Giải chi tiết chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới bài 2 Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Giải bài 2 Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi sách chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Hãy kể tên một số công nghệ được ứng dụng trong chăn nuôi mà em biết. Mục đích của việc ứng dụng các công nghệ này là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Một số công nghệ được ứng dụng trong chăn nuôi mà em biết: chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử, cấy truyền phôi, thụ tinh trong ống nghiệm,...

Mục đích của việc ứng dụng các công nghệ này là:

  • Rút ngắn thời gian chọn tạo giống.
  • Giảm chi phí.
  • Giảm công lao động.

1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH SẢN TRONG CHỌN VÀ TẠO GIỐNG VẬT NUÔI

1.1. Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử

Câu hỏi: Chọn giống vật nuôi dựa vào chỉ thị phân tử là gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Chọn giống vật nuôi dựa vào chỉ thị phân tử là: quá trình chọn lọc gián tiếp, sử dụng thông tin từ các gene đánh dấu (genetic marker) để xác định cấu trúc di truyền (kiểu gene) và dự đoán năng suất của vật nuôi.

Luyện tập 1

Câu hỏi: Quan sát Hình 2.1, hãy cho biết phương pháp chọn lọc MAS được ứng dụng ở bước nào trong chọn lọc giống bò sữa năng suất cao.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 2.1. Ứng dụng MAS trong chọn lọc giống bò sữa năng suất cao

Hướng dẫn trả lời:
Phương pháp chọn lọc MAS được ứng dụng ở bước thứ 3: Kiểm tra đời sau: dựa vào MAS để chọn các con bê cái có mang gene sản xuất sữa cao -> sử dụng làm giống.

Câu hỏi: Trong chăn nuôi, công nghệ MAS được ứng dụng để chọn lọc những tính trạng nào? Hãy nêu ưu điểm của phương pháp chọn lọc này.

Hướng dẫn trả lời:

Trong chăn nuôi, công nghệ MAS được ứng dụng để chọn lọc những tính trạng: có hệ số di truyền thấp, chỉ số kiểm tra được ở đời sau (sản lượng sữa, thời gian cho sữa, sức khỏe, khả năng sinh sản), các tính trạng không có sẵn tại thời điểm chọn lọc (năng suất, chất lượng thịt), các tính trạng có tính rủi ro và chi phí cao (kháng stress, kháng bệnh).

Ưu điểm của phương pháp chọn lọc này:

  • Cải thiện các tính trạng mong muốn (năng suất cao, kháng bệnh,...).
  • Tăng cơ hội chọn lọc đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp; những tính trạng mà việc xác định kiểu hình khó khăn, tốn kém hoặc chỉ có thể thực hiện được ở những thế hệ sau.

1.2. Cấy truyền phôi

Câu hỏi 1: Công nghệ cấy truyền phôi được ứng dụng trong chăn nuôi bò với mục đích gì?

Hướng dẫn trả lời:

Công nghệ cấy truyền phôi được ứng dụng trong chăn nuôi bò với mục đích: giúp tăng năng suất chăn nuôi, cải thiện khả năng sinh sản và giảm nguy cơ lây bệnh trong quá trình nhân giống.

Câu hỏi 2: Kĩ thuật gây rụng nhiều trứng đóng vai trò gì trong công nghệ cấy truyền phôi?

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của kĩ thuật gây rụng nhiều trứng trong công nghệ cấy truyền phôi là: thu được nhiều phôi, tăng năng suất chăn nuôi.b

Vận dụng

Câu hỏi: Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi trong chăn nuôi ở Việt Nam: Việt Nam áp dụng vào công nghệ cấy truyền phôi ở bò sữa.

Cấy truyền phôi bò đã được nghiên cứu, ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 1980 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Kim Giao đã thành công trong kỹ thuật cấy truyền phôi trên bò (1994) và kỹ thuật cắt phôi tạo ra 2 con bê sữa từ một trứng (2002). Cho đến nay, một số kỹ thuật đã được công bố gồm:

Số phôi thu được trên một lần xử lý là 3,3 phôi. 74,7% số phôi thu được có thể sử dụng cho cấy truyền phôi.

