đến đó. Nếu không buộc được vào giàn ở mỗi đoạn thì ngọn dưa bí bò dài sẽ tuột khỏi giàn chữ X.
  • Loại cây trồng thích hợp: dưa, bí, cà chua,...

D. Kiểu mái bằng:

  • Ưu điểm:
    • Phù hợp với khu đất bằng phẳng, mảnh đất vuông vắn
    • Dễ thi công, không cần tính toán phức tạp
  • Nhược điểm:
    • Khi cây phủ giàn sẽ che đi nhiều ánh sáng, phần bên dưới dàn khó xen canh loại cây khác
    • Khó chăm sóc, khó xử lý bệnh (Do giàn ở trên đầu, phần bên trên giàn hầu như không xử lý thuốc được)
    • Chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều.
    • Dàn dễ sập nếu thi công không cẩn thận, vật liệu thi công không chắc chắn, khi sập giàn sẽ ảnh hưởng nguyên cả giàn
  • Loại cây trồng thích hợp: chanh dây, bầu, bí, mướp,...

Vận dụng:

Mô tả phương pháp làm giàn cho cây cà chua:

  • Chuẩn bị 1 thanh ngang dài khoảng 3 mét từ tre, nứa, trúc.
  • Chuẩn bị thêm khoảng 10 thanh tre, trúc, nứa dài khoảng 2 mét. 
  • Cắm 2 cọc nghiêng bắt chéo kiểu chữ A. Đặt thanh ngang ở giữa, chạy dọc và buộc chặt.

Mô tả phương pháp làm giàn cho cây bầu:

  • Chuẩn bị 4 thanh gỗ làm 4 cọc trụ; 4 cây làm thanh ngang; và khoảng 6 - 8 cây nứa, trúc, hoặc tre chẻ từng thanh.
  • Cắm 4 cọc trụ song song với nhau và điều chỉnh độ cao như bạn mong muốn, thường độ cao cho các dòng cây leo như mướp, bầu, bí là khoảng 2 m - 2,5 m.
  • Cố định 4 thành ngang chắc chắn bằng dây thép (hoặc có thể tận dụng dây điện cũ cũng rất chắc, bền).
  • Lần lượt buộc các cây trúc, nứa hoặc thanh tre lên cho đều ở phía trên cùng.

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com