Câu 1. Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng.
1. Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?
A. Những cuộc đấu tranh chống lại phong kiến phương Bắc.
B. Tiếng Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.
C. Đứng đầu là xã là tù trưởng, hào trưởng người Việt.
D. Lễ hội diễn ra thường xuyên.
2. Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyên bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc?
A. Nhuộm răng đen. C. Chữ viết.
B. Làm bánh chưng. D. Tôn trọng phụ nữ.
3. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào nước ta trong thời Bắc thuộc?
A. Làm giấy. C. Làm gốm.
B. Đúc trống đồng. D. Sản xuất muối.
4. Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở nước ta trong thời Bắc thuộc là
A. Tống Bình. C. Luy Lâu.
B. Mê Linh. D. Cổ Loa.
Trả lời:
1. B 2. C 3. A 4. C
Câu 2. Theo em, trong các chính sách về văn hoá, xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc, chính sách nào là nguy hiểm nhất? Vì sao?
Trả lời:
Chính sách đồng hóa nguy hiểm nhất là chính sách du nhập chữ Hán vào nước ta, dạy cho nhân dân ta chữ Hán để nhằm đồng hóa dân tộc ta. Bởi vì tiếng nói, chữ viết riêng chính là đại diện cho một quốc gia độc lập, nếu tiếng nói, chữ viết của ta bị thuần hóa thì sẽ mất đi nét văn hóa riêng của dân tộc ta.
Câu 3. Chọn những từ cho sẵn để điển vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình sáng tạo Hán - Việt
Tiếng Việt Thờ cúng tổ tiên chủ động làng Việt
Thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tốn văn hoá truyền thống vừa ………………….. tiếp thu có chọn lọc và......................... những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc. Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng ........................, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ........................... ngày càng phong phú và đặc sắc. Những tín ngưỡng truyền thống như.........................., thờ các vị thần tự nhiên, ......................... tiếp tục được duy trì. Ẩn mình sau những luỹ tre, ...................... là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục ....................
Trả lời:
Thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tốn văn hoá truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc. Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán – Việt ngày càng phong phú và đặc sắc. Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,... tiếp tục được duy trì. Ẩn mình sau những luỹ tre, làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
Câu 4. Quan sát tư liệu 17.5 và 17.6 trong SGK, em hãy cho biết yếu tố văn hoá nào du nhập từ bên ngoài đã được nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc?
Trả lời:
Các yếu tố văn hoá bên ngoài du nhập vào được nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc là:
Câu 5. Đánh dấu (X) vào cột B những đáp án đúng với nguyên nhân các triều đại phong kiến phương Bắc không thực hiện được mục đích đồng hoá nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
A | B |
a. Tinh thần đấu tranh bền bỉ, bất khuất của nhân dân ta | |
b. Phong kiến phương Bắc không khống chế được làng xã Việt, văn hoá truyền thống của người Việt vẫn được bảo tồn | |
c. Nhân dân vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hoá bên ngoài | |
d. Nhân dân ta không chấp nhận chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc | |
e. Một số yếu tố văn hoá phương Bắc du nhập sang đã bị nhân dân ta “Việt hoá” |
Trả lời:
A | B |
a. Tinh thần đấu tranh bền bỉ, bất khuất của nhân dân ta | X |
b. Phong kiến phương Bắc không khống chế được làng xã Việt, văn hoá truyền thống của người Việt vẫn được bảo tồn | |
c. Nhân dân vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hoá bên ngoài | X |
d. Nhân dân ta không chấp nhận chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc | X |
e. Một số yếu tố văn hoá phương Bắc du nhập sang đã bị nhân dân ta “Việt hoá” | X |
Câu 6. Em hiểu thế nào về câu thơ: “Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất”? (Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ). Theo em, yếu tổ nào là quan trọng nhất giúp “Ta vẫn là ta” sau hơn mười thế kỉ mất nước?
Trả lời:
- Câu thơ "tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất" có nội dung khẳng định sự trường tồn mãi mãi của Tiếng Việt - thứ ngôn ngữ giản dị mà thiêng liêng của người Việt Nam. Dù có trải qua bao thăng trầm, dù cho có bị xâm lược thì tiếng Việt vẫn nghe – nói, luôn luôn được truyền lại cho con cháu sau này thứ tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam.
- Theo em, Văn hóa là những cái còn lại khi tất cả cái khác mất đi. Mất lãnh thổ, chủ quyền có thể đấu tranh lấy lại, giành lại được; nhưng mất văn hóa là mất tất cả, mất vĩnh viễn. Vì vậy, dân ta đã giữ được nét văn hóa vốn có của người Việt sau ngần ấy năm bị phong kiến đô hộ. Điều đó đã tạo nên giá trị “Ta vẫn là ta” sau hơn mười thế kỉ mất nước.