Tỷ lệ thành công khi cấy phôi tươi là 27 - 29%, phôi đông lạnh 40 - 45%. Trung bình khoảng 35%.

Tỷ lệ bò đẻ bình thường so với bò mang thai từ cấy phôi khoảng 80% (mất phôi, sảy thai, đẻ non khoảng 20%).

Số trứng thu được từ một bò trên một lần xử lý 6 - 11 trứng, trung bình 7 trứng.

Kết quả nuôi trứng chín đạt 70 - 79%, trung bình 75%.

Tỷ lệ thụ tinh invitro 23,1 - 50,6%, trung bình 35%.

Tỷ lệ hợp tử phát triển đến phôi dâu và phôi nang 19,6 - 32,4%, trung bình 26%.

Tỷ lệ cắt thành công phôi dâu và phôi nang sớm 56,6%.

Tỷ lệ thụ tinh invitro từ tinh bò phân biệt giới tính đạt 29,9%. Tỷ lệ tạo dâu và phôi nang đạt 35%.

Luyện tập

Câu hỏi: Hãy hoàn thiện các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở Hình 2.2.

Hãy hoàn thiện các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở Hình 2.2

Hình 2.2. Quy trình cấy truyền phôi trong nhân giống bò thịt

Hướng dẫn trả lời:

Hoàn thiện các bước:

2. Gây rụng nhiều trứng ở con cái cho phôi.

3. Gây động dực đồng pha cho con cái nhận phôi.

4. Phối giống cho con cái cho.

5. Thu hoạch phôi.

6. Cấy truyền phôi cho con cái nhận.

7. Con cái nhận mang thai và sinh ra đàn con mang đặc điểm di truyền tốt từ con cái cho trứng.

1.3. Thụ tinh trong ống nghiệm

Câu hỏi 1: Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm là gì? Hãy nêu vai trò của kĩ thuật này trong chăn nuôi.

Hướng dẫn trả lời:

Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm là: công nghệ được ứng dụng để tạo phôi trong phòng thí nghiệm từ trứng của con cái có thành tích di truyền tốt với tinh trùng của con đực có năng suất cao.

Vai trò của kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm trong chăn nuôi: giúp rút ngắn thời gian nhân giống, tăng nhanh số lượng.

Câu hỏi 2: Hãy nêu ưu và nhược điểm của công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm trong nhân giống bò sữa và lợn.

Hướng dẫn trả lời:

Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm trong nhân giống bò sữa:

Ưu điểm:

  • Rút ngắn thời gian nhân giống.
  • Tăng nhanh số lượng ở bò sữa cao sản.

Nhược điểm:

  • Chi phí kĩ thuật thực hiện khá cao.
  • Đòi hỏi kĩ thuật viên có chuyên môn.

Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm trong nhân giống lợn:

Nhược điểm:

  • Ứng dụng thụ tinh trong ống nghiệm ở lợn cho hiệu quả thấp.

Luyện tập

Câu hỏi: Hãy mô tả quy trình thụ tinh trong ống nghiệm cho bò ở Hình 2.3.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 2.3. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm trong nhân giống bò sữa năng suất cao

Hướng dẫn trả lời:

Mô tả quy trình thụ tinh trong ống nghiệm cho bò:

1. Chọn bò cái cho trứng có năng suất sữa cao. Chọn bò đực cho tinh thuộc giống có năng suất sữa con.

2. Thu trứng non từ bò cái cho trứng.

3. Nuôi trứng chín.

4. Kết hợp giữa trứng chín với tinh trùng ở bò đực để thụ tinh trong ống nghiệm.

5. Cấy truyền phôi cho bò cái nhận.

6. Bò cái nhận mang thai, sinh ra đàn con có năng suất sữa cao.

Vận dụng

Câu hỏi: Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm được ứng dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm được ứng dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam: Trang trại bò áp dụng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu tiên ở Việt Nam -Tập đoàn TH True milk

Tại Việt Nam, việc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho gia súc cũng đã được một số đơn vị như Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Nông nghiệp hay trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Thế nhưng, tất cả những cơ sở này mới chỉ làm mang tính chất nghiên cứu với nhiều loại gia súc khác nhau. Còn làm riêng ở bò sữa và áp dụng vào thực tiễn thì cho đến nay mới chỉ có Tập đoàn TH - doanh nghiệp hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi như: Có cụm trang trại chăn nuôi hiện đại, công nghệ cao; có đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con, trong đó có những bò với tiềm năng di truyền tốt; trang thiết bị công nghệ cao đồng bộ, hiện đại; những cánh đồng nguyên liệu rộng lớn,…

Việc áp dụng công nghệ IVF không chỉ có ý nghĩa lớn đối với Tập đoàn TH, mà còn đối với ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Lý do là công nghệ này sẽ giúp nhân giống nhanh, chủ động được việc sản xuất bò sữa giống với giá thành chỉ bằng 1/2 - 2/3 bò sữa nhập khẩu; giảm chi phí nhập khẩu; giảm bệnh tật ở bò từ nước ngoài du nhập vào; biết rõ chất lượng bò sữa giống.

Ngoài năng suất, bò sữa ra đời từ phôi thụ tinh ống nghiệm còn có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường sống nóng ẩm ở Việt Nam. TH chăn nuôi bò sữa tốt, đương nhiên ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam cũng sẽ tốt hơn nhờ năng suất sữa cao hơn, chất lượng sữa tốt hơn, cung cấp giống bò sữa tốt cho người chăn nuôi bò sữa toàn quốc…

TH chỉ chọn 3,5 - 10% trong tổng đàn với những con bò sữa tốt nhất để thực hiện IVF. Theo từng năm, năng suất và chất lượng giống sẽ được nâng lên cao. Từ đó, TH không chỉ cung cấp phôi đông lạnh và con giống cho các trang trại của mình mà còn cung cấp cho các trang trại bò sữa, thậm chí xuất khẩu đi các nước.

2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LÊN MEN LỎNG TRONG CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Câu hỏi: Công nghệ lên men lỏng là gì? Công nghệ này được áp dụng để chế biến thức ăn cho đối tượng vật nuôi nào?

Hướng dẫn trả lời:

Công nghệ lên men lỏng là: quá trình lên men thức ăn dạng lỏng nhờ vi khuẩn lactic và nấm men để hình thành các acid hữu cơ (latic acid, acetic acid,...), làm thức ăn có vị chua nhẹ.

Công nghệ này được áp dụng để chế biến thức ăn cho đối tượng vật nuôi: chăn nuôi lợn.

Luyện tập

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 2.4, hãy nêu quy trình lên men lỏng thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh.

Quan sát Hình 2.4, hãy nêu quy trình lên men lỏng thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh

Hình 2.4. Quy trình lên men lỏng thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh

Hướng dẫn trả lời:

Quy trình lên men lỏng thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Thức ăn tinh: cám gạo, bột ngô, sắn,...
  • Thức ăn xanh: rau, cỏ, bèo băm nhỏ.
  • Dụng cụ: thùng hoặc bể xây hoặc hệ thống lên men tự động.

Bước 2: Phối trộn nguyên liệu:

  • Tỉ lệ thức ăn tinh với thức ăn xanh từ 1:1,5 đến 1:4.
  • Trộn đều nguyên liệu với men vi sinh (giống khởi động).

Bước 3: Lên men:

  • Cho nguyên liệu đã trộn vào thùng hoặc bể -> thêm nước theo tỉ lệ 1kg thức ăn: 2-2,5kg nước -> khuấy đều -> đậy nắp.
  • Nhiệt độ: 25-30oC.
  • Thời gian lên men: 2 ngày.

Bước 4: Đánh giá chất lượng và cho ăn:

  • Cảm quan: mùi thơm, chua nhẹ, thức ăn có màu từ vàng nhạt đến vàng nâu đậm, pH < 5,0.
  • Cho ăn: có thể phối trộn thêm với các nguyên liệu khác.

Câu hỏi 2: Mô tả hoạt động của hệ thống cung cấp thức ăn lên men lỏng và hệ thống cho ăn tự động ở Hình 2.5.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

 

Hình 2.5. Sơ đồ hoạt động của hệ thống lên men lỏng và hệ thống cho ăn tự động

Hướng dẫn trả lời:

Mô tả hoạt động của hệ thống cung cấp thức ăn lên men lỏng và hệ thống cho ăn tự động:

  • Chuẩn bị nguyên liệu khô (cám, bột ngô,...), dụng cụ (hệ thống lên men tự động).
  • Trộn tỉ lệ thức ăn, nước và nguyên liệu lỏng vào bồn trộn lên men.
  • Từ bồn trộn lên men bơm thức ăn đến chuồng nuôi.

Vận dụng

Câu hỏi: Dựa trên quy trình công nghệ lên men lỏng, hãy áp dụng để chế biến thức ăn lên men cho lợn dựa trên các nguyên liệu có sẵn tại địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cám gạo, khoai, bã bia, bã đậu,...
  • Rau muống, dọc khoai, cỏ voi,...
  • Bột ngô, bột sắn.
  • Khoai, bí đỏ,...

Bước 2:

Sơ đồ chế biến thức ăn lên men lỏng cho các khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh:

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Sơ đồ chế biến thức ăn lên men lỏng cho các nguyên liệu thức ăn tinh và thức ăn thô:

3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG BỆNH, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

3.1. Sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi

Câu hỏi 1: Hãy nêu các công nghệ và kĩ thuật mới được ứng dụng trong sản xuất vaccine.

Hướng dẫn trả lời:

Các công nghệ và kĩ thuật mới được ứng dụng trong sản xuất vaccine:

  • Công nghệ vaccine tải tổ hợp.
  • Kĩ thuật tạo giống virus trao đổi gene (reassortant virus).

Câu hỏi 2: Vaccine cổ điển sử dụng toàn bộ tế bào vi khuẩn hoặc virus, còn vaccine sản xuất theo công nghệ mới sử dụng nguồn kháng nguyên gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Vaccine sản xuất theo công nghệ mới sử dụng nguồn kháng nguyên: nucleic acid (DNA, RNA) hoặc các đoạn gene, protein.

Luyện tập

Quan sát Hình 2.6 và cho biết:

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 2.6. Các quy trình công nghệ sản xuất vaccine cúm gia cầm

Câu hỏi 1: Quy trình nào là quy trình ứng dụng công nghệ mới?

Hướng dẫn trả lời:

Quy trình ứng dụng công nghệ mới là:

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Câu hỏi 2: Loại vaccine thu được của mỗi quy trình?

Hướng dẫn trả lời:

  • Loại vaccine thu được của mỗi quy trình là: vaccine từ trứng gà có phôi, vaccine từ tế bào, vaccine tái tổ hợp.

Vận dụng

Câu hỏi: Nếu em là người quản lí phòng thí nghiệm nghiên cứu về vaccine thì em sẽ đưa ra những quy định gì để đảm bảo an toàn các cán bộ nghiên cứu.

Hướng dẫn trả lời:

Những quy định để đảm bảo an toàn các cán bộ nghiên cứu:

  • Tuân thủ các yêu cầu về an toàn sinh học (khử trùng, quản lí chất thải,...).
  • An toàn lao động.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì.

3.2. Sản xuất kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi

Câu hỏi: Kháng sinh được sản xuất bởi những vi sinh vật nào? Công nghệ nào được ứng dụng trong sản xuất kháng sinh ở quy mô công nghiệp?

Hướng dẫn trả lời:

Kháng sinh được sản xuất bởi những vi sinh vật:

  • Kháng sinh từ vi khuẩn Bacillus: Bacitracin, Polymyxin, Tyrothricin,...
  • Kháng sinh từ xạ khuẩn Streptomyces: Streptomycin, Kanamycin, Tetracycline,..
  • Kháng sinh từ nấm mốc: Penicillin từ nấm Penicillium.

Công nghệ được ứng dụng trong sản xuất kháng sinh ở quy mô công nghiệp là công nghệ lên men.

Luyện tập

Câu hỏi: Mô tả tóm tắt quy trình sản xuất Penicillin công nghiệp ở Hình 2.7.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 2.7. Quy trình sản xuất Penicillin công nghiệp

Hướng dẫn trả lời:

Mô tả tóm tắt quy trình sản xuất Penicillin công nghiệp:

Bước 1: Nuôi cấy giống trong phòng thí nghiệm.

Bước 2: Chuẩn bị môi trường.

Bước 3: Lên men sản xuất Penicillin.

Bước 4: Thu hoạch Penicillin.

Bước 5: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm.

Luyện tập

Câu hỏi: Hãy mô tả hoạt động của hệ thống biogas ở Hình 2.8.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 2.8. Hệ thống hầm biogas trong trang trại chăn nuôi

Hướng dẫn trả lời:

Mô tả hoạt động của hệ thống biogas:

  • Từ chất thải chăn nuôi được thu gom vào hầm biogas.
  • Vi sinh vật trong hầm biogas lên men kị khí phân hủy chất thải.
  • Các sản phẩm hình thành chuyển hóa thành acid hữu cơ bay hơi và được vi khuẩn acetate hóa phân giải tiếp.
  • Khí methane sinh ra được sử dụng làm nhiên liệu đun nấu, chạy máy phát điện. Nước thải biogas sau xử lí được tái sử dụng để tưới cây trồng.

Luyện tập

Câu hỏi: Hãy kể tên các kiểu hầm biogas đang sử dụng trong chăn nuôi hiện nay ở Hình 2.9 - 2.11. Các kiểu hầm biogas này phù hợp với kiểu chuồng chăn nuôi nào?

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hướng dẫn trả lời:

Hãy kể tên các kiểu hầm biogas đang sử dụng trong chăn nuôi hiện nay:

  • Hầm biogas xây bằng gạch.
  • Hầm composite.
  • Hầm biogas dạng phủ bạt HDPE.

Các kiểu hầm biogas này phù hợp với kiểu chuồng chăn nuôi: trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp.

4.2. Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học

Câu hỏi: Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học là gì? Vì sao phương pháp này được áp dụng trong chăn nuôi?

Hướng dẫn trả lời:

Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học là: công nghệ sử dụng các tổ hợp vi sinh vật hữu ích, được đưa vào lớp độn lót nền chuồng giúp phân giải chất hữu cơ trong chất thải ngay tại chuồng nuôi.

Phương pháp này được áp dụng trong chăn nuôi vì tăng hiệu quả xử lí chất thải, giảm mùi và ức chế các vi khuẩn gây hại.

Luyện tập

Câu hỏi: Hãy mô tả mô hình chuồng nuôi sử dụng đệm lót sinh học trong Hình 2.12.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

 

Hình 2.12. Mô hình chuồng nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Hướng dẫn trả lời:

Mô tả mô hình chuồng nuôi sử dụng đệm lót sinh học:

  • Độ dày của đệm lót: dao động 40 - 90cm, được chia làm 2-3 lớp dễ quản lí và bảo dưỡng.
  • Chuồng nuôi gồm có: vòi nước nhỏ giọt, quạt trần, đầu phun sương, máng chứa thức ăn, rào ngăn và lối đi.
  • Nguyên liệu: mùn cưa, vỏ trấu, vi sinh vật hoặc vật liệu khác, lõi ngô; đất; đệm.

Vận dụng

Câu hỏi: Quan sát sơ đồ quy trình Hình 2.13, hãy thiết kế quy trình làm đệm lót sinh học cho một chuồng nuôi lợn thịt dựa trên các nguyên liệu sẵn có tại địa phương em.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 2.13. Quy trình làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt

Huống dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo mẫu sau:

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 bài 2, giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 sách cánh diều bài 2, Giải bài 2 Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi,bài 2 Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net